Thứ tư, 06/01/2021, 11:58 AM

Người ngu và người trí theo quan điểm của Đức Phật

Kẻ trí và người ngu nhìn đời có khác nhau. Người thiện trí không luyến ái trần thế tức là cái thể xác ngũ uẩn này, cái thân tâm này.

Trí viên giác chiếu soi vô minh

Trong bài kinh Hiền Ngu số 129 trong trung bộ kinh Đức Phật có nói như sau:

Người ngu

Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người ngu.

Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ và hành các ác hạnh. Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu không tư duy ác tư duy, không nói lời ác ngữ, không hành ác hạnh, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy:

"Người này là người ngu, không phải là Chân nhân"? Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người ngu tư duy ác tư duy, nói lời ác ngữ, hành ác hạnh, do vậy, người trí biết người ấy: "Người này là người ngu, không phải là Chân nhân". Người ngu ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại khổ ưu.

Này các Tỷ-kheo, nếu người ngu ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy. Nếu người ngu, này các Tỷ-kheo, sát sanh, lấy của không cho, theo tà hạnh trong dâm dục, nói láo, say rượu men, rượu nấu, thường ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy".

Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ nhất, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người ngu thấy các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi; họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò) họ dùng hình phạt la hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân... họ lấy gươm chặt đầu. Những pháp ấy có thật nơi ta và ta có những pháp ấy. Nếu các vua chúa biết về ta, các vua chúa ấy sau khi bắt ta liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu." Này các Tỷ-kheo, đây là loại khổ ưu thứ hai, người ngu cảm thọ ngay trong hiện tại.

Họa, phước trong đời người đến từ đâu?

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người ngu leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ, những ác nghiệp người ấy làm từ trước, như thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè lên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người ngu ngồi trên ghế, hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi ấy các nghiệp quá khứ của người ấy, tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành, treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người ngu suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi. Do không làm điều phước, không làm điều thiện, không làm điều chống lại sợ hãi, do làm điều ác, làm điều hung bạo, làm điều tội lỗi nên phải đi đến ác thú; ác thú ấy sau khi chết ta phải đi". Người ấy sầu muộn, than van, than khóc, đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh.

Này các Tỷ-kheo, đây là sự khổ ưu thứ ba, ngay trong hiện tại, người ngu (phải) cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ ngu kia sau khi làm thân ác hành, sau khi làm khẩu ác hành, sau khi làm ý ác hành, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về người ấy, phải nói rằng người ấy hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Ðịa ngục, phải nói rằng Ðịa ngục, hoàn toàn không tốt đẹp, hoàn toàn không khả ái, hoàn toàn không thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự đau khổ của Ðịa ngục.

Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo khác bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể cho con một ví dụ được không?

Thế Tôn đáp:

Có thể được, này Tỷ-kheo. Ví như, này Tỷ-kheo, có người bắt được một tên trộm cắp, dẫn đến trước mặt vua và thưa: "Tâu Ðại vương, đây là một tên trộm cướp phạm tội cho Ngài! Hãy hình phạt nó như Ðại vương muốn".

Và vị vua ấy nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi sáng hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi sáng, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Rồi đến trưa, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?" - "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về tên trộm cướp ấy: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi trưa, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi trưa, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Rồi đến chiều, vua nói như sau: "Này các Ông, người ấy ra sao?" - "Tâu Ðại vương, nó vẫn còn sống". Rồi vua lại nói như sau về người kia: "Này các Ông, hãy đi và vào buổi chiều, hãy đâm người này với một trăm ngọn giáo". Và vào buổi chiều, họ đâm người ấy với một trăm ngọn giáo.

Này các Tỷ-kheo, Ông nghĩ thế nào? Người ấy bị đâm ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy, có cảm thọ khổ ưu không? Bạch Thế Tôn, chỉ bị ngọn giáo đâm một lần, người kia do nhân duyên ấy cũng cảm thấy khổ ưu, còn nói gì đến ba trăm ngọn giáo!

Rồi Thế Tôn lượm lên một hòn đá nhỏ, lớn bằng bàn tay và nói với các Tỷ-kheo: Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Cái gì lớn hơn, hòn đá này, to bằng bàn tay do ta lượm lên, hay núi Tuyết Sơn (Himalaya), vua các loại núi?

Thật là quá nhỏ, bạch Thế Tôn, hòn đá này lớn bằng bàn tay do Thế Tôn lượm lên. So sánh với Tuyết Sơn vua các loại núi, nó không đáng kể gì, nó không bằng một phần ngàn vạn lần (của núi Tuyết), không thể so sánh được!Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy bị đâm bởi ba trăm ngọn giáo, do nhân duyên ấy cảm thọ khổ ưu. Khổ ưu ấy so sánh với khổ ưu ở Ðịa ngục không đáng kể gì, không bằng một phần ngàn vạn lần, không thể so sánh được.

Địa ngục được mô tả là nơi người tạo nghiệp xấu ác bị sanh vào để chịu khổ sở. Ảnh minh họa.

Địa ngục được mô tả là nơi người tạo nghiệp xấu ác bị sanh vào để chịu khổ sở. Ảnh minh họa.

Người hiền trí

Này các Tỷ-kheo, có ba đặc điểm, đặc tướng, và đặc ấn này của người trí. Thế nào là ba? Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, và hành các thiện hành.

Này các Tỷ-kheo, nếu người trí không tư duy thiện tư duy, không nói lời thiện ngữ, không hành các thiện hành, thời làm sao kẻ trí biết được người ấy: "Vị này là người trí, là bậc Chân nhân"?

Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, người trí tư duy thiện tư duy, nói lời thiện ngữ, hành thiện hành, do vậy người trí biết người ấy: "Vị này là người có trí, là bậc Chân nhân".

Người trí ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại cảm thọ ba loại lạc hỷ. Này các Tỷ-kheo, nếu người trí ngồi giữa hội chúng, hay ngồi bên đường có xe cộ qua lại, hay tại ngã (ba, ngã tư) đường, tại đấy (nếu) có người nghĩ đến câu chuyện thích hợp về người ấy; nếu người trí, này các Tỷ-kheo, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong dâm dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ say rượu men rượu nấu, thời ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí ấy suy nghĩ như sau: "Các người ấy nghĩ đến câu chuyện thích hợp về ta, vì những pháp ấy thật có nơi ta và ta có những pháp ấy".

32 tướng tốt của bậc đại nhân là những tướng nào?

Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ nhất, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, người trí thấy các vua chúa, sau khi bắt tên trộm cướp phạm tội, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn... họ lấy gươm chặt đầu. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Do nhân các ác hành như vậy, các vua chúa sau khi bắt tên trộm cướp có phạm tội, liền áp dụng những hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy... họ lấy gươm chặt đầu, những pháp ấy thật không có nơi ta, và ta không có những pháp ấy".

Này các Tỷ-kheo, đây là loại lạc hỷ thứ hai, người trí cảm thọ ngay trong hiện tại.Lại nữa, này các Tỷ-kheo, khi người trí leo ngồi trên ghế, hay trên giường, hay nằm trên đất, lúc bấy giờ những thiện nghiệp người ấy làm từ trước, như thân thiện hành, khẩu thiện hành, ý thiện hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào buổi chiều, những bóng các đỉnh núi treo nằm, treo áp, treo đè trên đất; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi người trí ngồi trên ghế hay ngồi trên giường, hay nằm dưới đất, trong khi các nghiệp quá khứ của người ấy tức là thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành treo nằm, treo áp, treo đè trên người ấy.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, người trí suy nghĩ như sau: "Thật sự ta không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, lại làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi. Do không làm điều ác, không làm điều hung bạo, không làm điều tội lỗi, do làm điều phước, làm điều thiện, làm điều chống sợ hãi, được đi đến (thiện) thú nào, (thiện) thú ấy sau khi chết, ta được đi". Vị ấy không sầu muộn, không than van, không than khóc, không đấm ngực, rên la và rơi vào bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, đây là sự lạc hỷ thứ ba, ngay trong hiện tại người trí được cảm thọ.

Này các Tỷ-kheo, kẻ trí kia sau khi làm thân thiện hành, sau khi làm khẩu thiện hành, sau khi làm ý thiện hành, sau khi thân hoại mạng chung, sanh ra trong thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói một cách đúng đắn về vị ấy phải nói rằng vị ấy hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Cũng như muốn nói một cách đúng đắn về Thiên giới phải nói rằng Thiên giới hoàn toàn tốt đẹp, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn thích ý. Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, cho đến một ví dụ cũng không dễ gì, vì rất nhiều là sự (an) lạc của Thiên giới.

Chư Thiên được mô tả là nơi người tạo nghiệp thiện được sanh thiên giới. Ảnh minh họa.

Chư Thiên được mô tả là nơi người tạo nghiệp thiện được sanh thiên giới. Ảnh minh họa.

Tóm lại với trí tuệ của bậc Giác ngộ, Đức Phật thấy rõ sự nguy hại khổ não của lối sống làm điều ác và sự lợi ích an lạc của nếp sống chuyên tâm làm điều thiện. Chính vì thế Ngài mới khuyên dạy mọi người nên làm thiện, không làm ác, nỗ lực phát huy ý nghĩa và giá trị lợi lạc của nhân sinh, thiết lập đời sống hạnh phúc an lạc lâu dài của chính mình và cho tha nhân.                  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Xem thêm