Thứ bảy, 22/02/2020, 11:52 AM

Ngôi chùa nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từng sống

Tại chùa Tôn Thạnh (tỉnh Long An), nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" và truyện thơ "Lục Vân Tiên".

Chùa Việt

Chùa Tôn Thạnh ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc được xây dựng năm 1808. Ban đầu chùa có tên Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Ông Ngộ do được Thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa có diện tích khoảng 2 ha.

Chùa Tôn Thạnh ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc được xây dựng năm 1808. Ban đầu chùa có tên Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Ông Ngộ do được Thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa có diện tích khoảng 2 ha.

Cổng chùa xây dựng kiểu tam quan truyền thống, mỗi hàng cột đều có câu đối, các đầu đao hình rồng.

Cổng chùa xây dựng kiểu tam quan truyền thống, mỗi hàng cột đều có câu đối, các đầu đao hình rồng.

Theo các sử liệu, từ năm 1859 đến 1861, nhà nho Nguyễn Đình Chiểu (tục gọi là Đồ Chiểu) có đến lưu trú tại chùa. Bên ngoài cụ mang danh là mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, nhưng thực chất vẫn âm thầm làm thơ yêu nước, lãnh đạo nghĩa quân trong vùng, khích lệ bà con chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.

Theo các sử liệu, từ năm 1859 đến 1861, nhà nho Nguyễn Đình Chiểu (tục gọi là Đồ Chiểu) có đến lưu trú tại chùa. Bên ngoài cụ mang danh là mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, nhưng thực chất vẫn âm thầm làm thơ yêu nước, lãnh đạo nghĩa quân trong vùng, khích lệ bà con chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.

Tại đây, cụ Đồ Chiểu đã sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong áng văn bất hủ, có đoạn viết:

Tại đây, cụ Đồ Chiểu đã sáng tác truyện thơ Lục Vân Tiên và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong áng văn bất hủ, có đoạn viết: "Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son để lại ánh trăng rằm/Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ." Ngày nay, trong khuôn viên chùa có dựng một tấm bia kỷ niệm về cụ đồ.

Qua nhiều lần trùng tu, chùa Tôn Thạnh ngày nay là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía đông, hành lang phía tây... Không gian chính là dãy nhà gồm tiền điện, chánh điện và hậu điện sát nhau theo kiểu

Qua nhiều lần trùng tu, chùa Tôn Thạnh ngày nay là một tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, hành lang phía đông, hành lang phía tây... Không gian chính là dãy nhà gồm tiền điện, chánh điện và hậu điện sát nhau theo kiểu "sắp đọi", dạng kiến trúc phổ biến của đình chùa Nam Bộ. Công trình được xây dựng từ năm 2003 với vật liệu chủ yếu là gỗ, gạch, mái ngói lợp kiểu vảy cá.

Các đầu đao trên đỉnh mái trang trí rồng phượng, cảnh

Các đầu đao trên đỉnh mái trang trí rồng phượng, cảnh "lưỡng long tranh châu" thường thấy trong kiến trúc đình chùa Việt Nam.

Chánh điện chùa có diện tích khoảng 180 m2. Toàn bộ hệ thống chánh, tiền và hậu điện có 108 cột và nhiều vì kèo bằng gỗ.

Chánh điện chùa có diện tích khoảng 180 m2. Toàn bộ hệ thống chánh, tiền và hậu điện có 108 cột và nhiều vì kèo bằng gỗ.

Chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni, Di Đà Tam Tôn, Dược Sư Lưu Ly,... bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên phải thờ A Di Đà Phật. Có khoảng 80 tượng Phật bài trí trong chùa, hầu hết làm bằng gốm và đất nung, có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Chánh điện thờ Thích Ca Mâu Ni, Di Đà Tam Tôn, Dược Sư Lưu Ly,... bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, bên phải thờ A Di Đà Phật. Có khoảng 80 tượng Phật bài trí trong chùa, hầu hết làm bằng gốm và đất nung, có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Theo nhà chùa, gian nhà đang sử dụng làm trai đường chính là chánh điện cũ xây dựng năm 1926. Trai đường nổi bật với hệ thống cột làm bằng gỗ căm xe nguyên khối vẫn còn vững chắc, không bị mối mọt.

Theo nhà chùa, gian nhà đang sử dụng làm trai đường chính là chánh điện cũ xây dựng năm 1926. Trai đường nổi bật với hệ thống cột làm bằng gỗ căm xe nguyên khối vẫn còn vững chắc, không bị mối mọt.

Nối theo trai đường là sân Thiên tỉnh, có hòn non bộ mục đích là lấy ánh sáng và giải nhiệt. Hai bên sân là dãy hai hành lang nối xuống gian phòng nghỉ ngơi của các sư.

Nối theo trai đường là sân Thiên tỉnh, có hòn non bộ mục đích là lấy ánh sáng và giải nhiệt. Hai bên sân là dãy hai hành lang nối xuống gian phòng nghỉ ngơi của các sư.

Không gian chùa rộng rãi, rợp bóng cây xanh. Năm 1997, chùa được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Không gian chùa rộng rãi, rợp bóng cây xanh. Năm 1997, chùa được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm