Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 05/12/2020, 09:25 AM

Nhà sư Myanmar cưu mang rắn trong đền thờ, xem chúng là con cái

Nhà sư Wilatha cho biết mình đang cố gắng góp phần cứu những con rắn khỏi chợ đen, cũng như bảo vệ hệ sinh thái.

Theo Reuters, Wilatha, một nhà sư 69 tuổi, đã mở nơi trú ẩn cho các loài rắn tại tu viện Seikta Thukha TetOo ở thành phố Yangon, Myanmar.

Trong 5 năm qua, người dân và các cơ quan chính quyền, bao gồm cả sở cứu hỏa, đã đưa những con rắn gặp nạn hoặc bị bắt đến đây. Đến nay, tu viện đã cưu mang nhiều con rắn từ nhiều loài khác nhau, từ trăn đến rắn hổ lục và rắn mang bành.

Nhà sư Wilatha ở Myanmar mở nơi cưu mang rắn gặp nạn trong đền thờ. Ảnh: Reuters.

Nhà sư Wilatha ở Myanmar mở nơi cưu mang rắn gặp nạn trong đền thờ. Ảnh: Reuters.

Ngôi chùa có đàn khỉ hoang dã nhiều nhất Việt Nam

“Khi bắt được một con rắn, mọi người thường sẽ tìm người mua nó”, nhà sư nói.

Tại Myanmar, phần lớn người dân đều theo Phật giáo. Vì vậy, nhà sư cho rằng nếu có các khu trú ẩn, khu bảo tồn tương tự như mô hình của nhà sư, mọi người sẽ có thể tích thêm phúc đức bằng cách giao những con rắn họ bắt được cho nhà sư, thay vì bán hoặc giết chúng.

Nhà sư Wilatha gọi những con rắn mà ông đang chăm sóc là “con cái” của mình, và cho biết ông cảm thấy bản thân đang góp phần vào việc bảo vệ vòng sinh thái tự nhiên.

Theo các nhà bảo tồn, Myanmar đã trở thành một trung tâm buôn bán động vật hoang dã trái phép trên toàn cầu. Các loài rắn của quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có trăn Miến Điện, thường được tuồn lậu sang Trung Quốc và Thái Lan.

Dù bị coi là loài xâm lấn tại một số khu vực trên thế giới, trăn Miến Điện đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào danh sách các loài dễ bị tổn thương ở Đông Nam Á.

Kalyar Platt, một thành viên của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã, cho biết: “Nhìn chung, loài rắn rất dễ bị căng thẳng nếu sống gần con người”. Vì vậy, anh khuyến khích đưa chúng trở lại tự nhiên càng sớm càng tốt.

Nhà sư Wilatha chia sẻ rằng mỗi tháng ông nhận được khoảng 300 USD tiền quyên góp để nuôi lũ rắn. Nhà sư khẳng định sẽ chỉ giữ chúng cho đến khi nào chúng sẵn sàng trở về tự nhiên.

Trong một buổi thả rắn về rừng gần đây tại công viên quốc gia Hlawga, nhà sư cho biết đã rất vui khi thấy các con rắn được tự do, nhưng ông vẫn lo lắng chúng sẽ lại bị bắt.

“Chúng sẽ bị bán ra thị trường chợ đen nếu bị kẻ xấu bắt được”, nhà sư nói.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm