Chủ nhật, 15/03/2020, 12:25 PM

Bí ẩn trong ngôi chùa Ngọc Hoàng ở Sài Gòn

Chùa Phước Hải hay người dân quen gọi là chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu. Ngôi chùa nhỏ nhưng cổ kính vẫn hàng ngày đón du khách trong và ngoài nước đến thăm. Chùa rộng hơn 2000m2 được xây dựng từ năm 1892, trong 16 năm mới hoàn thành.

 > Chùa Ngọc Hoàng, ngôi chùa cổ giữa lòng Sài Thành

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Phước Hải là một ngôi chùa cổ, với kiến trúc đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.

Chùa Ngọc Hoàng hay còn gọi là chùa Phước Hải là một ngôi chùa cổ, với kiến trúc đền chùa Trung Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Chùa xây gạch, mái lợp ngói âm dương, trang trí góc mái bằng nhiều tượng gốm màu. Trong chùa có nhiều tác phẩm nghệ thuật: tranh thờ, tượng thờ, bao lam, liễn đối, hương án… bằng các chất liệu: gỗ, gốm, giấy bồi.

Chùa Ngọc Hoàng, yên bình giữa lòng phố thị

Theo các tài liệu, ban đầu chùa có tên là Ngọc Hoàng Điện thờ Ngọc Hoàng thượng đế, kiến trúc mang đậm phong cách của người Hoa, với nhiều hoa văn họa tiết độc đáo, được xây dựng bằng gạch xưa, mái lợp ngói lưu ly với nhiều màu sặc sỡ. 

Theo sử sách ghi lại, ban đầu ông Lưu Minh (người Quảng Đông) xây dựng để thờ cúng cho việc làm ăn thuận lợi. Đến năm 1982 chùa được hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản. Kể từ đó ngôi chùa đã thuộc quản lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. 

Chùa Ngọc Hoàng mang một nét độc đáo riêng, khác với những ngôi chùa khác ở Việt Nam thường thờ Phật, chùa Phước Hải lại thờ Ngọc Hoàng. Trong chùa chỉ có duy nhất một điện thờ Phật Dược Sư. Với dân gian Ngọc Hoàng là vị thánh tối cao và cũng là vua trên trời. Chùa Phước Hải ngày nay đã trở thành một di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Ở Sài Gòn, nói đến chùa Ngọc Hoàng thì hầu như ai ai cũng đều biết. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để thắp hương mong cho những tháng ngày thật bình an, an lạc. Đây cũng là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.

Ở Sài Gòn, nói đến chùa Ngọc Hoàng thì hầu như ai ai cũng đều biết. Cứ mỗi đầu năm mới từ mùng 1 đến rằm tháng Giêng, hàng chục nghìn người dân Sài Gòn và các tỉnh lại đổ về đây để thắp hương mong cho những tháng ngày thật bình an, an lạc. Đây cũng là nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama viếng thăm hồi tháng 5/2016.

Với người Việt, đây là ngôi chùa rất linh thiêng, được nhiều du khách chọn làm nơi nghé thăm. Sự rộng mở đón khách bất kể giờ nào của ngôi chùa trăm năm tuổi là điều luôn khiến du khách cảm thấy thoải mái. Nhiều người đến để cầu tài lộc, cầu bình an hay đơn giản chỉ là tìm sự yên bình nơi cửa Phật.

Du khách khi bước vào ngôi chùa này, sẽ thấy thanh tịnh với hồ nước ở giữa sân, trong làn khói hương mờ ảo khắp sân trên ngôi chùa cổ kính.

Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải.

Ngôi chùa vốn là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ 20 theo kiểu kiến trúc Trung Hoa. Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải.

Hiện tại, nếu du khách đến chùa có thể thấy hồ chứa nước rất sạch sẽ, số lượng cá nhiều chủng loại, sống khỏe mạnh. Đặc biệt, trong hồ cá du khách sẽ thích thú khi chiêm ngưỡng chú cá trê màu trắng do người dân phóng sinh, ngoài đời rất hiếm gặp loại cá trê có màu sắc này. 

Phía bên phải hồ nước có 1 khu nuôi ba ba hay còn gọi là cua đinh và nuôi rùa. Trong hồ nuôi cua đinh có một chú cua đinh màu trắng. Những chú cua đinh bình thường có màu đen nên việc trong chùa có 1 chú cua đinh màu trắng khiến du khách thích thú. 

Rùa tại chùa Ngọc Hoàng.

Rùa tại chùa Ngọc Hoàng.

Bên trái hồ nước là nơi được xây dựng một khu chuồng để nuôi rùa cạn. Những chú rùa này được Phật tử nhiều nơi mang đến để phóng sinh. Vì phật tử phóng sinh nhiều nên nhà chùa xây thêm nơi đây để nuôi. Nhiều du khách đến thăm thường mang thức ăn cho những chú rùa này. 

Đi qua hồ nước là tháp để phật tử thắp hương trước khi vào chùa. Phía bên phải của tháp này có một hồ nước. Dưới hồ nước này cũng có rất nhiều rùa. Những chú rùa này mang theo những câu chuyện của nhiều người đến chùa cầu may, cầu tự... 

Nhìn tổng thể bên ngoài, chùa Ngọc Hoàng được bao bọc dưới tán đa cổ thủ trăm tuổi, tạo nên vẻ cổ kính, thanh tịnh. Giữa lòng phố thị ồn ào, bước vào chùa Ngọc Hoàng du khách có thể cảm nhận được sự yên bình đến lạ. Nó dường như cách ly con người ta khỏi thế giới xô bồ...

Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.

Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng.

Chùa Ngọc Hoàng với kiến trúc độc đáo thu hút 

Trong chùa có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ, mỗi gian nhà thờ là một tác phẩm kiến trúc mỹ thuật mang nét đặt sắc giữa thiên - địa giao hòa.

Gian lớn nhất là tiền điện nằm ở giữa, sau đó là trung điện và chánh điện. Gian ở giữa là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm có: Thổ địa bên trái cửa vào, Môn Quan bên phải cửa vào và Phật Dược Sư đặt ở giữa chánh điện.

Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, du khách có thể thấy được vẻ uy nguy, khuôn mặt chữ điền bình thản, hai má cao và rộng, hai tay cầm cầm tịnh liễn, đầu đội mũ bình thiên, có các văn võ đứng hầu, đây là pho tượng lớn nhất trong chùa.

Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.

Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng.

Bên trái là cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm với chiếc áo vàng nhiều cánh tay còn bên phải là cung thờ Thái Ất Chân Nhân cưỡi chim hạc ở trên cao và tứ đại kim quang, hòa thượng Đạo Minh, Bắc Phương Trấn Võ. Ngoài ra còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa đà tiên sư…

Sau đó, du khách bước vào gian trung điện, hai gian này ngăn cách nhau bởi hành lang nhỏ chỉ đủ một người đi lại. Gian bên trái từ ngoài vào, từ trước ra sau có những hương án với các tượng thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu chạm trổ tinh tế, họa tiết ấn tượng trong các tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ. 

Mười bức chạm gỗ diễn tả các hình phạt tại địa ngục được chạm khắc trên chất liệu gỗ quý.

Mười bức chạm gỗ diễn tả các hình phạt tại địa ngục được chạm khắc trên chất liệu gỗ quý.

Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, gồm có thờ các Nhị Vị song án, Mã tướng quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế, trước đó là mười bức chạm gỗ cảnh mười cửa ngục phân bổ đều trên các bức tường. Mười bức chạm gỗ diễn tả các hình phạt tại địa ngục. Nối liền 2 gian có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát… Những mảng gỗ sậm từ tường cột đến từng bức tượng tạo cho không gian một vẻ tĩnh mặc.

Trong 300 bức tượng trong chùa thì có đến gần 100 bức tượng được làm hoàn toàn bằng giấy bồi. Chỉ với giấy bồi và nan tre, các nghệ nhân đã đắp nên những bức tượng rất sống động, đầy vẻ oai nghiêm nhưng vẫn ẩn chứa sự hiền hòa, bình an. Gần trăm năm kể từ lúc những bức tượng này ra đời, vẫn còn giữ được nét mới, và hầu như chưa thấy dấu ấn thời gian tác động trên những bức tượng có một không hai này.

Mỗi gian điện thờ gắn liền với những câu chuyện thú vị mà khách thập phương truyền tai nhau. Người đến cầu tài cầu lộc thì qua điện Ngọc Hoàng. Người đến cầu tự thì vào điện Kim Hoa thánh mẫu... Khách đến cũng có những thủ tục và hành động tín ngưỡng nhất định để mong rằng lời khẩn cầu của mình sẽ thành hiện thực.

Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.

Chùa có quy định mỗi người chỉ thắp một cây nhang nhưng do quá đông khách viếng nên cả không gian chùa luôn ngập trong khói hương.

Chùa Ngọc Hoàng với chuyện cầu con, cầu duyên

Không phải ngẫu nhiên mà các hồ trong chùa Ngọc Hoàng được người dân phóng sinh nhiều cá, nhiều rùa như vậy. Trước đây, hồ nào trong chùa cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Hiện tại số cá, số rùa đã được hạn chế hơn rất nhiều so với trước kia. 

Sở dĩ có chuyện như vậy là vì nhiều người cho rằng, khi đến chùa khấn nguyện, tùy vào việc xin điều gì mà người ta phóng sinh con vật cho phù hợp. Ví như thả cá chép vàng, chép đỏ thì cầu làm ăn, cầu tài lộc; cá trê cầu sức khỏe, giải hạn; cá rô bí, ba ba là cầu qua tuổi hạn; phóng sinh chim là cầu siêu cho người đã mất... đặc biệt phóng sinh rùa để cầu con cái. 

Nói về cầu tự, ngôi chùa Ngọc Hoàng được nhiều người dân cho rằng nổi tiếng linh thiêng. Những cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Nghe đâu nếu là cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm. Nhìn bể rùa đông đúc và các tiệm bán rùa ở ngoài cổng đủ biết số lượng người cầu con đến chùa đông như thế nào.

Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu tự. Với những trường hợp linh ứng diệu kỳ về chuyện cầu con này, người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu đó trên các diễn đàn của các bà nội trợ. Tuy nhiên sẽ chẳng có ai khẳng định được rằng, chuyện con cái cứ đến đây cầu là được. Tất cả chỉ có thể là: Tùy duyên!

Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa nổi tiếng về việc cầu tự. Với những trường hợp linh ứng diệu kỳ về chuyện cầu con này, người ta có thể dễ dàng bắt gặp ở đâu đó trên các diễn đàn của các bà nội trợ. Tuy nhiên sẽ chẳng có ai khẳng định được rằng, chuyện con cái cứ đến đây cầu là được. Tất cả chỉ có thể là: Tùy duyên!

Nơi các phật tử cầu tự nằm ở phía bên trái chánh điện có treo biển “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ. Đây là nơi cầu con cái nên thường đông đúc nhất, người ra vào không dứt. Ở những điện khác trong chùa, người đến chùa tự tay thắp nhang khấn nguyện chỉ trừ nơi thờ Ngọc Hoàng ở chánh điện và ở đây có thêm người của nhà chùa giúp đỡ, như một sự kết nối với đấng thần linh.

Theo tìm hiểu từ nhiều người dến cầu tự, họ cho biết Kim Hoa thánh mẫu là vị thánh coi về việc sinh đẻ trên chốn nhân gian. Bên dưới bà là 12 bà mụ, mỗi bên 6 người tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc, người nắn tay, kẻ nắn chân, người nắn đầu, kẻ nắn mắt, người dạy trẻ tập bước, tập nói... Những người giúp đỡ họ khấn nguyện giải thích như vậy. 

Tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của. Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học.

Tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của. Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học.

Một người phụ nữ kể rằng, khi muốn cầu tự, người trong chùa sẽ cho họ một dây chỉ đỏ đeo vào tay rồi khấn. Nếu cầu con trai thì khấn xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, và ngược lại, muốn sinh con gái thì treo vòng chỉ vào các bức tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa. 

Xong phần nghi thức đó, người giúp đỡ những người cầu tự châm đèn và đọc tên tuổi người cầu con. Theo quan sát, số lượng dây chỉ đỏ ở bên nam nhiều hơn hẳn, những bức tượng cũng láng bóng hơn bên nữ, điều này thể hiện việc cầu quý tử nối dõi vẫn chiếm phần đông. 

Không biết chuyện cầu con có linh ứng hay không, nhưng dạo qua một vòng quanh chùa để hỏi han dư luận thì nhiều người cho rằng: “Cầu con ở đây linh nghiệm lắm”. 

Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.

Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.

Một người buôn bán trước cổng chùa cho biết rất nhiều trường hợp hiếm muộn đến đây xin con chỉ hai ba tháng sau đã có thai. Khi hỏi vì sao người bán hàng biết những người này đến cầu là có con như ý muốn vậy? Người này cho hay, bà bán hàng ở đây lâu năm nên việc có người đến cầu tự rồi quay lại để tạ lễ là điều không hiếm gặp. Họ chia sẻ niềm vui và tỏ lòng thành kính với chùa. 

Mỗi năm, vào đúng ngày sinh của con mình, họ đều đến đây để làm lễ tạ. Dù xa xôi mấy, trong Nam ngoài Bắc, kể cả Việt kiều cũng đều đặn quay lại tạ lễ. Người có điều kiện hơn thì may áo và tham gia vào lễ thay áo cho 12 bà mụ được tổ chức hàng năm. 

Một phụ nữ tên Ngọc chia sẻ câu chuyện của mình về ngôi chùa Ngọc Hoàng trên diễn đàn trẻ thơ. Chị cho biết, hồi chị chưa có gia đình thì cảm thấy lận đận về đường tình duyên, quen ai cũng chẳng đi đâu về đâu cả. Rồi tình cờ chị Ngọc nghe người ta nói về sự linh thiêng trong cầu duyên và cầu con ở chùa Ngọc Hoàng (tên người dân hay gọi chùa Phước Hải) nên đến cầu mong gặp được người  hợp với mình. Không lâu sau đó chị tình cờ gặp và nên duyên với ông xã bây giờ. 

Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa.

Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa.

Sau khi lấy nhau, chị có bầu nhưng không may đứa bé bị chết lưu. Vợ chồng chị đã rất khủng hoảng. Sau đó chị tiếp tục vào chùa khấn xin con và có thai trở lại. Năm nay cháu bé đã 3 tuổi và rất khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, nhiều người được hỏi có tin vào sự linh ứng ở đây không thì họ chia sẻ thật tình: “Có bệnh thì vái tứ phương em ạ, hiếm muộn khổ lắm. Giờ không nhờ được bác sỹ thì chỉ biết đặt niềm tin vào tâm linh thôi em. Biết đâu đấy lại may mắn có được một đứa con thì sao, sống cần phải có hy vọng em ạ”. 

Chia sẻ với phóng viên, một nhà sư cho biết: “Tín ngưỡng tôn giáo vốn là để con người khi khổ đau, tuyệt vọng nhất trao gửi niềm tin và là chỗ dựa. Nhưng tin tưởng không có nghĩa là mê tín, để kẻ xấu lợi dụng moi tiền của. Phật tử hiếm muộn, trước tiên nên nhờ đến y học. Cầu con hay cầu duyên là biện pháp giúp tâm an, tăng thêm sự tin tưởng. Song song đó, Phật tử nên làm nhiều việc thiện, tâm an bình thì phước lành sẽ sớm đến”.

Không chỉ có những đóng góp cho hoạt động tín ngưỡng, văn hóa, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hòa thượng Thích Vĩnh Khương của chùa Ngọc Hoàng còn tổ chức nuôi giấu cán bộ cách mạng. Chùa Ngọc Hoàng cũng là một địa điểm giấu quân của quân giải phóng.

Những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật của điện thờ, và đặc biệt là những pho tượng bằng giấy bồi độc đáo, chùa Ngọc Hoàng đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1994. Hàng năm vào ngày 9 tháng Giêng, chùa tổ chức lễ vía Ngọc Hoàng, đây thật sự là một ngày lễ hội cho người đến chùa trong những ngày đầu năm mới.

Theo: Baophapluat.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bảo vật quốc gia chuông chùa Thiên Mụ

Chùa Việt 09:28 19/12/2024

Chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Huế mà còn là một công trình kiến trúc và văn hóa có giá trị lịch sử sâu sắc.

Độc đáo ngôi chùa cổ ở TP. HCM được trang trí bằng 30 tấn mảnh sành, sứ

Chùa Việt 09:37 18/12/2024

Mất khoảng 20.000 ngày công để gắn hơn 30 tấn mảnh sành, sứ phế liệu lên toàn bộ công trình, chùa An Phú sở hữu nhiều kỷ lục Việt Nam, trở thành ngôi chùa có kiến trúc độc đáo bậc nhất TPHCM.

Truyền thuyết ly kỳ ở ngôi chùa cổ có mái xanh nổi bật TPHCM

Chùa Việt 10:02 09/12/2024

Không chỉ là một trong những ngôi chùa cổ nhất TPHCM, chùa Huê Nghiêm còn lưu truyền truyền thuyết ly kỳ về người phụ nữ giàu có, sau khi chết tái sinh thành công chúa.

Chiêm ngưỡng nhiều cảnh “độc, lạ” ở chùa Linh Sơn

Chùa Việt 09:37 07/12/2024

Nằm trên gò cao bên triền núi Ba Thê, chùa Linh Sơn có kiến trúc nghệ thuật độc đáo trong quần thể di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn). Từ lâu, nơi đây được xem là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng khắp vùng. Tham quan ngôi chùa trăm năm tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận vẻ đẹp an yên, thanh tịnh ở đây.

Xem thêm