Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 19/11/2020, 16:05 PM

Người đang mang thai hành thiền được hay không?

Hành thiền giúp con người cân bằng tinh thần, mang đến trạng thái an yên và dễ chịu. Tuy nhiên tùy từng đối tượng mà có các phương pháp hành thiền khác nhau. Người đang mang thai có hành thiền được hay không? Nên áp dụng phương pháp như thế nào và phải lưu ý những điều gì?

Tại sao khuyến khích người đang mang thai hành thiền

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó là những băn khoăn, lo lắng thường xuyên xảy ra. Điều này vô tình gây ra những căng thẳng, áp lực, mệt mỏi. Do đó, phụ nữ mang thai rất cần những hoạt động luyện tập tinh thần. Giúp giải phóng cơ thể, cũng như làm giảm nguồn năng lượng xấu bên trong cơ thể. 

Người đang mang thai hành thiền là một điều cần thiết như thế. Thật sự điều này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chúng minh. Đồng thời được kiểm chứng bởi những mẹ bầu thường xuyên hành thiền. 

Việc ngồi thiền dành cho bà bầu góp phần tích cực trong việc cải thiện tinh thần. Đồng thời mang đến sự gắn kết trong từng hoạt động giữa mẹ và bé. Thế nên, nó hoàn toàn có thể áp dụng hằng ngày cho bà bầu. Hơn nữa, trong từng giai đoạn sẽ có những phương pháp thiền khác nhau cho bà bầu. Vừa mang đến sự thư giãn cho mẹ, vừa giúp sự phát triển của thai nhi được tốt hơn. 

Ngồi thiền vừa tác động đến tâm lý, vừa hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Ngồi thiền vừa tác động đến tâm lý, vừa hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Bố thí, trì giới và hành thiền để thanh lọc thân tâm

Người đang mang thai hành thiền sẽ được lợi ích gì?

Ngồi thiền cho bà bầu trước hết là lợi ích về tinh thần. Bởi thiền giúp xua tan những căng thẳng, lo lắng trong tâm lý. Đồng thời mang đến một trạng thái an yên, cân bằng và tĩnh tại hơn. 

Người đang mang thai hành thiền mỗi ngày còn làm tăng lượng Melatonin. Đây là một hormon làm tăng hệ miễn dịch, rất có lợi cho sức khỏe. Nhất là đối với những phụ nữ trong thời kỳ thai sản. 

Bên cạnh đó, thiền còn giúp cải thiện giấc ngủ cho bà bầu. Mang đến một giấc ngủ sâu và dễ chịu hơn. Không những thế, thiền còn giúp hạn chế và ổn định vấn đề tim mạch, huyết áp. Giúp các bà bầu ổn định cơ thể và duy trì huyết áp quân bình.

Ngoài ra, hoạt động ngồi thiền mỗi ngày còn giúp bà bầu vận động cơ thể. Tạo nên sự gắn kết giữa mẹ và bé. Tuy hoạt động này diễn ra từ từ, nhưng trong mọi chuyển động đều thể hiện tình cảm dành cho bé. Hơn hết, nó còn giúp các bé cảm nhận tình yêu thương ngay từ khi còn trong bụng mẹ. 

Việc thiền cho bà bầu là điều cần thiết và nên tiến hành thường xuyên.

Việc thiền cho bà bầu là điều cần thiết và nên tiến hành thường xuyên.

Thực hành thiền và chánh niệm

Người đang mang thai hành thiền cần lưu ý những gì?

Ngồi thiền cho bà bầu mang đến nhiều lợi ích thiết thực Tuy nhiên, khi thực hiện các bài tập cũng cần lưu ý một số điều nhất định. Bởi cơ thể bà bầu đang trong giai đoạn “biến đổi”, hoàn toàn không giống với cơ thể bình thường. 

Cần áp dụng thời gian ngồi thiền phù hợp. Ngồi thiền chỉ hiệu quả khi áp dụng thường xuyên. Do đó nên chú trọng vào việc thiển đều đặn hơn là gò ép thời gian quá mức. 

Thứ hai là về tư thế khi ngồi thiền. Mỗi giai đoạn mang thai sẽ có những bài tập và tư thế thiền phù hợp. Vì vậy, người tập nên chú ý áp dụng đúng phương pháp, tư thế thiền. Đồng thời cần tạo sự thoải mái nhất có thể trong quá trình ngồi thiền. 

Một điều cũng cần đặc biệt lưu ý là về tâm lý. Thiền chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện tinh thần. Do đó, các bà bầu cũng không nên quá đặt nặng vấn đề thiền hiệu quả ra sao. Thay vào đó, hãy nhìn nhận thiền trong việc cân bằng tâm trạng. Cũng như hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, hoang mang tâm lý. 

Hành thiền còn tạo mối liên kết trong hoạt động giữa mẹ và bé.

Hành thiền còn tạo mối liên kết trong hoạt động giữa mẹ và bé.

Phương pháp thực hành thiền dễ nhất mang lại kết quả thù diệu

Việc thiền cho bà bầu là điều cần thiết và nên tiến hành thường xuyên. Ngồi thiền vừa tác động đến tâm lý, vừa hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. 

Thêm vào đó, thiền còn tạo mối liên kết trong hoạt động giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số nguyên tắc khi thiền cho bà bầu. Điều này giúp cho quá trình thiền được tốt hơn và đạt được hiệu quả như mong muốn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào gọi là pháp sư?

Kiến thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Kiến thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Kiến thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Kiến thức 15:37 24/11/2024

Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.

Xem thêm