Kinh Mi Tiên vấn đáp: Nước mắt nào là thuốc? Nước mắt nào là độc dược?
- Thưa đại đức, trẫm có nghe các bậc hiền trí nói rằng, trên thế gian này có 2 loại nước mắt. Một loại nước mắt có khả năng trị bệnh như một liều thần dược vì nó làm cho mát mẻ và sảng khoái tinh thần. Một loại nước mắt khác thì như độc dược, nguy hểm vô cùng.
Việc ấy có không, và nếu có, thì tại sao lại có chuyện lạ lùng như thế?
- Chuyện có đấy, tâu đại vương!
- Xin đại đức giảng cho nghe.
- Nước mắt do uất ức, hận thù, do sầu bi khổ ưu não...là loại nước mắt được xúc cảm, bị thiêu đốt bởi tham luyến, sân hận và si mê… mà tiết ra, trào vọt ra; nước mắt ấy chả khác gì độc dược. Nhưng nước mắt ứa ra được xúc cảm bởi các trạng thái thâm cao thượng, như nghe pháp, như phỉ lạc trong thiền định, niềm hỷ hoan tinh thần, tâm bi mẫn đối với đau khổ của chúng sanh…; thì đó là loại nước mắt mát mẻ do hỷ, phỉ, bi mà có, nên nó đúng là liều thần dược, tâu đại vương!
- Thật là hay, thật là bổ ích.
Lời bàn:
Dựa vào đoạn kinh mà quán chiếu rộng ra, những mối quan hệ khiến ta luôn có trạng thái uất ức, sầu bi, là những mối quan hệ độc hại. Môi trường nào khiến ta sống trong sự giận dữ, oán hờn, bức bối, sân si.. đều không phải môi trường lí tưởng để ta rèn dũa thân tâm và vun trồng căn lành.
Khoa học gần đây cũng đã chứng minh cho sự chuẩn xác của nội dung mà Mi Tiên đại đức nói từ tận thế kỉ thứ 2 TCN; khi công bố rằng dù bề ngoài trông giống hệt nhau, nhưng nước mắt phát khởi từ cảm xúc và tình huống khác nhau lại có cấu trúc và thành phần vô cùng khác biệt. Như vậy có thể thấy sự ảnh hưởng và phản ánh mật thiết giữa những loại nước mắt và chân tâm chúng ta.
Các nghiệp ta gieo trồng đều ươm mầm từ mảnh vườn tâm. Nếu đất tâm không được vun xới, bảo dưỡng, bồi đắp bằng những năng lượng tích cực và thiện lành, thì những hạt giống thiện nghiệp không đủ yếu tố để phát triển đơm hoa; ngược lại, những hạt mầm xấu ác sinh ra từ tam độc tham sân si được tưới tẩm bởi những giọt nước mắt từ đau thương bi phẫn sẽ dễ dàng có cơ hội phát tiết, dẫn ta làm ra những hành động sai lầm, lâu dần sa đoạ vào những đường ác.
Biết rằng để có được thân người là phước đức lớn lao và quý báu, khi có thân này hãy tận dụng thời cơ để tu học và phát triển mình theo hướng cao đẹp hơn. Hãy để quán chiếu nội tâm trong chánh niệm tỉnh thức để phân biệt đâu là môi trường cho ta xúc cảm ra những giọt nước mắt thần dược, tựa cam lồ nâng đỡ tâm hồn ta vươn lên con đường tốt đẹp. Chứ đừng phí phạm thời gian và bản thân vào những môi trường xấu để bị ép ra những giọt nước mắt độc dược, thiêu đốt tâm hồn ta và xiềng xích ta trong ngục tù của tham sân si.
*Bài viết có tham khảo tài liệu khoa học về sự khác nhau giữa nước mắt hạnh phúc và nước mắt đau khổ:
- Tuấn Anh (Dịch từ Daily Mail, 2015), “Thành phần nước mắt phụ thuộc vào nguyên nhân khóc.” https://vietnamnet.vn/thanh-phan-nuoc-mat-phu-thuoc-vao-nguyen-nhan-khoc-248579.html
- VTC News (2014), “ Cấu trúc kì diệu bên trong giọt nước mắt con người.” https://vtc.vn/cau-truc-ki-dieu-ben-trong-giot-nuoc-mat-con-nguoi-ar156485.html
- Konstantin Lapshin (Ironyoflife.com, 2020), “ Are happy tears different from sad tears?” https://ironyoflife.com/are-happy-tears-different-from-sad-tears/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Lửa Cháy (Aditta-pariyaya Sutta)
Kinh Phật 14:35 06/11/2024Vài tháng sau khi giác ngộ, Ðức Phật giảng bài pháp nầy cho 1000 tu sĩ theo phái thờ thần lửa. Qua lối giảng siêu việt của Ngài, Ðức Phật đã dùng ví dụ về lửa cháy (lửa tham, sân, si) để dạy về tâm xả ly đối với các cảm thọ qua sáu căn.
Kinh Thiên sứ
Kinh Phật 06:26 31/10/2024Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo (tóm tắt): "Này các Tỳ Kheo! Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một Sa Môn hay Bà La Môn nào khác. Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Ta thấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".
Kinh Điều Ngự
Kinh Phật 23:40 28/10/2024Trung Bộ Kinh chép: Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháp tu hành, Phật dạy:
Phật nói kinh vô thường
Kinh Phật 14:45 03/10/2024Tôi nghe như vậy. Một thời Phật tại thành Thất la phiệt nơi rừng Thệ đa, vườn Cấp cô độc. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng trong các thế gian có ba pháp không thể yêu, không trong sạch, không thể muốn, không vừa ý. Ba pháp là gì?
Xem thêm