Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 08/08/2019, 13:01 PM

Nhân lễ Vu Lan nhớ chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ

Người Việt Nam xưa nay nặng chữ Hiếu, luôn đặt chữ Hiếu làm đầu. Gương của ngài Mục Kiền Liên là một gương sáng nói lên lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ. Ngày Lễ Vu Lan là ngày rất quan trọng, để nhắc nhở tất cả phật tử đều ý thức mình làm tròn bổn phận người con.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Trong mười đệ tử của Đức Phật, Mục Kiền Liên được mệnh danh là đệ tử thần thông số một. “Phật thuyết Vu Lan Bồn Kinh” kể rằng, sau khi Mục Kiền Liên chứng đắc quả vị A-la-hán, ông đã phát nguyện sẽ báo đáp công ơn sinh thành của mẹ. Mẹ của Mục Kiền Liên là bà Thanh Đề, lúc sinh thời bà tạo nhiều tội nghiệp vì thế khi chết đi bị đọa vào con đường ngạ quỷ, phải chịu hành hạ vô cùng thống khổ, không được ăn, cũng chẳng được uống.

Bằng phép thần thông, thông qua thiên nhãn, Mục Kiền Liên nhìn thấy người mẹ đã khuất của mình bị hành hạ, đói khát. Là người nổi tiếng với đạo Hiếu, khi chứng kiến cảnh mẹ như vậy Ngài vô cùng xót xa, vì thế Ngài đã dùng thần thông hóa ra một bát cơm cho mẹ mình. Khi bà Thanh Đề nhìn thấy đồ ăn, vội vàng dùng tay che bát cơm lại không cho các cô hồn khác biết. Nhưng thức ăn vừa đưa lên miệng liền hóa thành lửa đỏ, dù có làm thế nào cũng không sao ăn được. Mục Kiền Liên chứng kiến mà trong lòng vô cùng đau xót. Tuy bản thân có pháp lực thần thông, nhưng rốt cuộc vẫn không thể cứu nổi mẹ mình.

Tranh vẽ Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nguồn: Internet

Tranh vẽ Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ. Nguồn: Internet

Ngài trở về bạch Phật sự tình và hỏi lý do. Đức Phật từ bi dạy rằng: “Mục-kiền-liên, lúc sinh tiền mẹ ông đã hủy báng Phật pháp, chửi mắng chứ Tăng, không tin nhân quả luân hồi, lại rất bỏn xẻn, chẳng bao giờ bố thí cho ai, kể cả bố thí cho con kiến hạt gạo. Vì thế, sau khi chết bà phải chịu quả báo như thế. Ông tuy là con người hiếu đạo, thương cha nhớ mẹ, muốn đền đáp thâm ân, nhưng sức của ông có hạn. Dù có thần thông, một mình ông cũng không thể giải cứu nghiệp lực cho mẹ. Ông hãy đợi đến rằm tháng bảy, ngày chư tăng mãn hạ, thiết lễ Vu Lan nhờ sức chư tăng cùng chú nguyện thì mẹ ông mới thoát khỏi được cảnh địa ngục. Theo như lời Phật dạy, ngày rằm tháng bảy, Tôn giả Mục Kiền Liên sắm sửa vật thực, dâng cúng mười phương chư tăng không những giúp cho bà Thanh Đề mà nhiều người khác trong ngày đó cũng thoát khỏi địa ngục.

Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên Cứu Mẹ không chỉ giải thích cho sự ra đời của ngày lễ Vu Lan, mà còn đưa ra một bài học sâu sắc: Thiện ác hữu báo, tội nghiệp do bản thân gây ra thì phải tự mình hoàn trả. Ảnh: Internet

Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên Cứu Mẹ không chỉ giải thích cho sự ra đời của ngày lễ Vu Lan, mà còn đưa ra một bài học sâu sắc: Thiện ác hữu báo, tội nghiệp do bản thân gây ra thì phải tự mình hoàn trả. Ảnh: Internet

Câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên Cứu Mẹ không chỉ giải thích cho sự ra đời của ngày lễ Vu Lan, mà còn đưa ra một bài học sâu sắc: Thiện ác hữu báo, tội nghiệp do bản thân gây ra thì phải tự mình hoàn trả. Dù có đầy đủ thần thông như Tôn giả Mục Kiền Liên cũng không cách nào gánh chịu tội nghiệp thay cho người khác được, dẫu đó là tội nghiệp của cha, mẹ, hay anh em bạn bè. Chỉ khi kẻ tạo nghiệp phải đích thân chịu tội và sửa sai hướng thiện mới có hy vọng thoát khỏi khổ nạn một đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm