Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 20/10/2024, 18:27 PM

Nhận thức cuộc sống vô thường qua giáo lý tứ đại ngũ uẩn

Vậy vô thường là gì? Là không bình thường - là ANITYA, tiếng Phạn là Vô thường. Nhận thức cuộc sống vô thường là một phương pháp quán chiếu sự vật vô thường chứ không riêng một đời người.

Tam pháp ấn trong đạo Phật là ba khuôn dấu để chứng thực rằng: Đây đích thực là giáo lý đạo Phật, chứ không phải là tà thuyết hay giáo lý của một truyền thống khác.

Tam pháp ấn đã hình thành từ lâu và được chính thức ghi lại trong tác phẩm Đại trí độ luận của Bồ Tát Long Thọ viết vào thế kỷ thứ II Tây lịch - Trong cuốn thứ 22 có câu: “Pháp ấn của Phật có ba thứ: Thứ nhất là pháp hữu vi đều sinh diệt trong tùy sát na và tất cả đều vô thường…”.

Vậy vô thường là gì? Là không bình thường - là ANITYA, tiếng Phạn là Vô thường. Nhận thức cuộc sống vô thường là một phương pháp quán chiếu sự vật vô thường chứ không riêng một đời người. Thế nên đức Phật mới dạy rằng: “Như dấu chân voi là dấu chân lớn nhất, giáo lý vô thường là một giáo lý mà các đệ tử Phật cần phải suy tư”.

Ấy là pháp ấn đầu tiên trong ba pháp ấn: Vô thường - Khổ - Vô ngã. Ba pháp ấn này mang tính pháp định, chứng nhận tính xác thực của Chính pháp. Mọi giáo lý của đạo Phật tất yếu đều phải mang các nội dung ba pháp ấn trên. Chính vì tính chất quan trọng này mà Tam pháp ấn luôn được đề cập trong hầu hết kinh điển từ Kinh tạng Nam truyền đến Bắc truyền. Và pháp ấn Vô thường, pháp ấn đầu tiên trong ba pháp ấn, là quan trọng nhất bởi nội dung của nó bao trùm và chi phối những nội dung căn bản cả hai pháp ấn Khổ và Vô ngã.

Vì thế trong phần nghiên cứu và chia sẻ này chỉ có đôi dòng cạn hẹp về nhận thức cuộc sống vô thường của con người qua giáo lý Tứ đại và Ngũ uẩn.

Theo quan điểm Phật giáo, cơ thể con người là một hợp thể của Tứ đại và Ngũ uẩn. Cũng gọi là phần xác và phần hồn. Phần xác được gọi là phần vật lý với cấu trúc vật chất nên nhìn thấy được. Phần hồn, gọi là phần tâm lý, không có cấu trúc vật chất nên không nhìn thấy được. Theo thuyết Âm – Dương (không phải của nhà Phật) thì phần xác là Dương, phần hồn là Âm. Và một con người hoàn chỉnh phải gồm đủ cả hai yếu tố căn bản này.

Thân tứ đại – phần xác gồm bốn yếu tố tạo lập:

1- Đất (Pathavi): là khoáng chất, gồm có: Tóc, lông, móng, răng, gân, xương,… 2- Nước (Apo): chất lỏng, gồm có: máu, mủ, mồ hôi, nước miếng, nước tiểu,… 3- Gió (Vàyo): hơi, khí gồm có: khí và sự hô hấp,… 4- Lửa (Tejo): sức nóng: nhiệt, nhiệt độ.

Đó là bốn yếu tố vật chất tạo nên cơ thể con người, cũng gọi là phần xác.

Ngoài tứ đại là yếu tố vật chất – con người còn là một hợp thể của ngũ uẩn – cũng gọi là năm uẩn. Vậy ngũ uẩn là gì? Là năm yếu tố tích tụ, là chướng ngại ngăn che chân tính (chữ “uẩn” là ngăn che!). Đó là năm yếu tố: Sắc – thọ - tưởng – hành – thức. Trong năm yếu tố này chỉ có một yếu tố sắc là thuộc tính vật chất – Còn bốn yếu tố Thọ - tưởng – hành – thức thuộc yếu tố tâm lý, không nhìn thấy được. Theo duy thức: sắc, cũng gọi là sắc uẩn là thủ uẩn mang tính vật chất, bao gồm sinh lý, vật lý. Là tứ đại tạo ra thuộc về sinh lý như: Mắt – tai – mũi – lưỡi – thân cũng các đối tượng của giác quan như hình sắc, âm thanh, mùi vị,… Vậy bao hàm trong sắc uẩn là yếu tố vật chất, là thân thể hay ngoài thân thể (giác quan) – thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian, nên sắc uẩn không phải là một thực thể độc lập mà bao gồm thân thể vật lý của con người và thế giới vật lý. Sự vận hành của sắc là sự vận hành của các hoạt động tâm thức. Nếu các hoạt động tâm thức ngừng lại thì cũng không còn sự vận hành của sắc uẩn.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Như chúng ra đều biết: con người ta chỉ có thể vận hành khi nó dựa vào thân sinh tứ đại và ngũ uẩn qua các hoạt động và tư duy của tâm thức. Những hoạt dụng của tứ đại ngũ uẩn còn phải cộng thêm không gian – là nơi tứ đại hiện hữu và ý thức, thuộc ngũ uẩn mới gồm đủ.

Vậy phải tư duy theo hướng nào để nhận thức cuộc sống vô thường qua giáo lý tứ đại và ngũ uẩn?

Trong Phật học thì Ngũ uẩn của con người được đặc biệt coi trọng, tức là phần tâm lý được đề cao trong nhận thức và trong nghiên cứu.

Phần tâm lý trong Ngũ uẩn lại chỉ có bốn yếu tố là Thọ - Tưởng – Hành – Thức thôi bởi sắc uẩn lại thuộc tính vật chất như đã phân tích ở phần trên

1- THỌ UẨN (Vedanà) là yếu tố cảm giác, cảm thọ khổ, sướng, vui, buồn. 2- TƯỞNG UẨN (Sãnnã) là yếu tố tri giác, sự nhận biết đối tượng, giác quan hay tâm lý. 3- HÀNH UẨN (Sankhàra) là yếu tố tâm lý, hoạt động ngoài thọ - tưởng; là hành vi tạo tác thiện – ác đi tới tạo nghiệp và cũng là kết quả của nghiệp. 4- THỨC UẨN (Vinãna) là sự phân biệt hay phán đoán các sự việc thông qua yếu tố nhận thức sự có mặt của đối tượng. Thức uẩn làm nền tảng cho thọ - tưởng và hành.

Theo Duy thức học lại có tám thức - Thức là Tâm vương (Citta) còn thọ - tưởng và hành là Tâm sở (Centasika)

Trong giáo lý Duyên khởi thì thức sinh nên Danh sắc sinh, trong đó Danh và Sắc không tách rời nhau và cũng không bao giờ tách khỏi 11 chi phần nhân duyên còn lại.

Quan điểm của Phật giáo về thân Tứ đại luôn dựa trên cơ sở Lý Duyên sinh – nghĩa là luôn có mối tương quan, tương duyên. Sự vận hành của sắc là sự vận hành của các hoạt động tâm thức. Do nó không ngừng thay đổi qua các chu kỳ: sinh thành – tồn tại – biến đổi và phân hủy nên nó vô thường, không bình thường, luôn biến đổi.

Khi sự phân hủy hay thọ mạng chấm dứt ta gọi là sự chết, mà thực chất chỉ là sự tan rã của Tứ đại sau khi các hoạt động tâm thức dừng lại. Và để nhận thức về sự vận hành của nó, ta tìm hiểu thêm về 12 xứ và 18 giới. 12 xứ gồm có 6 nội xứ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc về tự thân tức thân thể vật lý. Nó cũng được gọi là 6 căn (căn là cái gốc), nó là chủ thể hữu hình. Còn 6 ngoại xứ gồm: Sắc – thanh – hương vị - xúc – pháp. Nó thuộc ngoại cảnh là hình thể, âm thanh, hương vị, mùi vị, sự tiếp xúc và hết thảy cái sự vật hiện tượng (gọi là Pháp). Sáu ngoại xứ cũng được gọi là 6 trần hay 6 trần cảnh, là thế giới sự vật, hiện tượng.

Như vậy: 6 căn nội xứ thuộc về chủ thể và 6 trần ngoại xứ thuộc về đối tượng.

Do chủ thể nội xứ giao tiếp với ngoại xứ là đối tượng mới có nhận thức, nhận biết và phân biệt các sự vật, các hiện tượng. Nói cách khác: Khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần thì phát sinh những nhận thức, phân biêt. Và do có nhận thức, phân biệt nên hình thành 6 thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỹ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Chữ “thức” nghĩa là sự phân biệt. Vì 6 thức này có năng lực phân biệt rất rõ rang nên mới gọi là thức. Sáu thức này cộng với 12 xứ nêu trên thành 18 giới. Trong 12 xứ và 18 giới chủ yếu nói lên sự giao thoa, sự tiếp xúc giữa 6 căn và 6 trần được gọi là Xúc (phassa) hay tiếp xúc. Thiền sư Nhất Hạnh nói, ngồi đối diện nhau chưa hẳn đã là tiếp xúc bởi “vô duyên đối diện bất tương phùng” mà!

Từ những phân tích, dẫn chứng trên ta thấy được mọi sự đo lường, phân biệt, nhận thức của con người luôn bị giới hạn bởi sự hiểu biết do cái Thấy hữu hạn bằng tri giác phân biệt của tự ngã chứ không phải cái Thấy từ một tâm thức toàn tri (giác ngộ). Vì do chấp vào ý thức phân biệt ấy mà tự ngã trỗi dậy cho rằng cái này là tôi, cái này là của tôi - có biết đâu rằng nó là hợp thể của các yếu tố sinh lý - vật lý - tâm lý mà bản chất nó là vô thường, là cánh cửa của cái chết nhưng cũng là chìa khóa của sự tái sinh như dòng song không ngừng chảy, hoa tàn rồi hoa nở… Ấy là quy luật, là chân lý, nó tồn tại khách quan, mà “đức Phật dù xuất hiện hay không xuất hiện ở đời thì nó vẫn luôn vận hành như thế”(Tương ứng bộ Kinh. Chương I phẩm 2, trang 51). Ý ngày cho thấy đức Phật không hề tạo dựng chân lý mà chỉ là người thấy được chân lý, rồi từ đó chỉ ra con đường trí tuệ để ai ai cũng được “thấy” như Ngài.

Cho nên việc thấy được quy luật cũng là một sức mạnh của nhận thức, đó là Tuệ Nhãn; như Khổng Tử bảo rằng: Hôm nay thấy được chân lý, ngày mai chết cũng được rồi. Ấy cũng là trí tuệ hoan hỷ và lòng từ bi vô lượng giúp chúng ta sống có ích trong từng sát na thời gian sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nhận thức cuộc sống vô thường qua giáo lý tứ đại ngũ uẩn

Tư liệu 18:27 20/10/2024

Vậy vô thường là gì? Là không bình thường - là ANITYA, tiếng Phạn là Vô thường. Nhận thức cuộc sống vô thường là một phương pháp quán chiếu sự vật vô thường chứ không riêng một đời người.

Quan niệm về A-la-hán trong Kinh điển Đại thừa Phật giáo

Tư liệu 14:11 20/10/2024

Trong quá trình phát triển, Phật giáo xuất hiện tư trào Đại thừa, nhấn mạnh lý tưởng Bồ tát đạo. Thông qua sự khảo cứu các kinh điển theo tạng Nikaya và các kinh điển Đại thừa Phật giáo, tác giả đã khái quát quan niệm về quả vị A-la-hán trong Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa.

Trụ pháp Phật, thân tâm tự tại, thấy đúng, làm đúng

Tư liệu 10:22 19/10/2024

Tôi có nhân duyên với chùa Linh Thứu. Từ khi còn là học tăng, tôi đã nghe nói về ngôi chùa này. Nhưng mãi đến khi tôi được giao trách nhiệm Trưởng ban Hoằng pháp, chùa này là nơi đầu tiên tôi đến thuyết giảng.

Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ: Nhà sư không có đạo hạnh lấy gì dạy người

Tư liệu 13:01 17/10/2024

Là đệ tử Phật, theo Phật, chúng ta phải học và hành theo Phật, ăn cơm, mặc áo của thập phương thiện tín, chúng ta phải cống hiến trả lại cho đời. Đó là lẽ tự nhiên, là luật nhân quả, chúng ta phải thường tự vấn, tự tỉnh về điều đó.

Xem thêm