Thứ tư, 26/10/2022, 10:10 AM

Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp vô cùng kinh sợ

Nhân quả nghiệp báo như bóng với hình, phàm đã gieo nghiệp thiện ác, dù nhỏ bằng sợi lông, cũng đều phải chịu thiện ác báo ứng, không thể khác được. Đây là quy luật vận hành của vạn pháp.

Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp vô cùng kinh sợ 1

Người học Phật cần làm lành lánh ác, rồi tự mình tu học để hưởng quả an vui giải thoát

Theo kinh Tạp Bảo Tạng: Ở nước Kế Tân có vị A-la-hán tên là Ly Việt, vào trong núi sâu tu tập thiền định. Một hôm, có kẻ mất trâu đi tìm, theo dấu vết mà đến chỗ đó. Gặp lúc ngài Ly Việt đang nấu cỏ để nhuộm y, bỗng tấm y biến thành da trâu, nước nhuộm biến thành máu trâu, cỏ nấu biến thành thịt trâu, bình bát đang ôm biến thành đầu trâu. Chủ trâu thấy rồi lập tức bắt Ngài dẫn đến chỗ nhà vua. Nhà vua liền giao cho cai ngục. Ngài ở trong ngục 12 năm, bị cai ngục bắt chăn ngựa, dọn phân.

Đệ tử của Ngài Ly Việt có năm trăm người đạt đến quả vị A- la-hán. Thế nhưng suốt 12 năm không ai tìm thấy thầy mình. Khi nghiệp duyên sắp hết thì có một đệ tử, quán sát thấy Thầy trong ngục ở nước Kế Tân. Ông ta liền đến trình bày với nhà vua rằng: Thầy tôi ở trong ngục, mong nhà vua hãy thả người ra!

Nhà vua liền sai người đến ngục kiểm tra. Sứ giả vào trong ngục chỉ thấy có một người dung mạo tiều tụy, râu tóc rất dài, chuyên chăn ngựa, dọn phân, không hề thấy có Sa Môn. Sứ giả trở về thưa với nhà vua: Trong ngục không thấy có Sa môn nào.

Đệ tử của Ly Việt lại thưa với nhà vua rằng: Mong nhà vua hạ lệnh rằng: Có Tỳ kheo thì cho phép ra khỏi ngục. Khi lệnh vua truyền đến, cai ngục vừa xướng lên: Vua truyền nếu có Tăng thì cho phép ra khỏi ngục. Ngài Ly Việt nghe xong râu tóc tự nhiên rơi rụng, ca sa chợt hiện trên thân. Ngài liền bay vút lên hư không, hiện bày 18 loại biến hóa. Vua trông thấy sự việc này liền rạp lạy sát đất, thưa rằng: Thưa Tôn giả, nguyện xin nhận sự sám hối của con!

Nhà vua lại hỏi rằng: Vì nghiệp duyên gì mà Tôn giả phải ở trong ngục nhận chịu khổ sở?

Ngài Ly Việt đáp: Tôi vào xưa kia cũng đã từng mất trâu. Nhân đi theo dấu chân tìm kiếm mà vu oan người ta suốt một ngày một đêm. Về sau mạng chung rơi vào ba đường ác, nhận chịu vô lượng khổ đau. Đến kiếp này nghiệp còn sót lại chưa hết, cho nên tuy đạt được quả vị La Hán mà hãy còn bị vu oan giá họa.

Vì nhân duyên này, tất cả chúng sanh nên giữ gìn khẩu nghiệp, đừng vu oan giá họa cho người. Ngài Ly Việt xưa kia đã vu oan cho người là một vị Bích-chi-Phật. Vì nhân duyên này cho nên gặp phải báo ứng như vậy”.

Kinh Pháp Hoa cũng dạy rằng: “Bài báng người tụng kinh, hoặc là thật hay là không thật, trong đời hiện tại mắc phải bệnh lở loét ung nhọt.”

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Thành kính tri ân Mẹ hiền Quán Thế Âm

Kiến thức 08:36 18/03/2025

Dưới tòa sen vàng con lạy Bồ-tát Quán Âm. Ngài đã cho con niềm tin yêu giữa cuộc đời. Quán Âm Bồ-tát hiệu viên thông, mười hai nguyện lớn rộng mênh mông, cứu vớt chúng sinh qua cơn khổ nạn từ bi độ đời…(Lạy Phật Quan Âm - Hàn Châu).

Phổ Môn giải thoát

Kiến thức 16:30 17/03/2025

Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo