Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 28/06/2017, 12:16 PM

Người tu hành xem bói toán, dùng bùa ngải có đúng giới luật không?

Bùa ngải không phải là pháp Phật, thần bùa ngải rất sợ Phật pháp. Phật pháp có thể hóa giải bùa ngải lúc nào cũng được. Pháp Phật, Thần chú Đại Bi, Thần chú Chuẩn Đề hóa giải lúc nào bùa ngải cũng tiêu tan. Ở những bài giảng trước, Sư đã có giảng về tác dụng của bùa ngải. Bùa ngải thuộc tín ngưỡng tâm linh dân gian, rừng núi, người phàm mắt thịt ai tin thì có tác dụng, ai không tin bùa ngải không tác dụng vào đâu. Bùa ngải có tác dụng với những người nhạy cảm, yếu lòng dễ tin. Trong chốn chùa chiền các bạn nhìn thấy vị thầy, sư nào sử dụng bùa ngải thì vị đó là thầy bùa ngải chứ không phải sa môn đệ tử Phật.

HỎI: Con là một phật tử ở miền Bắc rất thích đi chùa nhưng càng ngày con càng cảm thấy chán nản vì không biết nên đi chùa nào cho thích hợp vì đi đâu cũng nghe chuyện thị phi. Con không thích những chuyện mê tín dị đoan hay phải nghe những chuyện không hay về người xuất gia. Điều buồn là hầu như các chùa con đến, trước chùa và kể cả một số nhà sách của chùa đều đầy sách báo mê tín dị đoan, bùa chú, lên đồng lên bóng. Ở một số chùa lại còn có cả dịch vụ xin xăm, bói quẻ, xem ngày giờ xấu tốt. 

Đến chùa thì đều được yêu cầu ghi tên cúng sao giải hạn, cầu an cầu siêu, hóa vàng cúng kiếng, đồ mặn phật tử mang đến chùa nhiều hơn việc đến để nghe Phật pháp. Nhiều chùa còn được biết đến với những tên gọi hóa giải mọi nghiệp chướng oan trái. Đặc biệt, con còn nghe nói và thấy có nhiều vị tu hành lại dùng cả bùa ngải, nhất là ngải nói để thu hút quần chúng. Có bạn bảo đó là pháp Phật nhưng con chưa nghe bao giờ.

Xin Sư cho con biết những chuyện thế này là đúng hay không? Người xuất gia tu hành có được dùng bùa ngải hay những pháp môn của ngoại đạo không và có đúng giới luật không? Con xin cảm ơn Sư!

ĐÁP:

I. Chuyện thị phi là chuyện phải trái tốt xấu, chuyện ta tốt người xấu là “ăn cơm nhà nói mướn cho bá gia”, là chuyện bình thường của thế giới, thế gian, trên hành tinh này dù ở thời điểm nào cũng có những người tầm thường xen vào nói xấu nhà Phật.

Thời kỳ đức Phật cũng có những chuyện thị phi, phá hoại Phật, phá hoại giáo pháp của Phật. Có nhóm Bà La Môn mê hoặc người con gái Chiến Già, dạy bảo đến nghe Phật giảng pháp, một tháng sau đó giả bụng chửa rồi vu khống có sống chung với đức Phật (Kinh Đại Bát Niết Bàn). Thậm chí đến Đề Bà Đạt Đa là em họ, khi vào trong giáo đoàn Phật mà không tu hành, chỉ chuyên làm tổn hại đức Phật (Kinh Thập Lục Quán).

Thiện Tinh là hoàng tử dòng họ Thích, xuất gia tu đắc tứ thiền, nhưng cuối cùng không tin có Phật, có pháp Phật, nói xấu Phật, làm mất thanh danh Phật (Từ điển Phật học- Đoàn Trung Còn) cũng có những lục quần Tỳ kheo phá hoại giáo đoàn đức Phật, cũng có những Tỳ kheo ni làm tổn hại thanh danh giáo đoàn của Ni Trưởng Kiều Đàm Di Ma Ha Ba Xa Ba Đề... (trích trong Luật Tứ Phần, Đại Luật).

Làm phật tử cần có niềm tin, bảo vệ Chánh pháp, bảo vệ Tam bảo, bảo vệ tăng ni. Trong quá trình là phật tử đi chùa, các bạn cần có suy niệm: Chư tăng ni và phật tử chúng ta là những chiến binh đi dẹp giặc phiền não tham-sân-si, hỉ, nộ, ái, ố... trong trận chiến nội tâm. Chiến binh nào ngã gục, thì chiến binh khác đứng lên tiếp tục diệt giặc nội tâm tham-sân-si... cho đến khi nào đạt đến mục đích cứu cánh là Niết bàn an lạc, nhất quyết không đầu hàng trước số phận, hoặc vượt qua những thị phi vu khống quý thầy cô của các bạn trong chốn thiền lâm.

Bạn ơi! Tín ngưỡng là niềm tin, hướng về một đấng thiêng liêng cao cả, như phật tử hướng về với đức Phật Bổn Sư Thích Ca, tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Quy y Tam cảo cần có niềm tin nơi sự tỏa sáng của đức Phật. Ngài là bậc giác ngộ đạt đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không ai có thể vượt đẳng cấp về hành trạng đắc đạo dưới cội cây Bồ đề năm xưa cách đây trên 2500 năm. Tất cả những giáo lý mà đức Phật tìm kiếm suy luận và cuối cùng Ngài đạt đến sự siêu việt có một không hai trên thế gian.

Chúng ta vì đức Phật, vì giáo lý Tứ Diệu Đế, vì đoàn thể Tăng già những người sẽ đem giáo pháp của Phật đến với mọi người, hướng dẫn các bạn tu hành đó. Các bạn quy y Tam bảo là quy y đức Phật, quy y giáo pháp giải thoát, quy y Tăng, một tập thể tu hành từ 4 vị trở lên gọi là “Tăng”. Khởi tâm quy y như thế khi gặp những chướng duyên mới không bị thối thất tâm bồ đề.

Lời đức Phật dạy chuyện thị phi thế gian, những thấy, nghe, hay, biết, thấy tận mắt, nghe tận tai còn chưa thật, huống gì chuyện thị phi trong chốn thiền môn. Trong Kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật dạy: “...Này Tu Bồ Đề, ông chớ bảo Như Lai khởi nghĩ thế này: ta sẽ có nói pháp, chớ khởi cái nghĩ ấy. Vì cớ sao? Nếu người nói Như Lai có nói pháp tức là phỉ báng Phật, không thể hiểu nghĩa ta đã nói. Này Tu Bồ Đề, nói pháp đó không có pháp có thể nói ấy gọi là nói pháp…”.

Trong 49 năm thuyết pháp ta không nói lời nào cả, không nên vịn vào những lời ta đã giảng, vì những điều ta nói chỉ là huyễn, có giá trị trong từng thời điểm, ai nói ta thuyết pháp người đó không phải đệ tử ta...”
 Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Lời giáo hóa của Phật còn không thật có, hà huống chuyện thị phi xuất phát từ miệng người phàm tục đồn đại không trung thực, không thật. Lời nói xuất phát từ thân huyễn, từ miệng thổi phồng không đúng, ý nghĩ vụn vặt bị ngọai cảnh chi phối, tất cả đều không thật có. Ban không nên nghe thấy chuyện thị phi nói xấu chùa mà buồn chán thối chuyển không đi chùa. Không vì chuyện thị phi vu khống tăng ni, thị phi vô lý làm mất đi tình cảm tín ngưỡng của bạn đã ký gửi tâm tư nguyện vọng của mình quy y với chư tăng ni.

II. Trong số các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê dân số năm 2009 thì số tín đồ Phật giáo là 6.802.318 người, trong đó 2.988.666 tín đồ ở thành thị và 3.813.652 tín đồ ở nông thôn, địa phương tập trung đông đảo tin đồ Phật giáo nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 1.164.930 tín đồ. Còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình phật tử và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo (theo Bách khoa toàn thư - Tôn giáo tại Việt Nam - Phật giáo).

Phật giáo tỉnh Đồng Nai có 1.000 chùa, 6.500 tăng ni, 650.000 tín đồ phật tử. Tông phong Tịnh độ Non bồng, có Tổ đình là Quan Âm Tu viện (Bửu Hòa, Biên Hòa), truyền thống tu hành 95 năm, xuất phát từ Tổ đình Bửu Quang, núi Dài, Ba Chúc (1920-2015) có 170 chùa, 1217 tăng ni, 1.715.000 tín đồ phật tử.

Với con số tự viện, tăng ni, tín đồ phật tử hiện nay, người ngoài đạo Phật chắc chắn không vừa lòng! Trên đời không ai chịu thua ai. Khi đối phương không bằng người, thì họ luôn luôn có kế họach chống phá Phật giáo bằng cách bêu xấu, mạ lỵ chùa chiền làm cho mất uy tín với cộng đồng trong nước và ngoài nước, giảm bớt sự hưng thịnh chùa chiền, tăng ni, phật tử.

Thầy sử dụng bùa ngải, không phải thầy tu

Bùa ngải không phải là pháp Phật, thần bùa ngải rất sợ Phật pháp. Phật pháp có thể hóa giải bùa ngải lúc nào cũng được. Pháp Phật, Thần chú Đại Bi, Thần chú Chuẩn Đề hóa giải lúc nào bùa ngải cũng tiêu tan. Ở những bài giảng trước, Sư đã có giảng về tác dụng của bùa ngải. Bùa ngải thuộc tín ngưỡng tâm linh dân gian, rừng núi, người phàm mắt thịt ai tin thì có tác dụng, ai không tin bùa ngải không tác dụng vào đâu. Bùa ngải có tác dụng với những người nhạy cảm, yếu lòng dễ tin. Trong chốn chùa chiền các bạn nhìn thấy vị thầy, sư nào sử dụng bùa ngải thì vị đó là thầy bùa ngải chứ không phải sa môn đệ tử Phật.

Sa môn không sử dụng bùa ngải, sử dụng là phạm giới luật Phật, thần bùa ngải cũng không dám bén mảng đến sa môn tu tịnh hạnh phạm hạnh. Giới sư là những vị thầy trong chùa đã truyền giới tam quy cho bạn, chẳng lẽ các vị nghiêm cấm lại đi sử dụng hay sao?

III. Hiện nay, một vài chùa sinh hoạt, thờ cô, cậu, ngồi ghế ngồi đồng. Một số chùa phát hành sách xem tướng số, đoán xăm giải hạn, xem ngày giờ tốt xấu, ghi tên cúng sao, hóa giải nghiệp chướng oan trái, cầu an cầu siêu cúng thánh thần bằng thức ăn sát sinh hại vật...

Tất cả những lễ lượt cúng kiến trên thuộc tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng địa phương, tín ngưỡng nhóm, tín ngưỡng gia đình, tín ngưỡng cá nhân tự phát tự sinh, tự diệt. Một số tín ngưỡng tại địa phương ảnh hưởng nhiều đến tín đồ phật tử, từ đó lan dần đến chùa chiền. Thật ra các chùa, thiền viện, tu viện Phật giáo Việt Nam không chủ trương làm các việc tín ngưỡng cúng kiến, tế lễ, mê tín dị đoan như trên.

Đạo Phật là đạo giác ngộ, ai giác ngộ thì thành Phật, "tất cả chúng sinh điều có Phật tính" (Kinh Phạm Võng). “Mỗi người đều có thể thành Phật và làm Phật, cho nên đạo Phật không phải là tôn giáo (religion), không phải là một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái” (Giáo sư Rhys Davids - Đức Phật và Phật Pháp 1964, tác giả ĐĐ.Narada).

"Đạo Phật là những giáo lý Phật dạy không phải là tổ chức tế lễ, cúng kiến, không có tín điều bắt buộc phải vâng phục theo thần linh. Không phải tôn giáo tức không phải là tổ chức tế lễ thần linh, không bắt buộc mọi người vâng phục, đi trong khuôn khổ của tín điều thần linh định đọat, do vậy nên không sát sinh hại vật". (Đạo Phật là triết học hay là một tôn giáo? - Thạc Đức)

Đạo Phật cải hóa con người trở thành những công dân tốt, cải ác tùng thiện, góp phần với xã hội, mang lại thanh bình cho xứ sở. Đạo Phật xưa nay không chú trọng lắm đến tổ chức cúng kiến linh đình, rình rang. Chùa chiền xưa nay luôn là chốn tòng lâm nghiêm tịnh, bên “thiền” cũng như bên “giáo” chư tăng ni đều tập trung vào việc thiền định, niệm Phật, tu học giới định tuệ xây dựng bản thân và hướng dẫn mọi người trong quá trình tu chứng đạt đến cứu cánh giải thoát.

Bạn ơi! Việc thờ phụng mê tín dị đoan không phải là mục tiêu chính của các chùa. Hiện nay có một số chùa thờ phụng có tính cách mê tín dị đoan là do ảnh hưởng tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng địa phương mà thôi và chắc chắn các chùa đó sẽ lần lượt cải hóa cho phù hợp với sinh họat Phật giáo. Còn chuyện thị phi là những chuyện không thật có, chư phật tử đừng để bị lôi cuốn theo dòng chảy, phí công làm con Phật bạn ạ!

“Bước chân vượt khỏi ái hà
Diệt hết nghiệp chướng quanh ta sạch liền
Nhịn nhường là giới đầu tiên
Cần tu mọi lúc tịnh chuyên sáu thời
Xả bỏ dục vọng thảnh thơi
Sắc tài danh lợi sáng ngời tâm vương
Bước ra ba cõi sáu đường
Kiến hoặc, tư hoặc chẳng vương vấn gì
Chấm dứt tham mạn si nghi
Không còn có chuyện thị phi não phiền!”

Hòa thượng Thích Giác Quang

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?

Hỏi - Đáp 18:40 02/12/2024

Lợi ích của sự thực hành các pháp Ba la mật là gì? Vì sao trong các pháp Ba la mật thì “Bố thí Ba la mật” được nói đến đầu tiên?

Quy y Tam bảo có lợi ích gì?

Hỏi - Đáp 18:15 30/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, quy y Tam bảo có lợi ích gì?

Là Phật tử nhưng tôi có thù với muỗi, như vậy phạm tội gì không?

Hỏi - Đáp 10:55 29/11/2024

Hỏi: Chuyện là năm ngoái tôi bị sốt xuất huyết, nên giờ nhìn con muỗi tôi thù nó lắm. Đợt này khu nhà tôi lại nhiều muỗi, mỗi ngày tôi vợt điện bọn nó phải chục con. Nghĩ cứ thấy thương, nhưng tôi sợ nó đốt, nó lại gây bệnh. Như thế có tội nhiều không ạ?

Chưa quy y có thể tu tập được không?

Hỏi - Đáp 09:30 29/11/2024

Hiện tại tôi ở quê, mỗi tối các già vào chùa tụng kinh, còn tôi thì do bận việc gia đình nên chưa thể đi tụng kinh được. Tôi xin hỏi là người chưa quy y có thể ở nhà tu tập, tụng kinh được không? Và nếu được thì nên tụng kinh gì, tu niệm như thế nào?

Xem thêm