Nhạc sĩ Giáng Son với ca khúc “Tây Thiên ca”
"Tây Thiên ca" mang âm hưởng Phật giáo với phong cách Pop thính phòng, Pop classic đã trở thành bài hát tiêu biểu cho chùa Tây Thiên và là chủ đề Đại lễ cầu quốc thái dân an sắp tới ở Đại Bảo Tháp Tây Thiên 2019.
“Tây Thiên ca” là tác phẩm tâm đắc do Nhạc sĩ Giáng Son phổ nhạc theo bài thơ của vị Trụ trì Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên. Đây là năm thứ ba ca khúc được chọn làm chủ đề của đêm nhạc trong pháp hội cầu quốc thái, dân an.
Năm nay, với chủ đề “Đại Bi Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên 2019 - Thần lực gia trì Đại Lạc Kim cương Mandala” sẽ diễn ra tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) sắp tới.
Nhạc sĩ Giáng Son sinh ra ở Hà Nội, là phụ nữ có tâm hồn phong phú, không chấp nhận giới hạn mình trong những nốt nhạc đơn giản, hợp với tính nữ, mà luôn trăn trở phức tạp của nội tâm với những nốt nhạc tương xứng. Khi chọn thơ phổ nhạc, ít nhất nhạc sĩ phải cảm thấy có "cái tôi" trong đó. Và khi viết, phải viết cho bản thân mình trước, viết xong thấy như được thổ lộ hết, được giải thoát, thấy sung sướng, nghe đi nghe lại mà vẫn thấy rung động thì biết đó sẽ là một bài hát hay.
"Tây Thiên ca" là một trong những bài hát rung động như vậy, và đó “bài toán quá khó” với một nhạc sĩ nhạc pop như Giáng Son. Khi phổ Tây Thiên ca, nhạc sĩ đã vài lần tới Đại Bảo Tháp cùng các sinh viên khoa Mỹ thuật trường Sân khấu Điện ảnh. Họ đi tìm hiểu về kiến trúc và vẽ, còn nhạc sĩ đi tham quan, lễ Phật… Với nhạc sĩ, Tây Thiên rất linh thiêng và hùng vĩ, xưa chưa có cáp treo nhạc sĩ từng có hành trình đi bộ, men theo dòng suối, ngắm cảnh đẹp của Tây Thiên...
Việc diện kiến các ni ở Tây Thiên, là một cái duyên. Khi đó ca sĩ Phương Nga có nói về sư thầy trụ trì Tây Thiên có bài thơ Tây Thiên ca muốn tìm nhạc sĩ phổ nhạc. Phương Nga giới thiệu Giáng Son, và một sư nữ đã đưa Giáng Son đi Tây Thiên, với hành trình đi bộ khá dài tới nơi các sư thầy đang tu hành - nơi chỉ những người thân cận mới được biết, được đến.
Sau chuyến đi này, nhạc sĩ hiểu về các sư thầy hơn, cảm thấy tình cảm trân trọng và yêu quý các sư thầy dành cho mình, và mong muốn của các sư thầy là có bài hát hay về Tây Thiên. Nhưng “bài toán” này quá khó, vì sư thầy nói không được thêm hay bớt một chữ nào của bài thơ, tức là phổ nhạc y nguyên bài thơ – trong khi hình thức âm nhạc khác với hình thức thơ về câu, đoạn.
Trước khi viết "Tây Thiên ca", Giáng Son cũng đã viết khá nhiều bài hát cho chùa Hoằng Pháp trong TP Hồ Chí Minh. Hàng năm chùa tổ chức đêm nhạc rất lớn cho các phật tử gồm những bài hát phổ thơ của các thầy, giảng dạy những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Có lẽ đã “bén duyên” với Phật pháp nhiều năm trước nên khi nhận lời viết "Tây Thiên ca" nhạc sĩ khá tự tin chứ không quá bỡ ngỡ.
Giáng Son chia sẻ, trong đời sống theo tinh thần Phật pháp mọi thứ xảy đến như là duyên, nhờ vậy nhạc sĩ nhìn mọi thứ trong cuộc sống đều rất nhẹ nhàng. Có lẽ vì vậy mà Giáng Son có duyên với bài thơ, hoặc có sự gia trì của chư Phật nên phổ nhạc cho "Tây Thiên ca" rất nhanh. Bài thơ của sư thầy dù có sẵn âm vần như một ca khúc nhưng việc phổ nhạc cũng không phải dễ. Lời của sư thầy đưa rất nhiều từ trong Phật pháp vào. Cũng khá khó để xếp vào nốt sao cho khi ca sĩ hát không bị cưỡng âm, hát phải rất rõ từ.
Giáng Son đã phải lựa về mặt nốt nhạc khá khó làm sao nó vẫn phải bảo đảm tính giai điệu không bị “bật” khỏi “màu chung” của bài. Đồng thời vẫn phải dễ nhớ, chứ giai điệu mỗi lúc một kiểu thì khó nhớ. “Bài toán khó” rất mừng là Giáng Son đã giải được và khá hài lòng.
“Tây Thiên ca” đã trở thành tác phẩm tâm đắc do nhạc sĩ Giáng Son phổ nhạc theo bài thơ của vị Trụ trì Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên. Ca khúc đậm âm hưởng Phật giáo, chứa đựng tình cảm thiêng liêng với phong cách Pop thính phòng, Pop classic. Năm nay là năm thứ ba "Tây Thiên ca" là ca khúc được chọn đặt làm chủ đề của đêm nhạc.
Đã có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như NSND Quang Thọ, Sao Mai Phương Nga, diva Thanh Lam, nghệ sĩ Saxophone Trần Mạnh Tuấn… trình bày "Tây Thiên ca" rất thành công, được công chúng yêu mến. Và ca khúc tiếp tục bay cao, bay xa trong đêm giao lưu âm nhạc “Tây Thiên ca” vào tối thứ Bảy (ngày 23/2/2019) trong Đại lễ cầu quốc thái dân an tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự oán hận của vong hồn thai nhi
Phật giáo và người trẻ 20:00 19/11/2024Theo đạo Phật thì ngay từ khi bắt đầu thụ thai, ý thức, thần thức đã xâm nhập vào bào thai. Bào thai đã là một mầm sống, là một sinh linh cần được nâng niu, bảo vệ.
Đi chùa sám hối?
Phật giáo và người trẻ 08:45 15/11/2024Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.
Quỹ Vicaris gieo hạt hiểu thương đến 2 học sinh ở Gò Quao
Phật giáo và người trẻ 12:05 10/11/2024Quỹ Bảo trợ giáo dục Vicaris vừa bảo trợ 2 học sinh ở huyện Gò Quao, Kiên Giang - Đại đức Thích Tuệ Đạt, Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, chủ nhiệm Quỹ thông tin với Phatgiao.org.vn.
“Đây là lời thật lòng của tôi, người từng ở trong bùn lầy và đã ra khỏi bùn lầy”
Phật giáo và người trẻ 13:45 08/11/2024Người ta có thể phạm rất nhiều lỗi trong đời, nhưng ngàn vạn lần không nên phạm tội tà dâm! Cổ nhân nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu!” Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới nhận ra uy lực của câu nói này.
Xem thêm