Thứ tư, 17/06/2020, 14:05 PM

Phương pháp thực hành thiền dễ nhất mang lại kết quả thù diệu

Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm. Nhưng dần dần, sau khi đã thiền được bốn năm mươi giờ, tâm định của bạn sẽ lớn mạnh. Tâm không còn vọng động nhiều nữa mà dính chặt vào đề mục hành thiền của bạn.

Không thể tập trung khi hành thiền thì phải làm sao?

Cách thực hành Bát Chánh Đạo

Khi ngồi thiền, thiền sinh ngồi theo nhiều cách khác nhau. Có thể ngồi theo lối kiết già: hai chân tréo nhau, hai bàn chân đặt lên hai vế; có thể theo lối bán già: chân này đặt lên chân kia hoặc ngồi theo lối tự nhiên thoải mái, hai chân rời nhau không chân nào chồng lên chân nào, chân này để trước chân kia . Để có thể ngồi lâu, ngày nay một số nơi trên thế giới, thiền sinh có thể ngồi trên ghế. Nhưng dầu ngồi xếp bằng hay ngồi trên ghế lưng cũng phải giử thẳng. Mục đích giử thẳng lưng là để sự tinh tấn không bị suy yếu. Thiền sinh cũng không được dựa vào vách hay thành ghế. Tâm phải chú vào đề mục thiền. Dầu thiền Kasina (dùng đối tượng bên ngoài như đất, nước, màu sắc v.v...), quán sát thân bất tịnh hay niệm hơi thở, tâm cũng phải dán chặt vào đối tượng thiền.

Thiền Minh Sát (vipassana) là quán sát các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan. Thoạt đầu, thiền sinh khó có thể quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa, do đó chỉ cần chú tâm đến một ít hiện tượng mà thôi. Đó là lý do tại sao thiền sinh được đề nghị chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng, theo dõi sự chuyển động của bụng. Thiền sinh dùng tâm để quán sát các chuyển động ở bụng chứ không phải dùng mắt, do đó khi ngồi thiền, thiền sinh nên nhắm mắt lại.

Mỗi lần chánh niệm ghi nhận, Bát Chánh Đạo sẽ được khai triển, và đường đến Niết Bàn nhân đó sẽ được thâu ngắn dần. Mỗi một niệm đưa ta đến gần Niết Bàn hơn. Niệm cuối cùng là bước cuối cùng đưa đến nơi giải thoát.

Mỗi lần chánh niệm ghi nhận, Bát Chánh Đạo sẽ được khai triển, và đường đến Niết Bàn nhân đó sẽ được thâu ngắn dần. Mỗi một niệm đưa ta đến gần Niết Bàn hơn. Niệm cuối cùng là bước cuối cùng đưa đến nơi giải thoát.

Thiền định có thể chấm dứt sinh tử

Khi bụng phồng lên, ghi nhận "phồng"; và khi bụng xẹp xuống, ghi nhận "xẹp".

Không cần phải niệm ra miệng. Chỉ ghi nhận thầm trong tâm mà thôi. Nhớ là chú tâm vào chuyển động phồng xẹp chứ không chú tâm vào chữ phồng xẹp.

Phải theo dõi chuyển động phồng xẹp từ lúc phồng bắt đầu cho đến lúc phồng chấm dứt, từ lúc xẹp bắt đầu cho đến lúc xẹp chấm dứt. Đây là sự quán sát yếu tố chuyển động hay yếu tố gió của bụng biểu hiện qua sự căng cứng, sự bành trướng, sự rung chuyển của bụng.

Trong khi đang ghi nhận các chuyển biến của bụng, nếu có tư tưởng gì đến phải cẩn thận ghi nhận. Sự ghi nhận này gọi là Niệm Tâm. Sau khi ghi nhận "suy nghĩ", hãy trở về với đề mục chuyển động "phồng" hoặc "xẹp".

Trong khi đang theo dõi chuyển động phồng xẹp, nếu có sự đau, nhức phát sinh, hãy ghi nhận "đau, đau" hay "nhức, nhức". Đó là niệm Thọ (niệm cảm giác) rồi lại trở về với chuyển động phồng xẹp.

Khi đang theo dõi chuyển động của bụng, nếu tai nghe gì hãy ghi nhận "nghe, nghe" rồi trở về với chuyển động phồng xẹp. Đó là niệm Pháp.

Trên đây là sơ lượt về cách hành thiền minh sát. Bây giờ các bạn hãy hành thiền trong hai phút.

Khi hành thiền, tâm không suy nghĩ đến đến các điều bất thiện, tâm hướng vào đề mục, đó là Chánh Tư Duy.

Khi hành thiền, tâm không suy nghĩ đến đến các điều bất thiện, tâm hướng vào đề mục, đó là Chánh Tư Duy.

Những hiện tượng lạ khi hành thiền

Giải thích

Hai phút đã trôi qua. Trong mỗi phút, bạn ghi nhận khoảng năm mươi hay sáu mươi lần. Trong mỗi sự ghi nhận bạn đã thực hành Bát Chánh Đạo. Các bạn thử xem Bát Chánh Đạo thể hiện như thế nào.

Cố gắng ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng là Chánh Tinh Tấn.

Theo dõi, ghi nhận đề mục là Chánh Niệm.

Tâm không rời đề mục, luôn luôn chú tâm trên đề mục là Chánh Định.

Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định là Định Đạo.

Biết rõ đề mục ghi nhận là Chánh Kiến.

Lúc mới bắt đầu thực tập ghi nhận, Chánh Kiến chưa rõ ràng. Nhưng dần dần bạn sẽ thấy rõ rằng chỉ có thân và tâm trong mọi tác động ghi nhận, ngoài ra chẳng có gì nữa cả. Vì có ý muốn di chuyển nên tác động di chuyển mới xảy ra. Vì có vật để nhìn nên mới có tâm nhìn. Thiền sinh sẽ phân biệt được nhân và quả trong mỗi tác động. Mọi vật hiện ra một cách thật mới mẻ rồi lại biến mất ngay. Đây cũng là một sự thật hiển nhiên. Sự ghi nhận này cho ta thấy một luồng sinh diệt, sinh diệt diễn ra khiến thiền sinh ý thức được sự biến chuyển hay đặc tính Vô Thường của vạn pháp. Một cái thân tâm cũ chết đi, một cái thân tâm mới lại sinh ra. Thân tâm mới sinh ra lại chết đi, để một thân tâm khác sinh ra. Sinh sinh diệt diệt không ngừng. Cái chết đến từng khoảnh khắc một. Cuộc sống này thật đau thương sợ hãi làm sao. Thiền sinh lại nhận thức ra rằng mọi vật diễn biến theo chiều hướng riêng, không ai có thể kiểm soát được chúng; chẳng có linh hồn hay bản ngã gì cả. Tất cả mọi hiểu biết trên là Chánh Kiến.

Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Đọc kinh, sám hối, tham thiền

Khi hành thiền, tâm không suy nghĩ đến đến các điều bất thiện, tâm hướng vào đề mục, đó là Chánh Tư Duy.

Chánh Kiến và Chánh Tư Duy lập thành Tuệ Đạo.

Ba Định Đạo và hai Tuệ Đạo được bản chú giải gọi là năm Kanaka Maggangas (Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, Chánh Kiến và Chánh Tư Duy). Chúng hoạt động như một nhóm thợ năm người, mỗi người giữ một nhiệm vụ riêng, công việc chỉ hoàn thành được do sự hợp lực của cả năm người. Cùng thế ấy năm Định Tuệ Đạo này phải hoạt động hài hòa trong mỗi tác động ghi nhận và ý thức. Sự hài hòa của Năm Định Tuệ Đạo này là sức mạnh kỳ diệu để triển khai trí tuệ minh sát.

Giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh là Chánh Nghiệp.

Giữ giới không nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời vô ích là Chánh Ngữ.

Nuôi mạng sống chân chánh, tránh xa các nghề nghiệp bất thiện là Chánh Mạng.

Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng tạo thành Giới Đạo. Giới Đạo được trọn vẹn khi thiền sinh biết giữ gìn giới luật.

Lúc hành thiền mỗi tác động ghi nhận đều bao gồm Bát Chánh Đạo trong đó. Mỗi lần chánh niệm ghi nhận, Bát Chánh Đạo sẽ được khai triển, và đường đến Niết Bàn nhân đó sẽ được thâu ngắn dần. Mỗi một niệm đưa ta đến gần Niết Bàn hơn. Niệm cuối cùng là bước cuối cùng đưa đến nơi giải thoát.

Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm. Nhưng dần dần, sau khi đã thiền được bốn năm mươi giờ, tâm định của bạn sẽ lớn mạnh. Tâm không còn vọng động nhiều nữa mà dính chặt vào đề mục hành thiền của bạn. Lúc bấy giờ, khi quán sát chuyển động phồng xẹp của bụng bạn sẽ phân biệt được rằng phồng là một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác. Khi ghi nhận sự xẹp thì bạn cũng thấy được xẹp là một chuyện và tâm ghi nhận xẹp là một chuyện khác. Khi ghi nhận "chuyển động" hay "đi", bạn sẽ phân biệt được sự chuyển động hay đi là một chuyện và tâm ghi nhận chúng là một chuyện khác. Khi ghi nhận "thấy", bạn sẽ phân biệt rõ mắt và vật thấy là một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác. Khi ghi nhận "nghe" bạn sẽ phân biệt được tai và âm thanh một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác. Phân biệt được đối tượng ghi nhận và tâm chi nhận là bạn đã khai triển được "Tuệ Phân Biệt Vật Chất Và Tâm". Ở tuệ này, bạn biết rõ và phân biệt rõ thế nào là vật chất, thế nào là Tâm.

Khi tuệ tri kiến ngày một mạnh, bạn lại thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng nhanh chóng hơn, bạn thấy rõ cách thức các pháp sinh ra và diệt ngay tức khắc, là có được

Khi tuệ tri kiến ngày một mạnh, bạn lại thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng nhanh chóng hơn, bạn thấy rõ cách thức các pháp sinh ra và diệt ngay tức khắc, là có được "Tuệ Sinh Diệt".

Hạnh phúc và phước đức trong thiền quán

Đến mức độ tiến bộ này, nếu tâm định và trí tuệ bạn phát triển mạnh hơn, bạn sẽ tự mình thấy rõ rằng: Vì có thở mới có sự phồng và xẹp. Vì có sự phồng và xẹp nên mới có sự ghi nhận "phồng", "xẹp". Vì có ý định đi nên bạn mới đi. Vì bạn di chuyển và đi nên mới có sự ghi nhận "di chuyển" và "đi". Vì có vật để thấy nên bạn thấy. Vì bạn thấy nên có sự ghi nhận "thấy, thấy". Vì có tiếng động nên bạn nghe. Vì có nghe nên bạn mới có ghi nhận "nghe, nghe" v.v... ở giai đoạn này, bạn tự mình thấy rõ Nhân và Quả. Vậy là bạn đã có "Tuệ Thấy Nhân Quả".

Lại nữa, nếu bạn không ghi nhận mỗi khi có sự thấy nghe thì bạn sẽ bị đắm mình trong ảo tưởng rằng tất cả sự vật đều trường tồn, đáng yêu, hạnh phúc, và có tự ngã. ảo tưởng này khiến bạn đắm say vào sự vật và cố gắng nắm giữ những gì mà mình ưa thích. Sự luyến ái này tạo ra nghiệp lực khiến bạn phải tái sanh nhiều lần. Vì có sự tái sanh nên có già, đau, chết. Bao lâu còn tái sanh thì tinh thần và thể xác còn chịu đau khổ. Bởi thế bạn phải luôn luôn chú tâm ghi nhận bất kỳ thứ gì diễn ra ở sáu cửa giác quan. Chú tâm ghi nhận, thì trí tuệ bạn ngày càng khai mở để tiến đến những tuệ giác cao hơn. Khi sự tinh tấn và trí tuệ phát triển mạnh mẽ, bạn sẽ thấy rõ rằng "đối tượng thiền" và "tâm ghi nhận đối tượng" vừa mới sinh ra lại biến mất đi ngay. Nghĩa là bạn sẽ thấy rõ "đối tượng mà bạn chú tâm vào" và "sự chú tâm ghi nhận đối tượng" sinh ra rồi diệt ngay lúc bạn ghi nhận. Lúc ấy bạn sẽ tự ý thức rằng cái gì sinh ra liền diệt ngay thì cái đó là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Có được trực giác kinh nghiệm này là bạn đã đạt được "Tuệ Tri Kiến", thấy rõ mọi sự vật đều mang đặc tướng Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.

Khi tuệ tri kiến ngày một mạnh, bạn lại thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng nhanh chóng hơn, bạn thấy rõ cách thức các pháp sinh ra và diệt ngay tức khắc, là có được "Tuệ Sinh Diệt". Khi được Tuệ Sinh Diệt bạn sẽ thấy ánh sáng bao phủ khắp mình, toàn thân và tâm đều có phỉ lạc, hạnh phúc tràn ngập. Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Trước đây, bạn thấy sự vật sinh rồi diệt, nay sự sinh diệt quá nhanh khiến bạn chỉ thấy diệt mà không thấy sanh nữa, thế là bạn có được Tuệ Diệt. Khi có Tuệ Diệt bạn sẽ thấy tay chân, thân thể hay bất cứ cái gì bạn chú tâm vào đều giả tạm, tất cả đều là một chuỗi hủy diệt, bạn sẽ thấy rằng vật được ghi nhận và tâm ghi nhận đều bị diệt đi ngay một cách nhanh chóng.

Khi được Tuệ Sinh Diệt bạn sẽ thấy ánh sáng bao phủ khắp mình, toàn thân và tâm đều có phỉ lạc, hạnh phúc tràn ngập. Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Khi được Tuệ Sinh Diệt bạn sẽ thấy ánh sáng bao phủ khắp mình, toàn thân và tâm đều có phỉ lạc, hạnh phúc tràn ngập. Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Giải mã những bí ẩn của thiền định

Khi đạt được "Tuệ Xã" thì ý thức sáng suốt và chánh niệm sẽ nội tại trong bạn, một cách tự nhiên, bạn không cần cố gắng vẫn có chánh niệm như thường. Lúc bấy giờ chỉ có chánh niệm và tâm xả mà thôi. Thiền sinh sẽ nhận thấy rằng chuyện ngồi thiền, một giờ, hai giờ, hay ba giờ... đối với mình là chuyện dễ dàng. Cứ ngồi xuống là dính vào đề mục ngay, không gặp chút trở ngại nào. Đến giai đoạn này, không những lúc ngồi thiền, mà trong mọi tư thế, bạn đều có chánh niệm tốt đẹp. Chẳng hạn như lúc thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng tâm vẫn luôn luôn có ý thức sáng suốt và chánh niệm. Đây là một trạng thái thật tốt đẹp vì mỗi động tác đều được ghi nhận một cách chánh niệm, giúp phát triển Bát Chánh Đạo, đường đến Niết Bàn.

Vậy thì, hãy bắt đầu bằng sự chánh niệm ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Hãy tinh tấn chú tâm quán sát mọi sự xuất hiện của các hiện tượng vật chất và tâm càng nhiều càng tốt.

Với sự quán sát chánh niệm liên tục như thế này, cầu mong các bạn sẽ khai triển được tuệ giác và chóng đạt được đạo quả và Niết Bàn Phật

Nguồn trích từ Giáo huấn cao thượng của Đức Phật

Hòa thượng Mahasi

Tỳ Khưu Khánh Hỷ soạn dịch

Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy nhẹ nhàng với bản thân, hãy tin rằng bạn xứng đáng

Sống an vui 17:30 22/12/2024

Bóng tối lớn nhất không phải là những gì ta đối diện bên ngoài, mà là cách ta nhìn nhận chính mình trong tấm gương của cuộc đời. Nó không đến từ thế giới xung quanh, mà từ những lời tự trách, những suy nghĩ tiêu cực, và những nghi ngờ sâu kín mà ta nuôi dưỡng trong tâm trí.

Uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày có lợi ra sao?

Sống an vui 16:03 22/12/2024

Nước táo đỏ và kỷ tử là thức uống tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích, dưới đây là 4 lợi ích của việc uống nước táo đỏ và kỷ tử mỗi ngày.

Chuyển hóa năng lượng tắc nghẽn bằng trọn vẹn nhận biết

Sống an vui 07:45 22/12/2024

Để chuyển hóa năng lượng, ta không cần phải làm điều gì quá lớn lao, ta chỉ cần thường xuyên trở về với sự nhận biết và an trú trong nó. Điều này có thể giống như một quá trình đơn giản, nhưng lại là chìa khóa để mở ra những thay đổi lớn lao.

Thân bệnh, tâm không bệnh

Sống an vui 07:40 22/12/2024

Một khi thân bệnh mà tâm không bệnh, thì dù thân bệnh nặng cũng không vì vậy mà khổ...

Xem thêm