Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 31/08/2015, 17:07 PM

Nhật Bản: Chùm ảnh lễ Vu Lan Obon 2015

Lễ hội Ullambana (Hội Vu Lan bồn-于蘭盆會) bắt nguồn từ một phong tục của người theo Phật giáo, là dịp để tri ân báo ân, cầu nguyện cho linh hồn của tổ tiên đã quá vãng. 

Lễ Vu lan bồn cũng được truyền vào Nhật Bản cùng với Phật giáo, nó trở thành một trong những lễ hội quan trọng ở Nhật giống như như lễ Tết và dân chúng tổ chức nó mỗi năm vào ba ngày 13, 14, và 15 tháng Tám và đó là những ngày nghỉ ở Nhật.

Các tự viện Phật giáo bắt đầu chuẩn bị một tháng trước và dân chúng sẽ viếng thăm gia đình của họ và dành ba ngày tại nhà để thực hiện bổn phận hiếu nghĩa chẳng hạn như dâng cúng tổ tiên của mình. Những việc tổ chức khác chẳng hạn như ca múa, thả hoa đăng trên sông, bắn pháo hoa là nhưng phần của lễ hội. Nhưng phần quan trọng nhất là cúng bái tổ tiên. Mỗi gia đình sẽ đốt một đống lửa nhỏ trước nhà để nghinh đón tổ tiên của mình vào ngày 13, sau đó dâng cúng những loại thực phẩm khác nhau lên tổ tiên của họ. Vào ngày 16, người ta lại đốt một đống lửa nhỏ trước nhà để cung tiễn ông bà của mình.

Đây là ngày lễ hội của cả nước Nhật và luôn mang đậm sắc màu linh thiêng, huyền bí.

Lễ hội này đã được tổ chức tại Nhật Bản chức vào thế kỷ thứ 7,  từ năm 657 và tồn tại hơn 500 năm, theo truyền thống bao gồm một điệu nhảy, được biết đến như Bon-Odori.

Lễ hội Obon Ullambana (Hội Vu Lan Bồn-于蘭盆會) kéo dài 3 ngày nhưng ngày bắt đầu thường khác nhau ở từng vùng. Khi Âm lịch không còn được sử dụng vào đầu thời kỳ Meiji, mỗi địa phương đều có những quan điểm khác nhau và kết quả là có đến 3 thời điểm bắt đầu lễ hội Obon khác nhau trên toàn nước Nhật. “Shichigatsu Bon” (Lễ hội Obon vào tháng 7) là dựa theo Dương lịch và bắt đầu từ ngày 15/7 ở khu vực Tokyo, Yokohama và vùng Tohoku.  “Kyu Bon” (Lễ hội Obon cũ) bắt đầu từ ngày thứ 15 của tháng thứ 7 Âm lịch.

Kyu Bon tổ chức nhiều ở khu vực phía bắc vùng  Kantō, Chūgoku, Shikokualt và các đảo phía Tây Nam. “Hachigatsu Bon” cũng theo Dương lịch nhưng được tổ chức bắt đầu từ 15/8 Dương lịch. Đây là ngày phổ biến nhất và lễ hội Obon lớn nhất, quan trọng nhất cũng được tổ chức bắt đầu từ ngày này tại cố đô Kyoto.

Mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở lại nơi trần thế, nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm Lễ hội Obon này. Đồ cúng của các gia đình Nhật Bản là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều chủng loại được trình bày rất đẹp mắt trên bàn thờ gọi là Obon-dana (Tiết Vu Lan Bồn-盂蘭盆節).

Vũ điệu Bon-Odori (Vũ Vu Lan bồn-盂蘭盆舞) là một trong những đặc trưng không thể không nhắc đến. Tương truyền vũ điệu này bắt nguồn từ câu chuyện về ngài Mục Liên (目連, Maudgalyāyana), một đệ tử của Phật, biết rằng mẹ của mình sanh vào trong địa ngục làm ngạ quỷ vì vậy ông đi vào địa ngục để cứu mẹ. Nhưng khi Mục Liên dâng thức ăn cho mẹ, thức ăn hóa thành lửa khi đến miệng bà nên bà không thể ăn được. Mục Liên đến gặp Phật xin giúp đỡ và Đức Phật nói với ông rằng ác nghiệp quá khứ của mẹ ông quá lớn đến độ không chỉ mình ông có thể cứu bà. Đức Phật nói với Mục Liên rằng những người cúng dường cho chư Tăng vào ngày 15 tháng Bảy vào cuối mùa an cư thì họ tích lũy phước đức lớn cho cha mẹ của họ trong bảy đời quá khứ cũng như cha mẹ đời hiện tại. Nếu cha mẹ của họ ở trong địa ngục thì họ sẽ được sinh về thiên giới và nếu họ vẫn còn sống thì sẽ được hạnh phúc và sống thọ với phước đức cúng dường ấy. Vì vậy Mục Liên đã làm theo sự chỉ dạy của Phật và với phước đức lớn ấy mà mẹ của ông được cứu khỏi địa ngục. Không chỉ vậy, qua sự kiện này, ông còn nhìn thấu được cả tấm lòng và sự hy sinh mà lúc sinh thời mẹ ông đã dành cho ông. Và ông đã múa một vũ điệu tràn đầy vui sướng và lòng biết ơn. Vũ điệu này đã được truyền lại thành vũ điệu Bon-Odori hiện nay để tưởng nhớ, tri ân tổ tiên. 

Điệu nhảy Bon-Odori hiện nay đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura, còn được gọi là gokudō (Cực đạo-極 道) cũng là sân khấu nơi ca sĩ và nhạc công trình diễn. Có kiểu nhảy khác, vũ công lại nhảy múa trên hàng thẳng. Có nơi vũ công cầm quạt khi nhảy múa và cũng có vũ công múa với những chiếc khắn đầy màu sắc gọi là Tenugui. Mỗi kiểu múa đều xuất phát từ lịch sử và đặc trưng riêng của từng vùng.

Ngoài ra còn có nghi lễ Tōrō nagashi (Đăng Lung lưu-燈籠流し), thả đèn lồng chōchin (Đề đăng-提燈) trên sông để báo hiệu thời khắc các linh hồn trở về thế giới bên kia. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto. Bắt đầu là ngọn núi chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji (Tả đại văn tự-左大文字), gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii, có nghĩa là Cổng lên trời. Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút theo thứ tự lần lượt kể trên. Trong khi dâng lửa, cả những người tham gia đốt lửa và những người đi xem đều gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên qua ánh sáng của ngọn lửa. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc Lễ dâng lửa này, nhưng đa số cho rằng, phong tục này bắt đầu vào thời Muromachi period (Thời đại Thất Đinh-室町時代) (1336-1573).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thích Vân Phong (Nguồn:Buddhistchurchesofamerica)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda

Quốc tế 10:00 03/11/2024

Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.

Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng

Quốc tế 10:39 28/10/2024

Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).

Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương

Quốc tế 09:20 20/10/2024

Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)

Quốc tế 10:54 19/10/2024

Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.

Xem thêm