Chủ nhật, 20/10/2019, 22:57 PM

Người mẹ miệt mài cõng con bại liệt đến giảng đường đại học

Dáng người khắc khổ, bà mẹ đứng mấp mé sau cánh cửa để đón cậu con trai tan học. Ánh mắt bà chăm chú quan sát con mình như thể sợ con không thấy mẹ sẽ hụt hẫng.

>>Gieo mầm thiện

Tuổi cao, sức yếu nhiều lúc bà Mai phải nhờ sự trợ giúp của các bạn học để đưa Hải vào phòng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tuổi cao, sức yếu nhiều lúc bà Mai phải nhờ sự trợ giúp của các bạn học để đưa Hải vào phòng - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bài liên quan

Đó là câu chuyện của bà Phan Thị Quỳnh Mai, 61 tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM. Hình ảnh người mẹ với dáng người nhỏ nhắn hằng ngày cõng con đến giảng đường không còn xa lạ gì với thầy cô và sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Bà Mai sinh được 2 người con, Trần Phan Thanh Hải là con trai thứ hai của bà. Từ nhỏ thấy con đi không vững, thân hình lại nhỏ hơn so với tuổi, gia đình tưởng Hải bị suy dinh dưỡng. Năm lên 4 tuổi, đang đi tự dưng bị ngã và không đứng lên được, từ đó Hải ngồi một chỗ.

Nhìn con lòng bà Mai quặn thắt, nhưng là một người mẹ, bà Mai không cho phép mình bỏ cuộc. Bà mang con đi khắp các bệnh viện chạy chữa nhưng không có kết quả. 

Biết con ham học, bà Mai lại càng buồn hơn vì thương con. Hành trình đến trường tìm con chữ với Hải chưa bao giờ là dễ dàng. Nhưng dù có vất vả thế nào bà Mai vẫn muốn chạm đến ước mơ cùng con.

Hằng ngày, bà dậy sớm lo cơm nước rồi đưa con đến trường trên chiếc xe cũ. Mọi chuyện sẽ đơn giản nếu Hải tự di chuyển được, nhưng không, bà Mai phải oằn mình cõng cậu con trai di chuyển xuống các bậc cầu thang. Công đoạn khó khăn nhất là đưa cậu con trai lên xe, điều đó là quá sức với bà mẹ tuổi cao sức yếu và đang mang trong mình nhiều thứ bệnh.

Như một món quà dành tặng cho người mẹ đã hi sinh cả đời vì mình, năm lớp 9, Hải thấy sức khỏe mình ngày càng yếu, cậu sợ một ngày sẽ liệt toàn thân rồi mẹ sẽ vất vả hơn nhiều. Chính vì thế Hải đã sáng chế robot đa năng dành cho người bị bại liệt. 

Sáng chế này đã giúp Hải xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp thành phố và giải 3 cấp quốc gia.

Bài liên quan

Là học sinh giỏi đoạt giải Khoa học kỹ thuật quốc gia, Hải được tuyển thẳng vào ngành công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao) của Trường đại học Khoa học tự nhiên. 

Nhìn con dần trưởng thành và không ngừng nỗ lực trong cuộc sống, bà Mai coi đó là nguồn động lực để tiếp tục chiến đấu cùng con trong những chặng đường phía trước.

"Ba và chị gái không quen việc cõng Hải nên dường như mọi việc tôi tự làm hết cho con. Nhiều lúc cũng muốn bỏ cuộc vì mình sức cùng lực kiệt nhưng nhìn con lại không đành lòng. Còn khỏe mạnh ngày nào tôi vẫn sẽ đồng hành cùng con, không bao giờ bỏ cuộc" - bà Mai nghẹn ngào chia sẻ.

Bà mẹ khắc khổ đứng ngóng con ngoài cửa lớp sau khi lớp học kết thúc - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bà mẹ khắc khổ đứng ngóng con ngoài cửa lớp sau khi lớp học kết thúc - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những hôm Hải học cả ngày, bà Mai lại đến trường ở lại cùng con buổi trưa, sau khi con vào học buổi chiều bà mới ra về - Ảnh: DUYÊN PHAN

Những hôm Hải học cả ngày, bà Mai lại đến trường ở lại cùng con buổi trưa, sau khi con vào học buổi chiều bà mới ra về - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mọi sinh hoạt của Hải đều một tay bà Mai lo liệu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Mọi sinh hoạt của Hải đều một tay bà Mai lo liệu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều đến bà lại tất bật đến đón con - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chiều đến bà lại tất bật đến đón con - Ảnh: DUYÊN PHAN

Con chỉ việc ôm chặt, mọi việc đã có mẹ Mai lo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Con chỉ việc ôm chặt, mọi việc đã có mẹ Mai lo - Ảnh: DUYÊN PHAN

Việc di chuyển của hai mẹ con gặp khá nhiều khó khăn vì Hải ngồi không vững, nhiều lúc hai mẹ con phải dừng lại để chỉnh tư thế ngồi cho Hải - Ảnh: DUYÊN PHAN

Việc di chuyển của hai mẹ con gặp khá nhiều khó khăn vì Hải ngồi không vững, nhiều lúc hai mẹ con phải dừng lại để chỉnh tư thế ngồi cho Hải - Ảnh: DUYÊN PHAN

Việc cõng cậu con trai lên các bậc cầu thang dường như quá sức với bà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Việc cõng cậu con trai lên các bậc cầu thang dường như quá sức với bà - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhưng chỉ cần có mẹ, Hải vẫn sẽ được chở che bao bọc và hai mẹ con vẫn sẽ đồng hành cùng nhau trong chặng đường phía trước - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhưng chỉ cần có mẹ, Hải vẫn sẽ được chở che bao bọc và hai mẹ con vẫn sẽ đồng hành cùng nhau trong chặng đường phía trước - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nguồn: Tuổi Trẻ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm