Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 01/10/2019, 16:02 PM

Nhà chùa và nhà thương

Quan hệ nhà thương - nhà chùa không thay đổi do gặp ở chỗ đạo đức căn bản: nhân đạo. Nhà sư thấm đẫm tư tưởng cứu người, độ người rốt ráo, cao siêu; thầy thuốc lấy tôn chỉ cứu sinh mệnh chăm sóc sức khỏe con người làm mục đích hành nghề, tôn quý.

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về chùa Việt

Đại đức Thích Minh Hòa khám cho bệnh nhân.. Ảnh: Thanh Niên

Đại đức Thích Minh Hòa khám cho bệnh nhân.. Ảnh: Thanh Niên

"Nhà chùa", rõ ràng về ngữ nghĩa: cơ sở Phật giáo chuẩn mực, trang nghiêm thanh tịnh, tam bảo - sự hoằng pháp lợi sinh- tu học tinh tấn; có trụ trì coi sóc lãnh đạo hướng dẫn và hành tập cùng quý tăng ni thuộc quyền; có tư cách pháp nhân hành chính trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam...

"Nhà thương" là dụng chữ ở VNCH (miền Nam) trước 1975, chỉ các bệnh viện - cơ sở y tế. Từ "thương" nội hàm nhân đạo, thương xót, cưu mang... Nhà thương là nơi nhân đạo, giúp đỡ, cứu chữa bệnh nhân. "Nhà thương thí" là  cơ sở y tế công lập của nhà nước, phục vụ bất vụ lợi, không thu tiền mà còn hỗ trợ chi phí hay nhu yếu phẩm cho bệnh nhân và người nuôi bệnh, thân nhân. "Thí" theo nghĩa cho không, "thí vàng", "vô úy thí"...Nhà thương thí là chỗ rất nhân đạo, từ thiện, phân biệt với nhà thương tư chích thuốc trị bệnh thu tiền. Ngày nay, về từ ngữ, các từ như "nhà thương", "nhà thương  thí" không còn dùng, về thực tế, mô hình hoạt động của hệ thống y tế cũng có khác.

Bài liên quan

Song, quan hệ nhà thương - nhà chùa không thay đổi do gặp ở chỗ đạo đức căn bản: nhân đạo. Nhà sư thấm đẫm tư tưởng cứu người, độ người rốt ráo, cao siêu; thầy thuốc lấy tôn chỉ cứu sinh mệnh chăm sóc sức khỏe con người làm mục đích hành nghề, tôn quý. Từ đó, giao cắt "nghề nghiệp" hình thành tương đồng gần gũi trong trang phục chuyên môn bluse và tu phục cà sa, cho dù tu hành không phải là nghề nghiệp theo cách hiểu phàm tình - gần gũi đặt trong quan hệ phục vụ nhân sinh.

Ở Việt Nam, ở miền Nam, hoạt động của các phòng thuốc đông y thuộc Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam khá độc đáo trong lý luận phước hệ song tu, lấy công tác đông y từ thiện và hành nghề y làm phương châm tu tập và cũng có dựa trên căn bản phật học. Ở đâu có cơ sở Tịnh độ cư sĩ đương nhiên có phòng thuốc đông y! Đặc điểm này làm sâu sắc quan hệ "nghề" y và phật, nhà chùa - nhà thương, thầy thuốc và tu sĩ là một! Phước hệ song tu, lấy nghề thuốc làm sự tu hành.

Các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu hội đủ điều kiện đều duy trì phòng thuốc Nam cho dù không đương nhiên "có" như với các cơ sở Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam. Trải nghiệm làm truyền thông Phật giáo giúp tôi có cơ hội đến tận các chùa có cơ sở đông y ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ...

Đại đức Thích Linh Toàn hàng ngày vẫn phơi thuốc, sao thuốc phục vụ bệnh nhân miễn phí tại Tuệ tĩnh đường Linh Quang Đà Lạt

Đại đức Thích Linh Toàn hàng ngày vẫn phơi thuốc, sao thuốc phục vụ bệnh nhân miễn phí tại Tuệ tĩnh đường Linh Quang Đà Lạt

Bài liên quan

Ở Bạc Liêu, chùa An Thạnh Linh ở huyện lỵ Hòa Bình có một cơ sở y tế từ thiện với đặc điểm khác biệt là điều trị bằng tây y. Cà Mau, phòng thuốc chùa Kim Sơn ở phường 8 là một ví dụ. Nhưng hoạt động y tế hiệu quả và thường xuyên nhất lại ở một ngôi chùa thuộc ngoại ô, chùa Thiện Phước ở ấp 3 Tắc Vân - TP Cà Mau: hoạt động sưu tầm điều  trị bệnh bằng đông y bao gồm châm cứu khá hữu hiệu, có tiếng trong vùng. Một lý do chính bởi vị sư trụ trì Thích Thiện Phước (Trang Sa Bo) xuất thân từ nghề đông y tại cơ ở Tịnh độ cư sĩ.

Ở thiền viện Trúc Lâm phương Nam (Cần Thơ), khi xây dựng, cơ sở đông y từ thiện đã có trong thiết kế các hạng mục! Hạ tầng cơ sở này khá tốt trong hệ thống công trình Phật giáo lớn của vùng.

Tỉnh bên cạnh, Vĩnh Long, phòng thuốc ở thiền viện Ngọc Hạnh có đội sưu tầm thuốc đông y được nhiều người biết đến....

Với góc nhìn phàm tình thuần chuyên môn không xét đến yếu tố tôn giáo, tâm linh, đã thấy sự gần gũi "nghề" thuốc và "nghề" tu sĩ phật giáo có ý nghĩa sâu sắc trong sự phục vụ nhân quần. Còn nếu ngẫm sâu nhìn kỹ xét đến tâm linh, sự giao cắt kia càng bất khả tư nghị.

Miên man tản mạn ngẫm suy và mạo mạo viết, hy vọng được chia sẻ…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm