Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/12/2013, 09:03 AM

Người chết siêu thoát hay không do nghiệp lực

Cũng như nghi lễ cầu an, nghi thức cầu siêu gồm 3 phần: khóa lễ, chính kinh và hồi hướng. Hình thức này chủ yếu được tụng vào các dịp lễ tang, cúng giỗ, cúng cô hồn cho các hương linh chết oan, chết tự vẫn, chết bất đắc kỳ tử mà chưa được siêu thoát do nghiệp chướng hoặc thiếu sự gia trì của Tam bảo.

Nghi lễ cầu siêu xuất phát từ việc tôn giả Mục Kiền Liên làm trai đàn để cứu độ vong linh của thân mẫu đang bị cảnh khổ não dưới địa ngục vào ngày tự tứ Rằm tháng 7.  Do vậy, theo Hòa thượng Thích Gia Quang - Phó chủ tịch HĐTS TƯGHPGVN, nếu cầu an là mong những điều tốt lành đến với những người còn sống thì cầu siêu là để cầu mong cho những người đã mất được siêu thoát về một thế giới tốt lành hơn. Tuy nhiên, nghi lễ cầu siêu chỉ được tổ chức tại các nước theo truyền thống Bắc phương Phật giáo tức là Phật giáo Đại thừa.
 Ảnh minh họa
Dùng ảnh hưởng oai lực của câu Kinh tiếng kệ, bằng rung động của tình thương để dẫn dắt những linh hồn còn bơ vơ biết đường mà tìm về cõi giác. “Từ một nghi lễ của Phật giáo, hiện nay cầu siêu dần dà đi vào đời sống của con người Việt vì nó phù hợp với truyền thống tốt đẹp của văn hóa và tín ngưỡng của người nhân dân ta” - HT Thích Gia Quang nhấn mạnh.

Mặc dù, nghi lễ cầu siêu là một hình thức bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính hay thương xót nguời đã khuất song nghi lễ của Phật giáo không phải là một tập tục mà xuất phát từ tinh thần độ sinh. Cho nên những chuyện bày biện màu mè, hình thức âm thanh sắc tướng không phải là nghi lễ của Phật giáo.

Trong một bài pháp thoại, Thượng tọa Thích Chân Quang (Viện chủ Thiền tôn Phật Quang - Bà Rịa Vũng Tàu) cho rằng: “Việc cầu siêu là cần thiết, là nếp sống nhân bản rất đáng tôn trọng nhưng phải làm đúng cách mới mang lại lợi lạc cho cả người còn đang sống và người đã mất. Bởi cầu siêu nhằm cho âm siêu dương thới”. Siêu thoát do nghiệp lực Khi nói đến Phật giáo là phải nói đến thuyết: Vô ngã, Vô thường và Nhân quả. Mặc dù cầu siêu là nghi lễ của Phật giáo, tuy nhiên hương linh có siêu thoát được hay không là do nghiệp lực của mình. 

Theo giáo lý nhà Phật, tất cả chúng sinh đã từng có nhân duyên nghiệp lực với nhau nhiều đời kiếp trong chốn sinh tử này. Do vậy, trong Kinh Trường Bộ, đức Phật dạy: “Vô thỉ luân hồi, này các Tỳ - kheo, không dễ gì tìm thấy một chúng sinh trong một thời gian dài lại không một lần nào làm mẹ, làm cha”.

“Nhân sinh đều từ nghiệp mà sinh ra. Nghiệp ấy do tâm tạo, chuyển nghiệp cũng từ tâm mà chuyển. Khổ đau hay hạnh phúc thì do nghiệp quyết định. Do vậy ý nghĩa cầu siêu, cứu giúp người âm thoát khỏi khổ đau có hiệu quả hay không là do tâm lượng con người quyết định” - Theo Tỳ kheo Thích Đức Trí (chùa Tam Bảo - Mỹ).

Do vậy, nếu khi còn sống, chúng ta gieo trồng những điều lành thì sẽ nhận được thiện nghiệp, còn ngược lại chúng ta sẽ nhận ác nghiệp. Đó chính là nghiệp lực của hương linh cần cầu siêu. Ngoài nghiệp lực ra, khi cầu siêu chúng ta phải có tâm thành kính, có tình thương và lòng kính trọng người đã mất.

Tình thương đó phải chân thành, biết đau xót và rung cảm trước cảnh khổ đau của người đã qua đời. Ví như ai đã từng đọc kinh Vu lan mới thấy giọt nước mắt của Tôn giả Mục Kiền Liên đã khóc vì thương mẹ đến cầu Phật chỉ dạy pháp cứu độ. “Đặc biệt là phải nhận thức rõ người qua đời mong mỏi điều gì và đời sống người sau khi chết ra sao thì nên đọc kinh điển Đại thừa như Kinh Vu lan; Kinh Địa tạng; văn Thủy sám và Lương hoàng sám” - Tỳ kheo Thích Đức Trí nhấn mạnh.

Cũng theo thầy Đức Trí thì người có đức hạnh từ bi thì có phước đức trong đời sống. Tín ngưỡng cầu siêu trong Phật giáo có nhiều lợi ích nhưng quan trọng nhất là giới thiệu cho mọi người nhận thức về thế giới quan của Phật giáo Đại thừa.

Bùi Hiền

TIN, BÀI LIÊN QUAN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm