Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Nhật ký chăm sóc bệnh nhân tâm thần “Chúng tôi và họ... đều như nhau”

“Chúng tôi và họ... đều như nhau” là bài viết chia sẻ cảm xúc của phật tử Nam Khánh (Thành viên CLB Hà Nội 14 Chữ) sau khi tham gia chương trình thiện nguyện chăm sóc cho các bệnh nhân tâm thần tại Khu điều dưỡng Tâm thần Hà Nội (Thụy An, Ba Vì, Hà Nội).

Bài viết thể hiện cảm xúc chân thành của một người bình thường khi tiếp xúc, giao tiếp và chăm sóc, phục vụ những người bệnh tâm thần. Ở đâu đó, giữa những người bình thường và những người không bình thường vẫn còn nhiều lắm những điểm chung, đó là tình thương yêu, sự quan tâm và cần lắm những sự quan tâm... 

Đúng 5h sáng ngày 03/08/2014 theo giờ đã định gần 100 thành viên CLB Hà Nội 14 Chữ chúng tôi đã có mặt tại trụ sở (Số 66 ngõ 20 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội) chuẩn bị cho việc khởi hành đi tới Khu điều dưỡng Tâm thần Hà Nội để tổ chức chương trình thiện nguyện nấu 600 phần cơm chay, cắt tóc, tắm gội, vệ sinh khuôn viên khoa, phòng ở cho các bệnh nhân đang điều trị và nuôi dưỡng tại đây. 
 
Trong thời gian điểm danh thành viên đoàn, một số bạn thì chuẩn bị nguyên vật liệu, quà tặng, gạo, nước lên xe, một số khác trông dáng khá mệt mỏi như bị mất ngủ nhưng mặt vẫn tươi cười hoan hỷ vì đã làm tốt phần việc của mình khi thức trắng cả đêm để làm cơm nắm cho các thành viên đoàn ăn trưa ngày hôm sau và sơ chế qua thức ăn để khi tới nơi chế biến luôn cho kịp bữa ăn trưa của các bệnh nhân và giúp cho đoàn chuyến đi này ko bị đói như chuyến trước.

Gần 7 giờ thì đoàn tới nơi, không quá vội vã chúng tôi tập trung nhau lại để nghe những lời dặn dò từ thầy Thích Lệ Minh và phật tử Khả Anh - Chủ nhiệm CLB. Lần này kế hoạch làm việc chu đáo hơn lần trước vì đã có kinh nghiệm trong các chuyến đi, gần 100 thành viên đoàn chúng tôi được chia ra làm 8 nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm trưởng, mỗi nhóm trưởng đều có trách nhiệm đôn đốc các thành viên của mình theo kế hoạch đã được triển khai.
 
 
Sau 5 phút ổn định thành viên đoàn và họp nhanh để phổ biến lại nhiệm vụ từng bộ phận, nhóm Hậu cần đã nhanh chóng triển khai phần việc của mình khi 20 thành viên trong nhóm đã dùng xe cải tiến để vận chuyển các dụng cụ, thực phẩm vào khu vực bếp, các nhóm còn lại phụ trách việc cắt tóc, tắm rửa cho bệnh nhân và vệ sinh các khoa phòng bệnh cũng tất bật bắt tay vào công việc của mình, mỗi nhóm phụ trách một khoa tại trung tâm.

Tôi được phân công nhiệm vụ làm công tác truyền thông, tức là ghi lại những hình ảnh các thành viên trong đoàn làm nhiệm vụ để lưu giữ làm kết quả hoạt động, vì biết cắt tóc nên tôi cũng được giao phụ thêm hỗ trợ nhóm cắt tóc khi cần bổ sung, vì vậy phạm vi hoạt động của tôi tương đối rộng rãi, có thể theo dõi được hết các hoạt động tại trung tâm. Khi chúng tôi đến gần khoa B2 thì nghe thấy những âm thanh hỗn loạn phát ra từ trong khu nhà bít kín bằng 4 bức tường gạch, duy nhất chỉ có một lối ra vào bằng cánh cửa sắt chắc chắn luôn luôn khóa để ngăn cách với khu vực bên ngoài, càng tiến lại gần cánh cửa sắt thì các âm thanh hỗn tạp phát ra từ bên trong của các bệnh nhân càng rõ rệt.

Một điều dưỡng trẻ với những nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt niềm nở ra đón tiếp và mở cửa cho chúng tôi. Chúng tôi đã dành thời gian để trao đổi cùng nhau công việc thiện nguyện tại khoa trong ngày hôm nay, những việc chúng tôi có thể làm được và những điều chúng tôi cần lưu ý khi gần gũi chăm sóc bệnh nhân. 
 
 
 
...Mẹ tôi là ai, cha tôi là ai, sao tôi lại nỡ bị đọa đầy... tiếng hát trong trẻo của một cô gái trẻ vừa cất lên thì có tiếng gào xé tai của ai đó làm cho những người có mặt thoáng chút giật mình... có ai không cứu tôi với... xen lẫn tiếng hát và các thứ tiếng ồn ào là tiếng đọc chú Đại Bi nghe thật dõng dạc và rõ ràng, khá bất ngờ khi được nghe những âm thanh vi diệu Phật pháp tại nơi đây, có vẻ như số bệnh nhân ở đây biết trước đoàn chúng tôi là những phật tử tới chăm sóc cho họ.

Bất ngờ tiếp nhận những âm thanh hỗn tạp đó dường như làm cho một số thiện nguyện viên có phần mất bình tĩnh mặc dù chúng tôi đã từng có nhiều trải nghiệm khi phục vụ và chăm sóc cho các bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Thường Tín, nhưng lần này cảm giác rờn rợn vẫn ập đến nhất là khi cánh cửa vừa mở trước mặt chúng tôi là các bệnh nhân già có, trẻ có mỗi người ăn mặc một kiểu trông rất là nhếch nhác, kẻ đứng người ngồi, kẻ hát người nói với đôi mắt vô hồn trông đến là ngây dại, bắt đầu có những ánh mắt cứ trừng trừng, trợn lên nhìn chúng tôi như kẻ thù, xa xa phía cuối dãy nhà là những bênh nhân không một mảnh vải che thân làm tăng thêm phần sợ hãi và e ngại.

Người bệnh ở đây nặng hơn bất cứ trại nào mà chúng tôi đã từng đến chăm sóc. Khi thấy chúng tôi xuất hiện đông hơn thì mọi tiếng ồn ào tan biến thay vào đó là một khoảnh khắc im lặng đến rợn người, mọi người quay lại nhìn chúng tôi bằng nhiều ánh mắt như thăm dò xem chúng tôi đến đây làm gì, nhiều bạn trẻ chưa tiếp xúc với họ lần nào có vẻ đang sợ hãi. Tuy nhiên, lắng lại một chút sau một vài phút làm quen với sự giúp đỡ của các cô điều dưỡng giữa chúng tôi, những thiện nguyện viên và các bệnh nhân đã mạnh dạn hơn để giao tiếp với nhau, chúng tôi hỏi thăm hoàn cảnh của họ, về cuộc sống nơi đây dù biết rằng những hỏi và câu trả lời đôi khi chẳng có sự liên quan với nhau, khi tiếp xúc và trò chuyện nhiều hơn với họ, chúng tôi mới thấy họ hiền lành, sống vô tư, ngoan ngoãn như những đứa trẻ. Cảm giác gần gũi bắt đầu hình thành giữa những người lạ mà quen...
 
Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau nhưng chủ yếu những người bệnh ở đây là những người được thu gom ngoài xã hội, một phần được chuyển về ở các tỉnh xa, khi họ về đây người nhà họ thường bỏ rơi vì họ bệnh quá nặng hoặc nhà quá nghèo không có tiền thăm nuôi. Một chị mặc áo vàng dài đến đầu gối tóc cắt ngắn luôn miệng dọc kinh Bát Nhã Ba La Mật với tâm trạng đọc kiểu hưng phấn với con mắt vô hồn đọc to, rõ ràng và nhanh như máy cứ đọc đi đọc lại làm cho các bạn thiện nguyện viên cũng chắp tay đoc theo, sau khi ngừng lại không đọc nữa chị ta tiến lại chỗ chúng tôi đứng xin 10 nghìn, một chị trông cũng chững chạc sau khi hỏi han chuyện trò với một thành viên và chị muốn xem tay hộ sau khi luyên thuyên một hồi rồi chị cũng nói cho chị xin 10 nghìn...

Nói thật là từ khi vào đên đây thấy hoàn cảnh của họ chúng tôi rất là thương họ và cũng muốn cho họ tiền hay một cái gì đó, nhưng bác sỹ đã quán triệt là không được cho một cái gì vì sợ họ tranh nhau, đánh nhau nên chúng tôi cũng ngậm ngùi từ chối, khi khoảng cách đã không còn cách biệt thì chúng tôi bắt đầu nhiệm vụ của mình theo sự phân công cụ thể. Các chị làm công việc vệ sinh, dọn dẹp thì đi tìm chổi và lau nhà, lau hết từ phòng này sang phòng khác, lau từ gầm giường ra đến cửa mặc dù có mùi khai khai khó chịu nhưng thấy các chị vẫn tươi cười chăm chú làm việc, đôi khi các chị dừng lại để hỏi thăm những bệnh nhân nặng không dậy được và an ủi họ cho bớt đi phần nào nỗi cô độc.
 
 
Ngoài sân một vài bạn đang cắt tóc cho các bệnh nhân vừa cắt vừa nói chuyện trông rất là thân thiện, một số bệnh nhân thì tự tắm, họ toàn tắm tiên, còn một số khác được các bạn thành viên kỳ cọ tắm cho, những người bệnh ở đây hôm nay có vẻ phấn khích hơn mọi ngày, được các bạn thành viên tắm cho mà thấy họ mặt mày rạng ngời hơn hẳn, thậm chí còn vẩy nước định tắm lại cho các bạn, trông thật là vui vẻ. Một số thì ngồi hát cùng các bạn thành viên mắt nhìn đi một nơi mồm hát một nẻo trông họ ngoan ngoãn hiền lành như những đứa trẻ đang học mẫu giáo.
 
Đến giờ chia cơm có phần hơi xáo chộn một chút, bắt đầu xuất hiện một số bệnh nhân chen lấn nhau để lấy cơm, Quả thật, việc chia cơm cho các bệnh nhân tâm thần không hề dễ dàng, việc chia cơm cho các bệnh nhân bình thường ở các bệnh viện mà chúng tôi thường làm đã vất vả với việc tranh chỗ, tranh phần thì huống chi đến việc đối tượng tiếp nhận ở đây là những người không bình thường.

Tuy nhiên với sự hướng dẫn nhiệt tình của các bạn thiện nguyện viên thì họ bắt đầu nghe lời và xếp hàng theo thứ tự. Không khí chia cơm đang dần diễn ra theo kế hoạch bỗng có tiếng huyên náo và chạy huỳnh huỵch, thì ra có một bệnh nhân cởi hết quần áo, đánh cả bác sỹ và chạy vào khu vực chia cơm, nhiều người phải đuổi theo trong đó có cả bệnh nhân nhẹ để giữ lại, một bạn thành viên thấy thế sợ quá phải bám nấy cả người tôi để cho đỡ sợ, nghe đâu bệnh nhân này bị kích động, quá phấn khích khi được ăn cơm. Khi mọi việc đã yên ổn các bênh nhân nhẹ lại giúp đỡ chúng tôi chia cơm và chăm bón cho các bệnh nhân nặng hơn thật đúng với câu các cụ ví "Bầu ơi thương lấy bí cùng -Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".

Cuộc vui nào rồi cũng có lúc tàn, bữa tiệc nào rồi cũng có lúc tan. Chúng tôi chia tay nhau ra về với lòng thương cảm và sẻ chia cho số phận bệnh tật của họ, nơi đây gần như là chốn nương thân suốt đời của họ vì hầu hết các gia đình của họ đã bỏ rơi, họ chỉ sống phụ thuộc vào những giúp đỡ, tài trợ của xã hội mà thôi. Gần nơi đây đã có nghĩa trang để dành riêng cho họ, một nghĩa trang với gần 1.200 ngôi mộ dành riêng cho những người bệnh tâm thần, nơi mà chúng tôi đã tới thăm, thắp cho những người đã khuất những nén nhang bằng tự bản tính chân tâm của mỗi người, đặt một chút bánh kẹo, hoa quả trên những ngôi mộ nằm bơ vơ thầm cầu mong sự yên nghỉ cho những người đã khuất.

Nam Khánh (Thành viên CLB Hà Nội 14 Chữ)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Phật giáo thường thức 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Cầu nguyện Phật, Bồ tát đúng Chánh pháp

Phật giáo thường thức 16:45 24/04/2024

Tôi đã nhiều lần nhìn thấy không ít người sau khi cầu nguyện còn dùng tay xoa tượng Phật sau đó xoa lên cơ thể. Là người Phật tử chân chính, tôi rất ưu tư về điều này. Khi tôi hỏi họ làm như thế với mục đích gì thì họ bảo là để chữa bệnh.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Phật giáo thường thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Phật giáo thường thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Xem thêm