Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/03/2022, 10:15 AM

Đừng đi chùa vì mê tín và mong cầu

Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những thực hành tâm linh như: chăm lên chùa xin Phật, cúng vong, trục vong… để giải nghiệp báo.

Trả lời cho câu hỏi, đi chùa để xin Phật phù hộ cho may mắn, khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, hạnh phúc, giàu có... có đúng không, Hòa thượng Viên Minh cho rằng: ngày nay người ta đa phần đi chùa vì mê tín, mang theo mong cầu, nghĩ rằng Phật thần thông quảng đại có thể xin gì được nấy. Thực chất sự “thần kỳ” của Đức Phật nằm ở chỗ ngài giác ngộ bản chất đời sống, hiểu do đâu sinh ra đau khổ, do đâu không sinh đau khổ, chỉ thế thôi.

Thay vì cầu hạnh phúc, cầu thoát khổ (tốt nhất đừng cầu vì có cầu cũng không được) hãy học cách không làm điều ác, làm điều lành, sống với tâm thanh tịnh trong sáng, đơn giản vậy thôi. Còn làm ác là khổ liền, cái khổ từ mình ra, từ bên ngoài đưa đến.

Hòa thượng Viên Minh cũng khẳng định, đi chùa đúng là làm sao phát huy trí tuệ và đạo đức, nghĩa là đến chùa để nghe giảng hoặc đọc kinh để hiểu ra lời Phật dạy, chứ không nên đi chùa để cầu phúc, cầu tài, cầu lộc.

Tu là để thấy, thấy được bản chất cuộc đời, không bám víu, không dính mắc, sẽ không đau khổ. Thường tham lam, bám víu mới sinh ra khổ, vì không thấy được cái vô thường nên bất an.

Tu là để thấy, thấy được bản chất cuộc đời, không bám víu, không dính mắc, sẽ không đau khổ. Thường tham lam, bám víu mới sinh ra khổ, vì không thấy được cái vô thường nên bất an.

Làm sao thoát khỏi đau khổ?Trước câu hỏi làm sao để thoát khổ đau, dính mắc, Hòa thượng Viên Minh trả lời:

Đừng cố thoát khỏi dính mắc, khổ đau, thoát khỏi là sai. Thấy sân chứ không phải diệt sân. Khi bị dính mắc, khổ đau, hãy bình tĩnh sáng suốt để nhìn ngắm, quan sát, lắng nghe, cảm nhận nỗi đau ấy một cách hoàn toàn trung thực, xác nhận trạng thái đang là như thế nào, từ đó hiểu nó, biết được nguyên nhân, hậu quả và tác động của sự khổ đau ấy lên thân tâm ta. Ở bất kỳ tình huống, trạng thái nào cũng phải thấy được sự thật một cách rõ ràng minh bạch – tức là giác ngộ, rồi sau đó sẽ tự giải thoát, nếu chưa giác ngộ đã cố giải thoát là sai.

 Một ngộ nhận khác của nhiều người khi chọn “con đường tu tập” là để giải thoát khỏi cuộc đời này, tìm kiếm bình an, Niết bàn, Hòa thượng Viên Minh khẳng định điều ngược lại: Tu là để thấy ra sự thật (thấy vô thường, khổ, vô ngã) chứ không phải để bình an. Hòa thượng dẫn chứng: Cuộc đời tam giới bất an (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) sống giữa đời sao mà bình an được. Rất khó để tìm bình an trong cuộc đời bất an. Cho nên tu là để thấy, thấy được bản chất cuộc đời, không bám víu, không dính mắc, sẽ không đau khổ. Thường tham lam, bám víu mới sinh ra khổ, vì không thấy được cái vô thường nên bất an.

Tu theo đạo Phật đơn giản chỉ là làm thế nào thấy ra chân lý. Qua đó để điều chỉnh nhận thức hành vi đúng với sự thật (chứ không phải điều chỉnh theo ý mình).

Tu theo đạo Phật đơn giản chỉ là làm thế nào thấy ra chân lý. Qua đó để điều chỉnh nhận thức hành vi đúng với sự thật (chứ không phải điều chỉnh theo ý mình).

Cách tu tập vượt thắng ngũ giới để có cuộc sống an vui

“Chúng ta hay hiểu tu theo nghĩa rèn luyện để đạt được mục đích nào đó, trở thành cái gì mình chưa có. Cách đó là cách tu của hầu hết tôn giáo, trường phái. Tuy nhiên, cái trở thành bao hàm nghĩa sinh tử. Nếu tu để trở thành tức là đã tạo ra một hành trình sinh tử. Cách đó không phải cách tu của đạo Phật.

Tu theo đạo Phật đơn giản chỉ là làm thế nào thấy ra chân lý. Qua đó để điều chỉnh nhận thức hành vi đúng với sự thật (chứ không phải điều chỉnh theo ý mình)”, Hòa thượng nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Những chìa khóa cần có trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa

Kiến thức 17:13 17/04/2024

Tôi xin trao cho quí vị hai cái chìa khóa để khi đi vào thăm viếng Pháp Hoa, quí vị có thể tự mình thấy được cái Diệu Pháp, để hành trì kinh một cách có lợi lạc.

Xem thêm