Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/07/2024, 11:00 AM

Ngôi cổ tự mang danh “vắng như chùa Bà Đanh” ở Hà Nam

Chùa Bà Đanh là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hà Nam. Với lịch sử hàng trăm năm, nơi này gắn liền với câu nói dân gian “vắng như chùa Bà Đanh”.

Chùa Bà Đanh nổi tiếng không phải vì nơi này có đông người tìm về hành hương, mà được biết đến bởi câu ví von “vắng như chùa Bà Đanh”.

Với tổng diện tích khoảng 10 hec-ta, khuôn viên chùa là một tổng thể gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Với tổng diện tích khoảng 10 hec-ta, khuôn viên chùa là một tổng thể gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật với gần 40 gian nhà lớn nhỏ. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Theo trang thông tin TTXTDL Hà Nam, sự vắng vẻ, tĩnh lặng của chùa một phần là do trước đây chùa nằm ở xa khu dân cư, ba mặt là sông, chỉ có lối vào là đường rừng rậm nhưng lại có nhiều thú dữ. Cách an toàn duy nhất để vào chùa là chèo thuyền qua sông Đáy. Tuy nhiên, vì bất tiện nên người đến chùa rất thưa thớt. Ngày nay, đường đi đã thuận lợi hơn, nhiều khách tham quan nên chùa không còn vắng vẻ như xưa.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Chùa Bà Đanh còn có tên chữ là Bảo Sơn Tự, nằm ở thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, được xếp hạng là di tích cấp quốc gia vào năm 1994. Cũng như bao ngôi chùa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là thờ Phật, chùa Bà Đanh còn tín ngưỡng thờ “Tứ Pháp”, gồm thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện). Đây là bốn vị thần có ảnh hưởng quyết định đến nền sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên của người Việt xưa.

Trong chùa hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Trong chùa hiện lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Chùa quay mặt hướng Tây Nam ra sông Đáy. Phía ngoài cùng giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan chùa. Khuôn viên chùa có diện tích gần 10 hec-ta, bao quanh chùa là những tán cây rậm rạp, xanh tươi. Ngay trước cửa chùa là bến nước, có cây đa cổ thụ với những tán lá sum suê cạnh bên.

Bến nước, cây đa trước chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Bến nước, cây đa trước chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Qua cổng tam quan là khu vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên. Nhà bái đường gồm năm gian, nhà trung đường cũng có năm gian. Nhà thượng điện có ba gian, hai bên xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa gỗ lim.

Trải qua thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Bà Đanh còn giữ nguyên được nét cổ kính. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Trải qua thăng trầm cùng thời gian, đến nay chùa Bà Đanh còn giữ nguyên được nét cổ kính. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn.

Nằm ở phía Tây khuôn viên chùa là khu nhà ngang gồm năm gian, trong đó có ba gian làm nơi thờ các vị sư tổ đã trụ trì ở đây. Phía Đông chùa là phủ thờ Mẫu nằm sát với dãy trung đường.

Đường xá thuận lợi hơn, du khách gần xa dễ dàng tìm đến ngôi cổ tự này. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Đường xá thuận lợi hơn, du khách gần xa dễ dàng tìm đến ngôi cổ tự này. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Lễ hội truyền thống chùa Bà Đanh là lễ hội tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu, thờ thần, được tổ chức từ 15 đến 17 tháng 2 Âm lịch nhằm tri ân Đức Thánh Bà – Pháp Vũ – vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Lễ hội chùa Bà Đanh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019.

Dãy hành lang trong chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Dãy hành lang trong chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Năm 1994, Chùa Bà Đanh đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một góc cổ kính của chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Một góc cổ kính của chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Chùa có nhiều cây cổ thụ xanh mát. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Chùa có nhiều cây cổ thụ xanh mát. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Vườn tháp trong chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Vườn tháp trong chùa. Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Ảnh: Nguyễn Hồng Sơn

Theo TTXTDL Hà Nam.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang

Chùa Việt 08:45 12/09/2024

Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ.

Ngôi chùa cổ bình yên có cây thị gần 400 năm tuổi linh thiêng ở Hà Nam

Chùa Việt 16:00 05/09/2024

Chùa Cây Thị ở Hà Nam điểm đến tâm linh thu hút hàng triệu người dân và Phật tử về tham quan, chiêm bái. Điểm nhấn của ngôi chùa chính là cây thị với niên đại gần 400 năm tuổi nằm ngay trong khuôn viên chùa.

Chùa Tiêu, ngôi cổ tự ghi dấu và chứa đựng giá trị văn hóa lịch sử ở Bắc Ninh

Chùa Việt 10:25 04/09/2024

Đất Kinh Bắc được coi là chiêc nôi của Phật giáo của Việt Nam với nhiều ngôi chùa hàng nghìn năm tuổi. Trong đó, có chùa Tiêu nằm ở lưng chừng núi Tiêu, thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tĩnh lặng chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 11:47 26/08/2024

Chùa Thiên Mụ, một danh lam cổ kính nằm bên dòng sông Hương, hiện lên giữa bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng đất cố đô Huế. Ngay từ khoảnh khắc bước chân lên con đường dẫn vào chùa, một cảm giác yên bình và tĩnh lặng len lỏi vào tâm hồn.

Xem thêm