Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 04/09/2020, 23:42 PM

Lợi ích của việc cho trẻ em nghe Kinh, Chú

Được sống trong một gia đình Phật giáo rất có ích cho trẻ em bởi những giáo lý của Đức Phật sẽ giúp cho con trẻ hướng thiện, tránh làm những việc xấu. Đây cũng chính là những giá trị mà các bậc làm cha làm mẹ đều hướng đến khi dạy dỗ con cái.

Có nên cho trẻ em nghe kinh, chú, hoặc tham dự khóa tu chung với người lớn?

Chúng ta thường nghe tạo nhân nào hưởng quả nấy, vì vậy nếu gieo cho trẻ nhỏ những hạt mầm thiện ngay từ nhỏ thì chắc hẳn các em khi lớn lên sẽ trở thành một người có tâm thiện, một công dân có ích cho xã hội. Nếu trẻ có một trái tim nhân hậu và mỗi ngày chỉ cần làm một việc tốt thôi thì mọi khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống sẽ bị đẩy lùi. Những vất vả mà bạn đã trải qua để nuôi con khôn lớn chính là nhân lành để ngày hôm nay bạn có thể khởi tâm tùy hỷ với những công đức đó.

Thông thường, trẻ con sẽ thích âm nhạc, và các cha mẹ có thể thay thế các bài hát và lời ru thông thường bằng những lời kinh, câu chú và các bài hát Phật giáo. Thực tế, đã có nhiều gia đình thực hiện phương cách này, họ đã đọc các bài chú cho con nghe khi đứa trẻ quấy hay buồn ngủ, thì thấy đứa trẻ phản ứng rất tích cực. Hoặc trong một số gia đình, khi cha hoặc mẹ tụng Kinh, đọc Chú đã cho con cùng nghe, sau nhiều lần như thế đứa trẻ đã dần quen với việc nghe Kinh. Đây là những phương cách đơn giản nhưng hữu hiệu để giúp cho cha mẹ và con cái chia sẻ cuộc sống tâm linh.

Để con trẻ thấm nhuần tinh thần giáo lý đạo Phật trong đời sống và biết thực hành thiền, chúng ta cần đưa Phật pháp vào đời qua nhiều hình thức khác nhau để hiệu quả giáo dục được cao nhất. Ảnh minh họa.

Để con trẻ thấm nhuần tinh thần giáo lý đạo Phật trong đời sống và biết thực hành thiền, chúng ta cần đưa Phật pháp vào đời qua nhiều hình thức khác nhau để hiệu quả giáo dục được cao nhất. Ảnh minh họa.

Xin lỗi Phật, con từng nghĩ sẽ quay lưng với chùa

Để con trẻ thấm nhuần tinh thần giáo lý đạo Phật trong đời sống và biết thực hành thiền, chúng ta cần đưa Phật pháp vào đời qua nhiều hình thức khác nhau để hiệu quả giáo dục được cao nhất. Trẻ em chóng thích, nhanh chán nên chúng ta cần linh động thay đổi, đan xen và kết hợp các hình thức giáo dục với nhau một cách hợp lý và đúng thời để tránh sự nhàm chán một màu khiến các em mất đi hứng thú. Các gia đình Phật tử cũng có thể họp mặt nhau mỗi tuần hay mỗi tháng để cùng nhau tu học. Thay vì chỉ dẫn con đến trường học đạo và để người khác dạy chúng, thì việc cùng nhau thực hành sẽ mang đến cơ hội để cha mẹ và con cái với thời khóa biểu bận rộn của mình, vẫn có thể trải qua những khoảng thời gian yên tĩnh bên nhau. Ngoài ra, việc làm này cũng giúp các gia đình Phật tử có thể gặp gỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Một số hoạt động có thể chuẩn bị cho trẻ như là tập các bài hát Phật giáo, các bài kinh chú, học lạy Phật và dâng cúng phẩm vật trên bàn thờ, và tập thiền quán niệm trong một thời gian ngắn.

Đồng thời các bậc phu huynh có thể mua cho con cách sách về Phật giáo dành cho trẻ em, cho các con xem các video về Đức Phật, Phật giáo. Ban đầu chúng ta nên cho các con hiểu được những nội dung cơ bản, dễ hiểu nhất về đạo Phật. Điều cốt yếu là hướng cho các con những điều thiện lành, tốt đẹp. Dần theo thời gian, các con sẽ hiểu sâu về giáo lý của Đức Phật.

Ban đầu chúng ta nên cho các con hiểu được những nội dung cơ bản, dễ hiểu nhất về đạo Phật. Điều cốt yếu là hướng cho các con những điều thiện lành, tốt đẹp. Dần theo thời gian, các con sẽ hiểu sâu về giáo lý của Đức Phật. Ảnh minh họa.

Ban đầu chúng ta nên cho các con hiểu được những nội dung cơ bản, dễ hiểu nhất về đạo Phật. Điều cốt yếu là hướng cho các con những điều thiện lành, tốt đẹp. Dần theo thời gian, các con sẽ hiểu sâu về giáo lý của Đức Phật. Ảnh minh họa.

Một số lời dạy của Đức Phật về hiếu hạnh

Ngay từ khi mang thai, người mẹ có thể đọc tụng mỗi ngày một bộ kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện hoặc niệm ngàn câu danh hiệu Địa tạng Vương Bồ tát. Với việc đọc tụng, lễ lạy chân thành, tha thiết như thế sẽ đem đến một hiệu quả bất khả tư nghì. Vậy thì việc giáo dục thai nhi theo tinh thần Phật giáo là điều vô cùng quan trọng. Người phụ nữ mang thai nên thực hành theo những điều nêu trên để chào đón một đứa trẻ vừa khỏe mạnh, thông minh vừa có nhiều đức tính tốt, lớn lên sẽ là những người đệ tử Phật chân chính hoặc là những người hộ trì cho chánh pháp, xây dựng xã hội phồn vinh.

Một gia đình quy y, tức là gia đình đó có Phật ngự, hạnh phúc tràn đầy đến với gia đình. Mỗi tối, cả nhà cùng đến bàn thờ ngôi Tam bảo, phát tâm tụng niệm cho có lực hộ. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm