Thứ bảy, 25/04/2020, 08:19 AM

Thực hành thiền và chính niệm

Thực hành chính niệm giúp chúng ta tỉnh thức trong từng khoảnh khắc đối với cả những việc đơn giản như tránh chạm tay vào mặt và luôn rửa tay đúng cách, và thực hành đúng giãn cách xã hội.

Những điều kỳ diệu của tu thiền

Thiền và chính niệm là những giáo pháp căn bản của đạo Phật. Thực hành chính niệm giúp chúng ta có trí tuệ tỉnh thức về thân, hạn chế các hành động vội vã và tiêu cực. Thiền định và chính niệm nhắc nhở chúng ta rằng giây phút hiện tại là tất cả những gì quý giá chúng ta đang có. 

Thực hành chính niệm giúp chúng ta tỉnh thức trong từng khoảnh khắc đối với cả những việc đơn giản như tránh chạm tay vào mặt và luôn rửa tay đúng cách, và thực hành đúng giãn cách xã hội.  

Thực hành thiền và chính niệm 1

Thường xuyên thực hành thiền và tu tập giúp chúng ta dũng cảm đối diện với cảm giác sợ hãi, sân giận và bất an, giúp chúng ta dễ nhận ra những cảm giác này hơn việc phản ứng vội vã trước những hoàn cảnh vô thường náo loạn trong đời sống.

Thiền để làm chủ thân miệng ý

Thiền và tu tập là một thực hành hướng nội, giúp chúng ta rời xa những lo âu, sợ hãi của cảnh sống bên ngoài, quay vào lắng nghe bên trong, quán chiếu và giữ tâm được an tịnh. Thiền định, tu tập cũng là một liệu pháp tốt hỗ trợ cơ thể tái tạo tế bào, trẻ hóa não bộ, tăng cường khả năng thải độc, tăng cường sức đề kháng, giảm stress và giúp bạn kiểm soát tích cực hơn trong cuộc sống.

Đối với các Phật tử, thời gian giãn cách xã hội có thể là một cơ hội tốt để chúng ta thực hành thiền. Hãy quán sát những cảm giác lo âu trong thân và thấy các cảm giác lo âu đó như những đám mây đến rồi đi trong bầu trời bản tâm bao la. Chúng ta chỉ quán sát với tâm tỉnh giác chứ không bám chấp vào các suy nghĩ. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi, đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào mà hãy để chúng vận hành tự nhiên.  

Thực hành thiền và chính niệm 2

Thiền và tu tập là một thực hành hướng nội, giúp chúng ta rời xa những lo âu, sợ hãi của cảnh sống bên ngoài, quay vào lắng nghe bên trong, quán chiếu và giữ tâm được an tịnh.

Chánh niệm là liều thuốc tốt nhất

Thường xuyên thực hành thiền và tu tập giúp chúng ta dũng cảm đối diện với cảm giác sợ hãi, sân giận và bất an, giúp chúng ta dễ nhận ra những cảm giác này hơn việc phản ứng vội vã trước những hoàn cảnh vô thường náo loạn trong đời sống. 

Nguồn: daibaothapmandalataythien.org

Xem thêm video "Ý nghĩa của bái sám":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 10:00 17/03/2025

Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn

Kiến thức 10:00 13/03/2025

"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?

Kiến thức 06:20 09/03/2025

Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)

Hành trang của người xuất gia: Ðức hạnh và trí tuệ

Kiến thức 07:07 07/03/2025

Trong Phật pháp có nhiều pháp môn và pháp môn nào cũng được diễn đạt qua các bộ kinh. Người tu Đại thừa thường chọn các bộ kinh lớn như Pháp hoa, Hoa nghiêm, Bát-nhã để lập chí tu hành.

Xem thêm