Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người trì Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm nên trân trọng phước báo của chính mình

Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni có nói rằng: “Những ai thọ trì được thần chú Đại Bi này thì đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo nhiều căn lành. Nếu kẻ nào tụng trì đúng pháp, nên biết người ấy là bậc có đủ tâm Đại Bi, không bao lâu nữa sẽ thành Phật”.

 Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni có nói rằng: “Những ai thọ trì được thần chú Đại Bi này thì đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo nhiều căn lành. Nếu kẻ nào tụng trì đúng pháp, nên biết người ấy là bậc có đủ tâm Đại Bi, không bao lâu nữa sẽ thành Phật”. 2 câu này thôi cũng đủ thấy rằng Phật tử nào có nhân duyên thọ trì được thần chú Đại Bi này thì chắc chắn phải tích lũy công đức rất lớn ở đời quá khứ. Nếu không có công đức, phước báo thì ngay cả cái tên Chú Đại Bi mà còn chưa nghe nữa, huống chi là trì tụng. Nên ai thọ trì 2 thần chú này chắc chắn công đức rất lớn và nhân duyên sâu dày.

Có những vị xuất gia, từ nhỏ tu theo Phật giáo Đại Thừa, nhưng lại tránh né thời khóa công phu sáng tụng chú Lăng Nghiêm, Đại Bi. Vì trong tâm vướng mối hoài nghi rằng các thần chú này do Trung Quốc ngụy tạo, của Bà La Môn giáo chứ không phải do Phật thuyết.

Ý nghĩa hai chữ Lăng Nghiêm

Hy vọng những ai đã và đang hành trì Đại Bi, Lăng Nghiêm thì hãy trân quý phước báo lớn của mình và kiên trì suốt đời và tinh tấn hơn.

Hy vọng những ai đã và đang hành trì Đại Bi, Lăng Nghiêm thì hãy trân quý phước báo lớn của mình và kiên trì suốt đời và tinh tấn hơn.

Từ nhỏ, tôi được gia đình, dòng họ định hướng cho theo 1 tôn giáo truyền thống của gia đình. Nhưng khi lên đại học, vào ngày 19-2 âm lịch, ngày Khánh Đản của Bồ Tát Quán Âm, tình cờ 1 Phật tử đưa tôi chú Đại Bi để thọ trì. Và sau ngày đó tôi chính thức theo Phật luôn tới giờ, và hằng ngày đều thọ trì 2 thần chú này cả. Và cũng thần chú Đại Bi này, tôi gieo duyên của người thân mình, có người tin sâu nên hằng ngày thọ trì dù chỉ 5 biến, có người thì mua máy trợ niệm về mở nghe hằng ngày. Và cũng thần chú Đại Bi này, tôi mới mở nhạc chú lên để gieo duyên cho người thân, thì mới nghe xong câu đầu tiên thôi là họ bắt mình tắc nhạc liền.

Rồi có những người ăn xin trước cửa chùa, mặc dù chùa này hay trì Đại Bi, gieo duyên Đại Bi nhưng nhiều người vẫn cứ thích ăn xin trước cổng chùa chứ không bao giờ vô chùa đem 1 cuốn kinh Phật ra đọc, hoặc trì Đại Bi dù chỉ 1 biến để chuyển hóa nghiệp lực của mình.

Nên ai mà không có phước báo thì không thể nào mà hành trì 2 loại thần chú này.

Người chưa biết đến Phật pháp mà chịu tìm đến Tam Bảo là cả 1 vấn đề rồi, và người tu tập muốn thọ trì Đại Bi, Lăng Nghiêm hằng ngày, kiên trì suốt đời thì lại càng hiếm nữa. Thông thường những ai trì tụng Lăng Nghiêm, Đại Bi thì hay có hiện tượng sàng lọc giai đoạn đầu.

Có người trì tụng 3 ngày đã thuộc Đại Bi, có người mất cả tháng mà chưa thuộc nên từ bỏ, vì nghĩ mình không có duyên. Rồi trong chú Đại Bi, Lăng Nghiêm có pháp câu triệu,câu móc các nghiệp lực lại để hành giả thọ trì thần chú mà giải nghiệp, nên thời gian đầu đôi khi có hiện tượng nghiệp lực kéo đến khiến mình nản chí mà bỏ cuộc, không chịu hành trì để tịnh hóa nghiệp lực. Rồi có người mới thọ trì 2 thần chú này thời gian đầu, đạo lực còn yếu, do vọng tưởng nhiều, từ đó gặp nhiều cảnh giới không thuận theo ý mình, thế là họ nản cũng bỏ cuộc. Rồi có người đang thọ trì, tự nhiên nghe dân mạng đồn rằng trì chú sẽ bị xui, phải ăn chay trường, bị ma phá…thế là họ thoái tâm bồ đề mà bỏ thọ trì luôn…vv. Nên là ai mà vượt qua được những chướng duyên như vậy và kiên nhẫn thọ trì thần chú Đại Bi, Lăng Nghiêm cả đời, và thậm chí phát nguyện thọ trì đến khi nào thành Phật luôn, thì phải biết vị này công đức sâu dày, đã tích lũy vô lượng kiếp, chứ không thể nào với 1 chút phước báo nhỏ nhoi mà muốn vững tâm trên đường tu Phật được đâu.

Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm để nhờ thần lực chuyển hoá.

Chúng ta muốn đạt thành những ý nguyện cho cuộc sống được an lạc và thành quả trên con đường giác ngộ giải thoát thì phải chuyên cần hành trì thâm nhập Chú Lăng Nghiêm để nhờ thần lực chuyển hoá.

Vậy lí do tại sao chúng ta trở nên giải đãi, biếng nhát khi tu tập?

Thứ 1: chúng ta không quán chiếu tánh không, huyễn giả của cảnh trần hằng ngày đang sinh sinh, diệt diệt, thay đổi từng sát na, phút giây trên cỏi đời, mọi thứ có hình tướng đều phải có sự hủy diệt và vô thường, kể cả vũ trụ này cũng là huyển giả luôn. Tâm chúng ta chấp vào hình tướng xung quanh, không chịu buông xã nên cứ rong ruổi chạy theo nó mà không chịu an trú nội tâm bằng chú Đại Bi, Lăng Nghiêm.

Thứ 2: chúng ta chưa cảm nhận được khái niệm vô thường tấn tốc đến rất nhanh. Rất nhiều người còn suy nghĩ cuộc đời này còn dài lắm, hẹn ngày qua ngày cho đến lúc rời đi. Cho nên mỗi ngày trôi qua, chúng ta quán chiếu cảnh vô thường đang đến, và xem như đó là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, vì có thể sáng mai mình không còn dậy nữa, thế là mình hành trì trong tâm thái tinh tấn, quyết liệt, và vọng tưởng không còn sinh ra nhiều nữa, chất lượng thời khóa công phu sẽ cao hơn. Hai tư tưởng khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau rất rõ rệt.

Hy vọng những ai đã và đang hành trì Đại Bi, Lăng Nghiêm thì hãy trân quý phước báo lớn của mình và kiên trì suốt đời và tinh tấn hơn. Chúng sanh là Phật sẽ thành. Hãy tin chính ở bản thân mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Chữ đạo (9)

Phật pháp và cuộc sống 18:00 03/04/2024

Chữ đạo theo tinh thần khoa học - nhân văn có lẽ lu mờ trước chữ đạo là tôn giáo. Đó là thứ đạo mà Đức Phật mày mò tìm kiếm nó hàm nghĩa cả đạo lý, đạo đức, phẩm hạnh làm người lại vừa là con đường trùng khớp khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Lễ hằng thuận gây chú ý mạng xã hội của ái nữ một doanh nhân Việt

Phật pháp và cuộc sống 16:10 03/04/2024

Đó là lễ cưới của cô dâu Mika Nguyễn và chồng gốc Trung Quốc (sống tại New Zealand), diễn ra tại Tịnh viên Maha Mangala - Đà Nẵng vào cuối tháng 3 vừa qua.

Bạn với trời xanh

Phật pháp và cuộc sống 15:25 03/04/2024

Có những ngày lao đao, từ giảng đường đại học tôi gọi về cho ba tôi. Ba tôi nói: Bây giờ con đừng suy nghĩ gì cả, hãy nhắm mắt lại và nghĩ đến mây trắng trời xanh.

Phật giáo Q.8 hỗ trợ nạn nhân vụ hỏa hoạn ven kênh Tàu Hủ

Phật pháp và cuộc sống 13:05 03/04/2024

Một đám cháy lớn xảy ra tại dãy nhà ven kênh đường Phạm Thế Hiển, phường 2, quận 8, TP.HCM, tối 1/4.  Vụ cháy không thiệt hại về người nhưng một số hộ dân bị mất nhà cửa, tài sản.

Xem thêm