Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/10/2022, 14:45 PM

Nhân quả trùng điệp

Tác dụng Nhân quả nghiệp lực giống như hạt giống từng bước trưởng thành dưới điều kiện thích hợp, cuối cùng cho ra một quả thực. Một hạt giống cần có lượng nước, ánh sáng, thổ nhưỡng thích hợp mới phát triển, mới kết quả.

Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả.

Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả.

Hỏi: Tôi đọc khá nhiều những câu chuyện Phật giáo và rất tin tưởng vào nhân quả. Nhưng có hai vấn đề hiện tôi vẫn chưa hiểu rõ: 1. Ví như đời này tôi giết một con chó, đời sau đủ nhân duyên tôi và con chó đều được tái sinh, và con chó ấy giết lại tôi thì đúng vì tôi phải trả mạng lại cho nó. Nhưng nếu con chó giết tôi lại phạm phải tội nghiệp thì như thế có công bằng với nó không? 2. Nếu kiếp sau tôi là người biết tu học, sám hối, tụng kinh, niệm Phật…, thì những tội lỗi của tôi (kiếp trước giết chó) sẽ biến mất hay chuyển hóa thành nhẹ hơn? 

(Ánh Dương, anhduong3997@gmail.com)

Đáp:

Bạn Ánh Dương thân mến!

Nhân quả là nói tắt của tiến trình nhân-duyên-quả. Nhân là tác nhân chính, duyên là những nhân phụ, quả là kết quả. Ngoài nhân, duyên có vai trò cực kỳ quan trọng, chi phối mãnh liệt đến việc hình thành quả. Thực tế có vô số tiến trình nhân-duyên-quả đang vận hành, những tiến trình nhân-duyên-quả khác nhau này lại luôn tương tác, chi phối lẫn nhau; làm nhân, làm duyên, làm quả cho nhau để tạo ra thiên biến vạn hóa. Nhân quả theo Phật giáo là những mối quan hệ đa tuyến, đan xen điệp điệp trùng trùng, là điều không thể nghĩ bàn.

Vì thế, nếu hiện đời bạn giết một chú chó, tạo ác nghiệp sát sinh thì có thể ngay đời này, đời kế sau hoặc nhiều đời về sau mới có quả báo. Quả báo ấy rất đa dạng, có thể bạn bị oan gia báo oán, có thể vô tình bị đoạt mạng, có thể bị đau ốm bệnh tật triền miên, có thể bị tai này nạn kia nhưng không ảnh hưởng gì nhiều đến thân mạng hay sức khỏe... Đó là chưa nói đến vô số các việc thiện ác khác mà bạn đã làm trong đời (các đời trước nữa) sẽ vận hành cùng tương tác lẫn nhau tạo ra vô lượng chuỗi nhân-duyên-quả tốt xấu khác nhau, vô cùng vô tận.

Như vậy, có nhân thì chắc chắn có quả. Nhưng quả ấy thế nào còn tùy thuộc vào duyên. Nếu hiện tại tạo được nhiều duyên lành (tu tập, tạo phước…) thì có thể chuyển hóa phần nào (hoặc gần hết) các nhân ác trong quá khứ. Điều cần lưu ý là những định dạng nhân quả theo chiều hướng đơn tuyến (như bạn ví dụ, kiếp trước người này giết chó rồi kiếp sau con chó ấy giết lại người này, rồi tiếp tục theo nhau oan oan tương báo) đều không đúng như thật với vận hành nhân-duyên-quả đa tuyến, trùng điệp của Phật giáo.

Nhân quả trong các câu chuyện hay các truyện tích Phật giáo phần lớn hướng đến việc giáo dục đạo đức, có tính phổ biến, nên thường triển khai theo nguyên tắc “nhân nào-quả nấy”, nhằm giúp cho người đọc dễ khái quát về nhân quả, thực sự đó chỉ đúng một phần nhỏ so với triết lý nhân-duyên-quả của Phật giáo.

Chúc bạn tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm