Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhận thức về bản chất thực tại trong tư tưởng của Đức Phật và C. Mác

Cả hai tư tưởng cùng bắt đầu từ tầm nhìn về một nền văn minh mới, cho phép con người trưởng thành và phát triển trong một đời sống mới, thoát khỏi tình trạng nô nệ về mặt tinh thần và thể xác.

 >>Kiến thức

Đức Phật và C.Mác đã dứt khoát bác bỏ tôn giáo trong vai trò một phương tiện giải thích một cách tin cậy bản chất của thực tại. Đối với C. Mác, sự chối bỏ này nhằm vào truyền thống Do Thái – Thiên Chúa giáo phương Tây, và đối với Đức Phật, đó là tôn giáo Bà La Môn phổ biến ở Ấn Độ cổ đại. Cả hai tôn giáo đều có được quyền lực chính trị và đã áp đặt hệ thống thần học riêng lên người dân, đối tượng mà chúng kiểm soát trong tình trạng nô lệ về mặt tinh thần – thể xác. Theo cách thần học nhìn nhận thực tại, tâm trí con người không thể phá vỡ được điều kiện hạn chế của nó.

Đức Phật đã có tuyên bố chính xác tương tự rằng Đấng Tối Cao toàn năng không hề tồn tại, và rằng cấu trúc của xã hội phân biệt đẳng cấp hoàn toàn sai lầm và được xây dựng trên một tiền đề phi lý.

Đức Phật đã có tuyên bố chính xác tương tự rằng Đấng Tối Cao toàn năng không hề tồn tại, và rằng cấu trúc của xã hội phân biệt đẳng cấp hoàn toàn sai lầm và được xây dựng trên một tiền đề phi lý.

Bài liên quan

C. Mác tuyên bố rằng mô hình tâm lý tư sản là sản phẩm từ lối tư duy đảo ngược của tôn giáo (tinh thần tạo ra vật chất) đã khiến con người tư duy lộn ngược về thực tế và rơi vào lầm lạc. Trước đó, Đức Phật đã có tuyên bố chính xác tương tự rằng Đấng Tối Cao toàn năng không hề tồn tại, và rằng cấu trúc của xã hội phân biệt đẳng cấp (được sử dụng để thờ phượng Bề trên thông qua việc áp bức các tầng lớp thấp hơn và ban đặc ân cho các tầng trên) hoàn toàn sai lầm và được xây dựng trên một tiền đề phi lý.

Triết học phân tích của Phật giáo và chủ nghĩa Mác đã xác định tính phi logic của tư tưởng tôn giáo như là một ý thức hệ chính trị, sau đó tiếp tục phê bình thói “tham lam” và các quan niệm liên đới với nó. Đối với Đức Phật, đó là lợi ích đẳng cấp, trong khi đó đối với C.Mác, đó là sự điều kiện sống khác biệt giữa các giai cấp, cũng như sự nhìn nhận rằng quần chúng thường có một ý thức sai lầm về sự phân chia giai tầng. Để lối tư duy tham lam và bất hợp lý được loại bỏ, những suy nghĩ sai lầm phải được sửa chữa thông qua giáo dục và trải nghiệm lành mạnh.

Đức Phật và C. Mác nhấn mạnh đến nỗ lực tự học và sức lao động như là một phương tiện để thực hiện cách mạng ở cả thế giới bên trong và bên ngoài.

Đức Phật và C. Mác nhấn mạnh đến nỗ lực tự học và sức lao động như là một phương tiện để thực hiện cách mạng ở cả thế giới bên trong và bên ngoài.

Đó là lý do Đức Phật và C. Mác nhấn mạnh đến nỗ lực tự học và sức lao động như là một phương tiện để thực hiện cách mạng ở cả thế giới bên trong và bên ngoài (vốn có sự liên hệ mật thiết với nhau trong thực tại).

Bài liên quan

Trong Luận cương về Feuerbach, C.Mác cho rằng: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Bởi vậy, học thuyết đó tất phải đi đến chỗ chia xã hội thành hai bộ phận trong đó có một bộ phận đứng lên trên xã hội. Sự phù hợp giữa sự thay đổi của hoàn cảnh với hoạt động của con người, chỉ có thể được quan niệm và được hiểu một cách hợp lý khi coi đó là thực tiễn cách mạng”.

C.Mác và Đức Phật đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật thô sơ, chủ nghĩa duy vật siêu hình, cũng như các giáo điều khác. Chắc chắn thực tế gồm cả “vật chất” và “ý thức”, nhưng ý thức cần được xem là phát sinh từ sự kết hợp với vật chất chứ không phải là theo cách khác. Cái gọi là thực tế là việc nhận thức được mối liên hệ bẩm sinh giữa vật chất và tâm trí theo cách thức không có sự mâu thuẫn hoặc sai lầm. Cái nhìn sâu sắc này giải phóng trí óc khỏi thần học và quan niệm rằng một thực thể hữu thần đã tạo ra vật chất (và sự đa dạng của cuộc sống) từ hư không.

Đức Phật, trong Tứ Diệu Đế, đã nói rõ rằng nhận thức chỉ tồn tại chừng nào một cơ quan giác quan còn tiếp xúc với một đối tượng giác quan – khi mối liên hệ đó bị mất, ý thức chấm dứt.

Đức Phật, trong Tứ Diệu Đế, đã nói rõ rằng nhận thức chỉ tồn tại chừng nào một cơ quan giác quan còn tiếp xúc với một đối tượng giác quan – khi mối liên hệ đó bị mất, ý thức chấm dứt.

Bài liên quan

Đức Phật, trong Tứ Diệu Đế, đã nói rõ rằng nhận thức chỉ tồn tại chừng nào một cơ quan giác quan còn tiếp xúc với một đối tượng giác quan – khi mối liên hệ đó bị mất, ý thức chấm dứt. Việc rèn luyện nhận thức được thực hiện thông qua sự thừa nhận nguyên lý nhân – quả về mối quan hệ hợp lý và có thể dự đoán về các hiện tượng.

Đức Phật đề cập đến điều này như là Nghiệp, trong khi C. Mác đã phát triển tiền đề của nó thành nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Rèn luyện nhận thức đúng đắn có thể xóa bỏ được tư duy suy đồi và vô lý liên quan đến thần học của giai cấp tư sản và tôn giáo Bà La Môn. Điều này giải phóng từng cá nhân và từng tầng lớp xã hội để họ không còn bị áp đặt bởi những thói quen có điều kiện tiếp tay cho sự đàn áp và bóc lột họ.

C.Mác nói: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”.

C.Mác nói: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”.

Như C. Mác viết trong Luận cương về Feuerbach: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”.

Còn trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật nói: “Này các tỳ kheo, có ba gốc rễ của sự bất thiện: Tham lam, hận thù và ảo tưởng. Tham lam, hận thù và ảo tưởng dưới mọi hình thức đều là không tốt... Nhiều trạng thái tai ác xấu xa được sinh ra và có nguồn gốc từ tham lam, hận thù và ảo tưởng, đến lượt chúng lại là nguyên nhân gây ra và chi phối tham lam, hận thù và ảo tưởng”.

Theo: Reds.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Con “đang là” chẳng phải nhẹ nhàng thanh thoát hơn sao?

Phật giáo thường thức 16:45 28/03/2024

Hỏi: Con theo đạo Phật. Con không ham gì cuộc sống ở đời, như lập gia đình v.v...Nhưng con cũng không muốn xuất gia. Vậy có bị xem là lập dị, lưng chừng, không ra cái gì và cần chọn con đường rõ ràng không ạ?

Quán nguyện Đức Bồ-tát Quán Thế Âm

Phật giáo thường thức 15:46 28/03/2024

Lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Bồ-tát, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ.

Hải đảo tự thân

Phật giáo thường thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Phật giáo thường thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Xem thêm