Người lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống
Không chỉ đưa phong cảnh làng quê với cây tre, bến nước, sân đình, hoa sen, trống đồng Ngọc Lũ vào những đồ lưu niệm, quà tặng mạ vàng, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng còn nổi tiếng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất mạ vàng thành công trên lá Bồ Đề.
Không chỉ đưa phong cảnh làng quê với cây tre, bến nước, sân đình, hoa sen, trống đồng Ngọc Lũ vào những đồ lưu niệm, quà tặng mạ vàng, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng còn nổi tiếng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất mạ vàng thành công trên lá Bồ Đề.
Nâng niu giá trị truyền thống
Tư gia cũng là showroom nơi nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng trưng bày những tác phẩm đặc biệt này (số 12 ngõ 8 Phố Giang Biên, Quận Long Biên, TP. Hà Nội) gây ấn tượng bởi bởi một không gian lộng lẫy với những sản phẩm nghệ thuật mang giá trị văn hóa truyền thống được mạ vàng tinh xảo đầy quyến rũ.
Anh chia sẻ: “Tôi là người mê đắm với những giá trị thuần Việt. Tất cả những sản phẩm của tôi đều được chế tác với tinh thần hướng đến người Việt, tôn vinh và nâng tầm những giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam”.
Lý giải về việc mạ vàng các sản phẩm mang giá trị truyền thống vốn mộc mạc, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng cho rằng, vàng biểu tượng của sự cao quý, vững bền, những giá trị văn hóa truyền thống phải được trân trọng, nâng niu và nâng tầm bởi sự cao quý.Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng là người đầu tiên thành công với sản phẩm lá Bồ Đề mạ vàng 24K. “Một cơ duyên rất tình cờ đã đưa tôi đến quyết định sẽ gắn với các sản phẩm từ chiếc lá Bồ Đề. Đó là một trải nghiệm thú vị, với đặc tính mong manh của chiếc lá, dùng công nghệ hiện đại để phủ lên vẻ mỏng manh ấy một sắc thái mới, thực sự không hề đơn giản nhưng sự kiên trì đã giúp tôi thành công. Sản phẩm ra thị trường một thời gian ngắn đã được nhiều người yêu thích, ưa chuộng…”, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng chia sẻ.
Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng, từ xa xưa, cây Bồ Đề đã luôn được coi là loại cây linh thiêng. Sau khi Phật Giáo xuất hiện, con người ta lại càng có đức tin vào loài cây này. Nó biểu trưng cho sự giác ngộ và tỉnh thức. Lá Bồ Đề có hình trái tim, tượng trưng cho lòng từ bi hỉ xả, sự bao dung và che chở mà Đức Phật dành cho con người.
Say mê với lá Bồ Đề, sau khi tìm hiểu, nhận thấy những sản phẩm mạ vàng từ lá Bồ Đề ở nước ngoài được bày bán lưu niệm vừa đắt, vừa chỉ là “hàng mã”, Nguyễn Đức Bằng ấp ủ làm sản phẩm made in Việt Nam giá trị thật sự mà giá thành rẻ hơn nhiều lần.
Nhưng mạ vàng lên lá tươi thì gần như không thể được vì chất gỗ của lá không bắt được vàng. Trải qua rất nhiều công sức, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng mới tìm ra cách để đưa vàng mạ lên lá, làm tăng lên giá trị của chiếc lá. Điều đặc biệt là tất cả những đường vân của gân lá vẫn giữ được nguyên bản, mỏng manh như những sợi tơ có thể nhìn xuyên qua. Điểm đặc biệt của lá Bồ Đề mạ vàng, theo nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng, mỗi sản phẩm là độc bản bởi mỗi chiếc lá có đường vân khác nhau như mỗi con người có vân tay khác nhau. Chính vì thế hiện nay có nhiều gia đình rất thích mua các tác phẩm nghệ thuật từ lá Bồ Đề mạ vàng vừa có giá trị, vừa mang lại những ý nghĩa tâm linh.
Sản phẩm lá Bồ Đề mạ vàng của nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng đã được Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường, Trung tâm Kiểm định Đá quý và Vàng cấp “Chứng thư giám định đá quý – vàng” vào tháng 10/2020.Không chỉ mạ vàng trên lá Bồ Đề thành công, Nguyễn Đức Bằng cũng mạ vàng vàng hình tượng văn hóa: Rùa Văn Miếu, rùa Hồ Gươm, các bảo vật quốc gia, trống đồng, linh vật Hoàng Thành, đầu rồng thời Lý, tượng các vị danh nhân… đến các đồ gia dụng như các bộ ấm chén, hộp đựng trà ngọc…. “Từ những thử nghiệm ban đầu, sau một thời gian nghiên cứu nhu cầu thị trường, tôi quyết định sẽ đưa những sản phẩm đến với người tiêu dùng với giá thành rẻ nhất, lan tỏa nhiều nhất giá trị văn hóa Việt. Đến nay, Tâm Bồ Đề đã được biết đến là một địa chỉ có thể đáp ứng các yêu cầu về thiết kế, sản xuất các sản phẩm tâm linh, văn hóa như tượng Phật, lá bồ đề, đồ phong thủy, các biểu tượng, loài hoa, linh vật… tất cả đều mạ vàng 24k theo yêu cầu”, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng cho biết.
Lan tỏa tâm thiện
Các sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa Việt của nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng nhận được sự yêu thích của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, anh chia sẻ, mục đích theo đuổi con đường này không phải bởi kinh tế mà lớn nhất là những giá trị thực tôi mong muốn lan tỏa tới người dân. Hai năm qua Covid-19 hoành hoành, nhiều người khốn khổ, họ cần có một chỗ nương tựa niềm tin. Và tôi quyết định bán lá Bồ Đề mạ vàng với mức giá thành thấp nhất, thậm chí chỉ mấy trăm ngàn để người lao động nghèo cũng có thể mua được. Người ta muốn có lá Bồ Đề để tâm hướng Phật, muốn hướng tới những điều tốt lành nhất…”, nghệ nhân tâm sự.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng cũng tâm niệm, kinh doanh lãi 10 đồng thì phải để 5-6 đồng chia sẻ khó khăn với người nghèo. Trong dịp Hà Nội giãn cách vì Covid-19 năm 2021, anh cùng bạn bè huy động được hàng trăm tấn gạo, thực phẩm chia sẻ đến bà con khó khăn. Hiện nghệ nhân cũng sở hữu hai sản phẩm độc đáo là Cây Bồ Đề mạ vàng và Lá Bồ Đề “khủng” cao 35cm được một doanh nhân trả giá hơn tỉ đồng cho mỗi sản phẩm, song Nguyễn Đức Bằng không bán mà mong muốn sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, sẽ tổ chức đấu giá và gửi toàn bộ tiền vào chương trình từ thiện của MTTQ Việt Nam.
Từ tâm niệm mong mỏi lan tỏa những giá trị văn hóa đẹp đẽ, nhiều sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng đã được lựa chọn làm quà tặng, mừng tuổi trong các dịp lễ, Tết. Thành công với sản phẩm lá Bồ Đề mạ vàng, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu, gắn thêm nhiều hình tượng, nâng cao giá trị nghệ thuật từ các biểu tượng văn hóa. Anh nói, kho tàng văn hóa Việt có quá nhiều biểu tượng đẹp đẽ, độc đáo, có điều sự khai thác còn nghèo nàn. Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng đau đáu tìm cách lấp dần những khoảng trống, với các hình tượng về Đức Phật, hoa sen, trống đồng Ngọc Lũ… để tạo tác những sản phẩm tinh xảo.
Cùng với đó, trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng bắt tay khởi động dự án sản xuất các sản phẩm 12 con giáp kết hợp với lá bồ đề mạ vàng. Năm đầu tiên- Tân Sửu, nghệ nhân làm sản phẩm với hình trâu Việt và đã nhanh chóng tiêu thụ một số lượng lớn sản phẩm. “Tôi làm con trâu của quê hương Việt Nam, thực sự là con trâu đi cày. Tại sao Việt Nam có nhiều hình tượng đẹp về các con giáp lại không được khai thác mà phải đi cóp nhặt từ nước ngoài…”, Nguyễn Đức Bằng trăn trở.
Đón Tết Nhâm Dần, sản phẩm “Song hổ tài lộc” vừa ra mắt cũng rất thu hút người mua. Theo nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng: “Hổ thể hiện sự uy nghi. Song hổ (hai hổ) thể hiện hài hòa, có âm có dương, có đực – có cái với thông điệp mang lại may mắn”.
Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Đức Bằng được Viện Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông trao Bảng vàng lưu danh “Nghệ nhân Văn hóa tiêu biểu Đông Nam Á- Việt Nam” năm 2021.
Hiện anh là chủ “Tâm Bồ Đề”, chuyên thiết kế, sản xuất tượng Phật, lá bồ đề, đồ phong thủy, các biểu tượng, loài hoa, linh vật mạ vàng 24k theo yêu cầu của khách hàng. Tâm Bồ Đề có các sản phẩm độc đáo như: “Lá bồ đề ánh kim”, “Song hổ tài lộc”, “Rùa cõng bia Tiến sĩ”…
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thiền và tập tạ
Góc nhìn Phật tử 09:30 23/11/2024Nếu ai thực tập 2 môn này cùng một lúc chắc chắn sẽ cảm nhận được rất nhiều điểm tương đồng.
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Xem thêm