Người đệ tử Phật mong cầu, hy vọng gì?
Cầu mong và ước nguyện là một trong những hoạt động tâm linh của những người con Phật tại các chùa viện. Không ít những mong cầu giản dị, bình thường như mạnh khỏe, no ấm, thịnh vượng và an bình được gởi gắm lên mười phương chư Phật trong khói hương và lòng thành kính.
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo có tín tâm, nếu hy cầu một cách chân chánh sẽ mong cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Sàriputta và Moggallàna”. Này các Tỷ kheo, đây là cán cân, là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ kheo của Ta.
Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo ni có tín tâm, nếu hy cầu một cách chân chánh sẽ mong cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như Tỷ kheo ni Khemà và Uppalavanna”. Này các Tỷ kheo, đây là cán cân, là đồ đo lường đối với các đệ tử Tỷ kheo ni của Ta.
Này các Tỷ kheo, nam cư sĩ có tín tâm, nếu hy cầu một cách chân chánh sẽ mong cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như gia chủ Citta và Hatthaka ở Àlavì”. Này các Tỷ kheo, đây là cán cân, là đồ đo lường đối với các đệ tử nam cư sĩ của Ta.
Này các Tỷ kheo, nữ cư sĩ có tín tâm, nếu hy cầu một cách chân chánh sẽ mong cầu như sau: “Mong rằng ta sẽ như nữ cư sĩ Khujjuttarà và Velukantakiyà, mẹ của Nanda”. Này các Tỷ kheo, đây là cán cân, là đồ đo lường đối với các đệ tử nữ cư sĩ của Ta.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 2, phẩm Hy cầu [trích], VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.163)
Làm sao để chấm dứt mọi mong cầu?
Lời bàn:
Cầu mong và ước nguyện là một trong những hoạt động tâm linh của những người con Phật tại các chùa viện. Không ít những mong cầu giản dị, bình thường như mạnh khỏe, no ấm, thịnh vượng và an bình được gởi gắm lên mười phương chư Phật trong khói hương và lòng thành kính. Tuy vậy, trong tinh thần Chánh pháp, ngoài những mong cầu bình thường ấy những người con Phật còn phải ước vọng hướng đến sự thực hành để thành tựu giải thoát, an lạc như những bậc Thánh.
Đối với hàng đệ tử xuất gia, những Tỷ kheo và Tỷ kheo ni tuy hướng đến xả ly tham dục nhưng “dục như ý túc” vẫn rất cần. Đó là những mong muốn được thăng tiến trên đường đạo, mong cầu sớm đoạn trừ phiền não, thành tựu ước nguyện “thượng cầu hạ hóa” của người xuất gia. Mong sao cho mình giữ vững chí nguyện để tiếp tục dấn thân và thành tựu giải thoát vĩ đại như Sàriputta và Moggallàna, như Khemà và Uppalavanna. Những vị Thánh giả A la hán, các vị đại đệ tử ấy quả là tấm gương, niềm ngưỡng mộ, vọng cầu của hàng xuất gia hậu thế.
Hàng nam nữ cư sĩ cũng vậy, mục tiêu của mọi sự mong cầu vẫn không ngoài thảnh thơi, an lạc và giải thoát. Những vị cư sĩ như Citta và Hatthaka (nam) hoặc Khujjuttarà và Velukantakiyà (nữ) vốn thành công, mẫu mực trong trong cuộc sống đời thường đồng thời chứng đắc các Thánh quả, có đầy đủ khả năng hoằng pháp và xây dựng đạo tràng, hộ pháp đắc lực… chính là chuẩn mực (cán cân, đồ đo lường), là gương sáng cho hàng cư sĩ ngày nay noi theo, học tập.
Do vậy, người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm