3 nghĩa của sự khổ và con đường thoát khổ
Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ và khi nào diệt được khổ thì chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính: hỷ lạc, khinh an. Vậy làm sao để diệt khổ?
Mục đích của Phật giáo là diệt khổ chứ không phải trốn tránh sự khổ. Muốn diệt khổ thì phải mổ xẻ, phân tích sự khổ ở đời một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học. Sau đó phát hiện ra những nguyên nhân gây khổ, gốc rễ nội tại của nỗi khổ để rồi diệt khổ đi. Cần phải hiểu có ba nghĩa của sự khổ:
1. Cái khổ tự nhiên: Đức Phật từng nói: "Cái gì vô thường là khổ", trong tiến trình biến đổi vô thường của các pháp ở mức độ nào đó sẽ thấy lạc mà ở mức độ khác sẽ thấy khổ. Khi nóng cũng khổ, lạnh quá cũng khổ… Cái khổ này là tự nhiên trong đời sống, không phải do tham-sân-si. Chúng là tín hiệu cảnh báo để mọi người có thể điều chỉnh lại hành vi của mình cho vừa phải, hợp hoàn cảnh và khả năng chịu đựng của mình. Cái khổ này rất hữu dụng, vì nó giúp chúng ta biết điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình.
2. Khổ do nghiệp quả: Những nghiệp mình đã gieo trong quá khứ, bây giờ đương nhiên mình phải gặt lấy hậu quả. Đồng thời qua đó chúng ta cũng học được bài học nhân quả để điều chỉnh lại nhận thức và hành vi của mình. Khổ quả luôn tương ứng với nhân đã tạo trước đó, vì vậy một khi đã khổ tức phải là hậu quả hành vi tạo tác sai lầm của chính mình chứ không phải do bất cứ ai khác hoặc nguyên nhân nào bên ngoài. Cách tốt nhất là bình tĩnh sáng suốt và nhẫn nại đón nhận hậu quả do chính mình gây ra để thấu hiểu nguyên lý nhân quả và để biết sống thận trọng hơn.
3. Cái khổ tâm lý: Cái khổ này do thái độ tâm lý sai lầm - là ảo tường - nên thực ra nó chỉ là ảo giác. Như vậy, loại khổ này xuất phát từ thái độ tâm lý không vừa lòng, còn nếu cảm thấy vừa lòng thì cho là lạc. Cảm giác lạc hay khổ loại này hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ tâm lý mà thôi, vì vậy rõ ràng là không thật. Và cái khổ này mới chính là Khổ Đế mà Đức Phật chỉ dạy trong Tứ Diệu Đế.
Nhận thức đúng đắn thế nào là khổ thì mới diệt được khổ và khi nào diệt được khổ thì chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui chân chính: hỷ lạc, khinh an. Vậy làm sao để diệt khổ? Đức Phật đã đưa cho chúng ta con đường đó là Bát chánh đạo, tức tám con đường chân chính để thoát khổ: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn và chánh niệm.
Có thể thấy rằng Đức Phật đã chỉ cho chúng sinh con đường thoát khổ, trong 8 biện pháp ấy không có biện pháp nào đòi hỏi tín ngưỡng mù quáng hay một hình thức lễ bái cầu xin nào. Hầu hết giáo lý của Đức Phật mà Ngài giảng dạy suốt 45 năm đều đề cập bằng cách này hay cách khác để đi đến con đường này. Ngài giảng giải nó bằng những lối khác nhau và những danh từ khác nhau cho những người khác nhau, tùy trình độ phát triển của họ. Nhưng tinh túy của hàng ngàn bài thuyết pháp rải rác trong các kinh điển Phật giáo ấy, vẫn được tìm thấy trong Bát Chánh Đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nhất tâm niệm Phật
Góc nhìn Phật tử 10:07 21/11/2024Trong giáo lý của đạo Phật, pháp môn niệm Phật được xem là con đường dễ hành trì, nhưng lại mang đến lợi ích lớn lao cho những ai chí tâm tu tập.
Nhớ về một người Thầy
Góc nhìn Phật tử 09:12 21/11/2024Trong cuộc sống, ắt hẳn rằng mỗi người ai trong chúng ta cũng mong muốn có một cuộc sống thật tốt đẹp và hạnh phúc nhưng đối với tôi một cuộc sống hạnh phúc đã không còn tồn tại vào năm tôi lên ba tuổi khi thần chết đã cướp đi người mẹ mà tôi yêu quý và người cha mà tôi luôn kính trọng.
Những người Thầy khả kính
Góc nhìn Phật tử 21:55 20/11/2024Sự thật thì làm cha mẹ, ai cũng muốn con của mình được sống hạnh phúc, thành công. Họ chấp nhận hy sinh mọi thứ để đánh đổi cuộc đời cho những đứa con thơ, bởi lẽ không có cha mẹ nào mà chẳng thương núm ruột của mình dứt ra.
Đồng tiền có thể tạo ra sự tham lam và sự bất mãn vô tận
Góc nhìn Phật tử 18:30 20/11/2024Trong xã hội hiện đại, đồng tiền đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định đến cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận rằng tiền bạc mang lại sự tiện ích và tiến bộ, nhưng khi ta bị chi phối quá mức bởi nó, tiền bạc có thể trở thành cơn ác mộng và làm chúng ta trở thành nô lệ.
Xem thêm