Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nữ tiến sỹ quy y Phật pháp, tự nguyện khám chữa bệnh cho người nghèo

Trước khi quy y cửa Phật để khám chữa miễn phí cho người nghèo, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng làm việc ở một bệnh viện lớn. Cơ duyên đến với Phật pháp của nữ bác sỹ chợt đến trong một lần đến thăm ngôi chùa.

Phòng khám chữa bệnh miễn phí ở chùa

Tại Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên (TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), sư bác Thích Nữ Diệu Nhân khám và trò chuyện với các bệnh nhi vô cùng thân thiện, chuyên nghiệp. Hỏi ra mới biết, trước khi quy y cửa Phật, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân từng là Phó chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương và đã hai lần sang Pháp làm nghiên cứu sinh.

Sư Thích Nữ Diệu Nhân đang khám cho bệnh nhânỞ vị trí ấy nhiều người mơ không được, vậy mà tiến sĩ Hà (tên tục của sư bác Thích Nữ Diệu Nhân) đã dám từ bỏ để đến nương náu chốn thiền môn. Hỏi duyên cớ để có một quyết định thay đổi cả cuộc đời như vậy, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân chia sẻ: “Tất cả là do duyên phận. Mình có duyên với cửa chùa thì trước sau gì mình cũng sẽ đến ăn mày cửa Phật thôi”.

Empty

10 năm trước, khi lần đầu tiên đến lễ ở chùa Hà Tiên, bác sĩ Hà đã được nghe Thượng tọa Thích Minh Trí chia sẻ về dự định sẽ xây một bệnh viện từ thiện ngay tại chùa để khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo khó.

Bài liên quan

Kể từ thời khắc đó, dự định tốt đẹp ấy của sư trụ trì cứ ám ảnh trong tâm trí bác sĩ Hà. Bác sĩ Hà bảo, bà luôn ao ước sẽ góp một chút công sức, chung tay cùng sư thầy để cứu giúp những người nghèo.

Năm 2014, bỏ lại công việc mà nhiều người mơ ước, bác sĩ Hà quyết định đến chùa Hà Tiên quy y.

Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên

Tuy chưa thể ngay lập tức xây dựng được bệnh viện như dự định ban đầu, sư thầy Thích Minh Trí và sư bác Thích Nữ Diệu Nhân đã quyết định thành lập phòng khám đa khoa từ thiện trước. Phòng khám được bố trí 2 tầng trong khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông của chùa Hà Tiên.

Hãy chia sẻ những lợi lạc của bạn với chúng tôi

Hãy chia sẻ những lợi lạc, tình thương và niềm vui sống khi ngộ Đạo, biết Phật và hướng tới cuộc sống trắc ẩn và giàu long yêu thương, tới BBT Phatgiao.org.vn. Ý kiến, tâm sự và vẻ đẹp trong từng câu chữ của bạn giúp đời sống được an lạc hơn, cho chính bạn, gia đình và chúng sinh trên cõi đời này.

Hãy chia sẻ với chúng tôi sự hiểu biết, tâm sự, và lòng từ bi về cuộc sống qua đây, bạn nhé!

Phatgiao.org.vn – Cổng thông chính thống thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chuyên mục đặc trưng dành cho bạn: Phật giáo và Người trẻ - giúp bạn làm cầu nối để bày tỏ niềm an lạc.

A di đà Phật.

Ở Phòng khám đa khoa chùa Hà Tiên, bệnh nhân tới khám rất đông chật cứng nhưng không có sự nhộn nhạo, ồn ào như những phòng khám thông thường khác. Ở đây, mọi người trật tự và quy phép. Lần lượt bệnh nhân nào đến trước sẽ được khám trước.

Bế đứa cháu gái mới chưa đầy tháng tuổi trên tay, bà Nguyễn Thị Loan lo lắng cho biết, từ hôm qua cháu của bà không chịu bú mẹ lại sốt nhẹ nên bà phải đưa tới đây để sư bác khám. Bà Loan bảo, bà đã từng đưa cả cháu nội lẫn cháu ngoại đến đây để được khám chữa miễn phí.

Bà Loan nói: “Nhà tôi hoàn cảnh, đến đây không những không mất tiền mà sư bác lại chữa mát tay lắm. Sư bác chỉ khám rồi cho uống thuốc là chúng khỏi ngay. Làng tôi nhiều người đưa con cái đến đây khám lắm”.

Cũng đang ngồi ngoài phòng đợi, chị Nguyễn Thu Hồng chia sẻ: “Dù nhà tôi ngay cạnh Trung tâm y tế huyện nhưng vẫn bắt taxi để đưa con tới đây. Nhà tôi có con nhỏ nên phải đưa con đến các bệnh viện, các phòng khám tư nhiều rồi nhưng tôi chưa thấy ở đâu thái độ phục vụ lại nhẹ nhàng, thân thiện như phòng khám từ thiện này.

Cảm giác như con mình đang được chính người thân khám cho vậy. Ở đây sư bác cùng với các y bác sĩ khác không chỉ khám, chữa bệnh mà còn hỏi han, trò chuyện. Ở đây còn sử dụng thuốc cũng kết hợp cả Đông, Tây y chứ không dùng kháng sinh liều cao cho nhanh khỏi bệnh như nhiều nơi khác”. 

Dù đã khám, chữa bệnh được cho rất nhiều bệnh nhân nhi nhưng sư bác Thích Nữ Diệu Nhân nhớ nhất là niềm vui của bố mẹ bé Nguyễn Minh Đức ở huyện Lập Thạch. Ngay từ khi mới lọt lòng, chân tay bé đã bị gãy từng khúc. Cha mẹ bé Đức đã đưa con đi khám ở nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương nhưng vẫn không tìm ra căn nguyên của bệnh.

Nghèo khó, con lại thường xuyên phải đi bệnh viện nên gia đình bé Đức dần khánh kiệt. Bố mẹ bé cũng đã định buông xuôi. Đang trong lúc bế tắc, họ được một người quen mách tới Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên.

Tại đây, bé Đức đã được sư bác Diệu Nhân chụp X- quang và gửi phim sang Pháp nhờ nghiên cứu bệnh án. Đồng thời sư bác cũng cầu cứu một số giáo sư đang công tác tại một số bệnh viện lớn.

Cuối cùng, trực tiếp tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Ngọc Sơn cùng đoàn bác sĩ từ thiện của Bệnh viện Việt Đức đã phối hợp đội ngũ y, bác sĩ của phòng khám đa khoa từ thiện điều trị cho bé Đức. Kết quả bệnh lạ của bé Đức đã được chữa khỏi trong niềm sung sướng tột cùng của bố mẹ.

Tấm lòng của những lương y

Ở Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên, ngoài sư bác Thích Nữ Diệu Nhân còn có 5 bác sĩ khác thuộc khoa nội, ngoại, Đông y và gần 20 điều dưỡng thường xuyên có mặt ở phòng khám. Trên tầng 2, khoa Đông y, bà Thẩm Thị Định (65 tuổi quê Hạ Hòa, Phú Thọ) được lương y Phạm Thị Nguyệt đang xoa bóp, bấm huyệt.

Bà Định cho biết, bà bị thoái hóa xương khớp đã mấy năm nay và cũng đã đi khám, chữa ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không đỡ. Do gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn nên bà cũng không dám đi tới các bệnh viện tuyến trên cũng như các phòng khám tư nhân.

Mấy hôm trước, bà có xem chương trình Việc tử tế trên VTV1 thấy đưa thông tin về Phòng khám Đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên nên đã bắt xe tới đây. Tại đây, sư bác Thích Nữ Diệu Nhân bảo bà cứ ở lại chùa 10 ngày để xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.

Bài liên quan

Bà mới chỉ ở có 3 ngày mà đã thấy bệnh đỡ hơn rất nhiều. Bà xúc động tâm sự: “Tôi ở đây vừa được chữa bệnh miễn phí, lại được ăn cơm bố thí của nhà chùa. Các bác sĩ ở đây chữa bệnh tận tình lắm”.

Sau gần 2 năm hoạt động, Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên đã đón tiếp tới hơn 5.000 lượt bệnh nhân. Trong đó có khoảng 2.000 lượt bệnh nhân được khám và chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. Số còn lại được miễn phí một phần.

Empty

Sư bác Thích Nữ Diệu Nhân chia sẻ: “Trong suốt quá trình hoạt động, phòng khám đã nhận được rất nhiều sự tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, tình nguyện viên cả về vật chất và sức lực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh”.

Rất nhiều các bác sĩ, tiến sĩ thuộc các bệnh viện lớn như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 108, Bệnh viện 103, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương… hàng tháng vẫn định kỳ đến chùa Hà Tiên thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho những người nghèo. Một số bác sĩ đã nghỉ hưu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng tự nguyện đến đây làm việc thiện giúp đời.

Sư bác Thích Nữ Diệu Nhân tâm sự: “Tâm nguyện của tôi là phòng khám trở thành địa chỉ tin tưởng để kết nối những tấm lòng nhân ái của các y, bác sĩ trên khắp cả nước với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, thương bệnh binh, người già, trẻ nhỏ và người khuyết tật…

Ngoài những đối tượng được miễn phí hoàn toàn thì những người còn lại, phòng khám cũng chỉ lấy một chút chi phí cần thiết nhất để đảm bảo trang trải cho các hoạt động ở đây”.

Với tâm nguyện “từ bi từ hành động” các y, bác sĩ tại Phòng khám đa khoa từ thiện chùa Hà Tiên đã trở thành những “Phật sống” của nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Họ đến đây, ngoài việc được khám, chữa bệnh như nhiều nơi khác còn có cảm giác được tĩnh tâm.

Khi họ bước chân vào cổng chùa họ sẽ có cảm giác được Phật che chở, tâm bệnh vì thế mà cũng nhẹ nhàng hơn, bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

Bệnh nhân cảm nhận về Phòng khám chùa Hà Tiên

Nhiều bệnh nhân đã ghi lại cảm nhận chân thành của mình trong cuốn sổ lưu niệm tại Phòng khám từ thiện chùa Hà Tiên sau khi đến khám và điều trị tại đây.

Bà Thẩm Thị Định (SN 1951, trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), một người nghèo đã viết: “Tôi có bệnh trong người, lúc nào cũng đau nhức không ăn, không ngủ được. Được người thân giới thiệu Phòng khám từ thiện chùa Hà Tiên, nên tôi đã tìm đến để xin được điều trị. Tôi được các y, bác sĩ và các sư thầy cho ăn uống, ngủ nghỉ. Sau một tuần điều trị, bệnh tình đã thuyên giảm được khoảng 80%. Trong thời gian lưu trú tại chùa, bản thân nhận được sự phục vụ hết sức ân tình, chu đáo của mọi người. Tôi thật sự xúc động và biết ơn phòng khám”.

Cơ duyên của nữ tiến sỹ với Phật pháp

Cuối năm 2005, trong một lần ghé thăm chùa Quang Ân (tọa lạc tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), nữ bác sĩ Hà đã được nghe sư thầy trụ trì Thích Minh Trí giảng về những triết lý nhà Phật, cũng như nói về nguyện vọng muốn xây dựng một bệnh viện từ thiện để cứu giúp người nghèo.

“Khi đó đầu óc tôi như được khai sáng, bản thân như tìm được một thứ gì đó vô hình mà bấy lâu vẫn mòn mỏi kiếm tìm. Thời khắc ấy, tôi cảm thấy mình thực sự có cơ duyên với Phật pháp”, sư thầy Diệu Nhân xúc động nói.

Sau lần giác ngộ đó, nhiều lần bác sĩ Hà thổ lộ tâm nguyện muốn được quy y cửa Phật với gia đình nhưng bị mọi người ra sức ngăn cản. Bẵng đi vài năm, bác sĩ Hà không nhắc lại tâm nguyện ấy với gia đình nữa. Thời gian sau đó, bác sĩ Hà thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện do chùa Quang Ân cũng như Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức như khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.

Bác sĩ Hà luôn tâm niệm, cứu người không chỉ cứu chữa về thể xác mà còn phải giúp họ cả về mặt tinh thần. Phật pháp là liều thuốc hiệu quả nhất để giúp con người trị về tâm bệnh, giúp họ làm việc thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, thanh thản trong cuộc sống.

Thiện Đức (biên tập, tổng hợp từ VNExpress.net, Giadinh.net.vn)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Phật pháp và cuộc sống 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Phật pháp và cuộc sống 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Tôi và Sư cô Huệ Hải: Tu hành có bạn

Phật pháp và cuộc sống 11:27 25/04/2024

“Tu học là mãi mãi, pháp lữ là thiên thu!” - Đó là câu nói của chúng tôi trên bước đường tu nhân học Phật, phụng sự đạo pháp.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Phật pháp và cuộc sống 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm