Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 10/01/2013, 10:16 AM

Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam

Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm. Tuy nhiên, vai trò của Nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc hòa nhạc phục vụ các nghi lễ 

Nhã nhạc, có ý nghĩa "âm nhạc tao nhã", ra đời từ thế kỷ thứ XV đến giữa thế kỷ XX, là thể loại âm nhạc được trình diễn trong cung đình Việt Nam vào các cuộc tế, lễ gắn với các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: lễ đăng quang, lễ tang hoặc những dịp đón tiếp chính thức.

 

Nhã nhạc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc dưới thời nhà Chu (thế kỷ VI - III TCN). Về sau, Nhã nhạc được lan tỏa sang các nước láng giềng như: Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Tuy được xem là tài sản chung nhưng nhã nhạc của mỗi nước đều có điểm riêng biệt. Ở Việt Nam, Nhã nhạc bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ XV, nhưng phải đến thời kỳ nhà Nguyễn mới phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ uyên bác. Các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng và phát triển Nhã nhạc, và loại hình âm nhạc này trở thành một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại.

Đặc trưng của Nhạc cung đình là tính bao trùm đối với tất cả các bộ môn âm nhạc khác, từ Lễ nhạc (dùng vào các cuộc tế lễ lớn nhỏ của cung đình, trong các chùa miếu), nhạc thính phòng, sân khấu, kể cả các vũ điệu, mà mỗi bộ môn đều có những nghệ sĩ thượng thặng chuyên sáng tạo và biểu diễn. Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản, v.v. của Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. Các buổi trình diễn Nhã nhạc thường huy động rất nhiều diễn viên ca múa và xiêm y phong phú với những trang trí lộng lẫy và tinh tế.

Nhạc khí dùng trong Nhạc cung đình được "chế tạo tinh vi, chạm cẩn khéo léo, tinh xảo hơn nhạc khí dùng trong dân gian, lại có đầy đủ màu âm: tiếng kim, tiếng thổ, tiếng trong, tiếng đục, tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng da, tiếng đá (khánh), tiếng đồng. Về độ cao có tiếng trầm của dây đài đàn tỳ bà, tiếng cao vút vi vu của tiếng sáo"***.

Dàn Đại nhạc là dàn nhạc quan trọng trong hệ thống nhạc lễ cung đình Huế, được diễn tấu dưới các trình thức quan trọng trong các buổi lễ, thường được dùng trong các lễ tế như: tế Nam Giao, tế miếu, Đại triều, v.v. Đây là dàn nhạc có âm lượng lớn, chủ yếu là dàn trống và kèn, kèm theo các nhạc cụ gõ và hơi khác như: bồng, não bạt (chũm chọe), mõ sừng trâu, trống cơm, kèn bầu, kèn lỡ và trong rất ít trường hợp là đàn nhị.

So với Đại nhạc, dàn Tiểu nhạc có bài bản âm nhạc tương đối ổn định hơn và mang màu sắc trang nhã, vui tươi, thường được dùng trong các buổi yến tiệc của triều đình, trong các lễ đại khánh, dịp tết nguyên đán. Nhiều bài bản tiểu nhạc còn có lời ca. Nhạc khí của Tiểu nhạc bao gồm: trống bản, não bạt, mõ sừng trâu, phách tiền, tam âm la, trống chiến, sáo, đàn tam, nhị, tỳ bà và đàn nguyệt. Trong tất cả các bài bản trình diễn, người diễn viên phải hết sức tập trung để theo kịp và phối hợp nhịp nhàng với dàn nhạc và diễn viên khác tiến hành nghi lễ.

Nhã nhạc đã trở thành một phần thiết yếu của nghi lễ cung đình Việt Nam với hàng trăm nghi lễ khác nhau hằng năm. Tuy nhiên, vai trò của Nhã nhạc không chỉ giới hạn ở việc hòa nhạc phục vụ các nghi lễ mà còn cho thấy là một phương tiện giao tiếp và thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh và các vua chúa thời phong kiến, cũng như truyền tải được những tư tưởng triết lý và tri thức về vũ trụ của người Việt Nam.

 

Nhã nhạc được UNESCO công nhận là Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại vào ngày 07 tháng 11 năm 2003.

Nguy cơ và thách thức:

Trong thế kỷ XX, Việt Nam đã trải qua nhiều biến cố, đặc biệt là sự sụp đổ của chính quyền phong kiến và nhiều thập kỷ chiến tranh, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của Nhã nhạc. Bối cảnh và chức năng xã hội truyền thống của Nhã nhạc cũng đã bị mất đi. Mặc dầu vậy, cùng với những sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương và trung ương, và các cơ quan, tổ chức nước ngoài, những nhạc công duy nhất còn sống đã lao động cật lực với mong muốn khôi phục và mang lại cho Nhã nhạc một sức sống mới. Một số bài bản Nhã nhạc đã được phục hồi trong các nghi lễ tôn giáo và đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho âm nhạc đương đại Việt Nam.

Kế hoạch hành động:

Đây là một bộ môn âm nhạc vô cùng tinh vi mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa nhận thức được đầy đủ giá trị của nó. Theo các nhà nghiên cứu, Nhã nhạc cần phải được dựng lại một cách trung thực các dàn Đại Nhạc, Nhã nhạc như ngày xưa, từ nhạc cụ, trang phục nhạc công đến phong cách biểu diễn qua việc tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan đến Âm nhạc cung đình Huế, xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh công tác tư liệu hóa qua sách vở, ảnh, phim, băng nhạc, đĩa hát, v.v., đặc biệt là công tác tư liệu hóa từ những nghệ nhân, nhân chứng còn sống còn hiểu biết về âm nhạc cung đình qua việc kịp thời thu băng, chụp hình, quay phim những diễn xuất giai điệu, ca từ mà họ trình bày. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chế độ tôn vinh và đãi ngộ thích đáng đối với các nghệ nhân nhằm khuyến khích việc truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp.


***
GS.TS. Trần Văn Khê

Theo Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTTDL)


CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Chuyện kỳ bí từ một cây sao

Phong tục tập quán 21:37 06/10/2018

Hướng dẫn chúng tôi đến tận gốc cây sao to lớn đang ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, tâm linh, ông Lý Thum, ngụ ấp Đại Thọ nói khẽ: “Cây sao này nghe nói đã trên 700 năm rồi mà vẫn tươi tốt quanh năm. Nhiều người tới đây thắp nhang cầu nguyện lắm vì cây rất “thiêng”. Đã có những câu chuyện tâm linh xảy ra với người đã dám cưa cây để lấy gỗ. Từ đó ban đêm không ai dám bén mảng đến đây”.

Rộn ràng làng nghề làm lồng đèn giấy

Phong tục tập quán 09:20 23/09/2018

Điều đáng phấn khởi là công việc này rất đơn giản, dễ làm, không cần vốn, người cao tuổi lẫn trẻ em đều có thể thực hiện do không phụ thuộc thời gian, sức khỏe, trình độ học vấn.

Trung thu sắp về nơi xóm nhỏ…

Phong tục tập quán 14:03 14/09/2018

Ánh trăng vằng vặc ngày rằm chia sẻ niềm vui trong trẻo, hạnh phúc cho con trẻ mọi nhà dù nơi giàu có, hay còn nghèo khó như ở xóm  Ao Đình ngày nay... Trăng Trung Thu sẽ rất tuyệt vời! Muôn đời vẫn vậy…

Hương cốm gọi thu về

Phong tục tập quán 12:07 13/09/2018

Cứ mỗi độ gió heo may về, giăng giăng ngập tràn lối phố thì cũng là thời khắc báo hiệu một mùa thu bắt đầu tới! Mùa thu ở mỗi vùng miền lại mang đến cho con người ở đó những khoảng khắc, nét thi vị riêng biệt mà khi đi xa người ta thường không dễ gì quên được. Với thủ đô Hà Nội, mùa thu được mọi người biết tới không chỉ có cái hanh hao của nắng vàng, chút gió heo may se se lạnh, lá vàng rụng rơi ngập phố, mà ở đó còn có còn có mùi hương hoa sữa nồng nàn, những trái sấu chín vàng rụng hoài trên ngõ vắng, và mùi của hương cốm…

Xem thêm