Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 19/03/2019, 17:00 PM

Người chồng trẻ viết tiếp câu chuyện hiến tạng cứu người

Trong suốt thời gian vừa qua những câu chuyện về hiến tạng cứu người đã không khỏi làm chúng ta xúc động. Bởi, đằng sau mỗi người lại có mỗi hoàn cảnh đặc biệt riêng. Và mới đây hình ảnh người vợ trẻ tiễn biệt trước khi hiến tạng chồng đã khiến nhiều người nghẹn ngào.

>>Gieo mầm thiện

Phút tiễn biệt của người vợ trẻ trước khi hiến tạng chồng

4h sáng 9/3, không khí yên tĩnh bao trùm phòng cấp cứu Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Nằm trên giường bệnh là anh Nguyễn Văn Chính 30 tuổi, bị tai nạn giao thông được chuyển vào viện.

Bài liên quan

Bác sĩ thông báo bệnh nhân Nguyễn Văn Chính đã chết não, không còn nhận ra những người thân đang đứng bên cạnh: bố mẹ, em trai, và hơn hết là người vợ - chị Nguyễn Phương Oanh, đang mang trong bụng đứa con mới hơn 2 tháng thai. Lúc đó, cán bộ của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia gặp chị Oanh, chia sẻ một vài điều về hiến tạng. Chị dừng lại, nghĩ rất lâu.

"Tôi hay xem báo, đọc mạng, biết về hiến tạng rồi. Tôi cũng được cán bộ Trung tâm ghép tạng chia sẻ trường hợp anh Dương Hồng Quý ở Ninh Bình. Tôi và mẹ đẻ luôn nói rằng khi ra đi, nên hiến tạng cho người khác sống. Người đầu tiên tôi gọi điện hỏi ý kiến là mẹ đẻ, bà đồng ý và giục tôi đồng ý" - Oanh nói.

Nhưng không phải ai cũng quyết định nhanh được như thế. Mất một khoảng thời gian để Oanh thuyết phục gia đình chồng.

Người vợ trẻ 9X đã có quyết định dũng cảm khi thuyết phục từng người trong gia đình đồng ý hiến toàn bộ nội tạng của chồng để cứu người.

Người vợ trẻ 9X đã có quyết định dũng cảm khi thuyết phục từng người trong gia đình đồng ý hiến toàn bộ nội tạng của chồng để cứu người.

"Tôi rất hiểu suy nghĩ của bố mẹ chồng, không ai muốn con mình bị động dao kéo khi đã qua đời, rồi những vấn đề tâm linh khác sau khi anh mất nữa. Nhưng tôi nói với bố mẹ rằng người mất thì cũng sẽ về với đất mẹ, nội tạng của chồng còn rất tốt, có thể cứu được 5-6 người khác, thì tại sao không hiến chứ? Vậy là bố mẹ chồng đồng ý" - Oanh nhớ lại.

 Khi ấy chị lại gần nắm tay chồng, áp bàn tay anh vào bụng mình. Em bé trong bụng chỉ mới 9 tuần thai, là đứa con thứ hai của hai vợ chồng.

 "Mẹ tin chồng mình đồng cảm với quyết định của mẹ. Mẹ tin mẹ đã hiểu được lời nhắn nhủ dù chưa một lần nói ra của bố con. Nếu không, bố đã không "muốn" ra Bệnh viện Việt Đức lần nữa. Bố trở lại bệnh viện là để cứu người đấy" - người mẹ trẻ vừa đặt tay lên bụng, như nói với đứa con còn hoài thai.

Bác sĩ thông báo đã đến lúc đưa anh vào phòng mổ. Nhân viên y tế và gia đình đứng cúi đầu xung quanh giường bệnh anh Nguyễn Văn Chính, tri ân anh một phút mặc niệm. Anh được tiễn biệt sang phòng mổ lấy tạng. Để rồi, 16 tiếng sau, 2 bệnh nhân suy gan, ung thư gan được anh cứu sống. Cùng đó, 2 quả thận, tim của anh cũng được ghép thành công cho 3 người khác.

Người chồng, người bố trẻ đã cứu mạng 5 người

Bài liên quan

Gần 10 ngày kể từ giây phút tiễn biệt chồng, chị Oanh vẫn chưa tin điều đó là sự thật. Anh chị mới cưới nhau được hơn 2 năm. Dù không phải là bố đẻ nhưng anh Chính - người chị Oanh vẫn luôn nói là "tốt vô cùng" - vẫn luôn quấn quýt, gọi con riêng của chị là bố - con. Bố mất, cậu bé 7 tuổi khóc suốt ngày vì nhớ bố, nhớ một người bạn lớn của mình nên luôn hỏi "Bố đi đâu chưa về"...

Qua đài báo, chị Oanh biết rằng có những người được chồng mình hiến tạng đã hồi phục dần. Anh Chính cũng là trường hợp đầu tiên ở Việt Nam được bác sĩ chia lá gan để ghép cho hai người.

Các đoạn mạch máu của anh Chính cũng được bác sĩ gửi vào Ngân hàng mô lưu giữ để ghép cho những bệnh nhân khác. Nhưng đến nay chị chưa gặp ai, chỉ biết hai người được ghép gan là bé 8 tuổi và người đàn ông 49 tuổi.

Thai phụ trẻ tuổi nói: "Rất muốn găp họ, không phải để nhận lời cảm ơn, mà để được sờ nắn, được cảm nhận nhịp tim, hơi thở, nụ cười của chồng hiển hiện trong con người họ".

Một phần nhỏ lá gan của anh Chính được ghép cho bệnh nhi 8 tuổi ở Hà Nội

Một phần nhỏ lá gan của anh Chính được ghép cho bệnh nhi 8 tuổi ở Hà Nội

Hiến tạng cứu người: Công đức vô lượng

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích. Nếu người hiến tạng có từ tâm muốn tặng “một món quà của cuộc sống”, người đó sẽ đồng ý chấp nhận phẫu thuật khi chết não, tùy thuộc vào quyết định của gia đình bệnh nhân. Vì vậy, khi một người đã đăng ký hiến tặng nội tạng, thẻ hiến tạng như một lời nhắc nhở về sự vô thường. Chúng ta cần phải thức tỉnh và thực hành mặt đối mặt với cái chết mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng của đời người.

Từ câu chuyện của anh Nguyễn Văn Chính cùng tấm lòng từ bi của người vợ trẻ cho chúng ta thấy được trong xã hội ngày nay vẫn còn đó những con người có tấm lòng nhân ái thế, hướng thiện, sẵn lòng hiến dâng để cứu giúp sự sống của người khác.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích.

Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích.

Tấm lòng từ bi, thấu hiểu của vợ anh Chính - người hiểu thay mong ước của chồng là một hành động đẹp và cao cả. Trong đạo Phật gọi đây là làm việc thiện cứu người. Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.

Bài liên quan

Sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tùy theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.

Chúng tôi tin, với sự thiện tâm của vợ chồng anh Chính sẽ sớm được đền đáp, công đức của vợ chồng anh vô cùng lợi lạc mà những người được ghép tạng của anh Chính sẽ ghi nhớ mãi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm