Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/09/2023, 09:14 AM

Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tịnh độ, nhất định vãng sinh Cực lạc

Phát tâm bồ đề phải giống như Đại sư Ngẫu Ích nói: Nhất tâm nhất ý cầu sinh Tịnh độ. Đối với thế gian này buông bỏ hết tẩt cả, tuyệt đối không có chút gì lưu luyến. Nhất tâm nhất hướng chuyên niệm như vậy, chắc chắn được vãng sinh.

Chánh nhân vãng sanh, trong Kinh nói: “Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm”, đây là tứ độ tam bối cửu phẩm, đều không thể thiếu. Phát tâm bồ đề phải giống như đại sư Ngẫu Ích nói, nhất tâm nhất ý cầu sanh Tịnh độ, đối với thế gian này buông bỏ hết tất cả, tuyệt đối không có chút gì lưu luyến. Nhất hướng chuyên niệm như vậy, chắc chắn được vãng sanh.

phap su Tinh Khong

Ngài Ấn Quang đối với tư tưởng này của Đại sư Ngẫu Ích, khen ngợi đến tột cùng, nói rằng: Cho dù Chư Phật Như Lai ứng hóa đến thế gian này để viết chú giải cho Kinh Di Đà, cũng không thể hay hơn của đại sư Ngẫu Ích. Lời tán thán này là tán thán đến đỉnh điểm, không còn cách khen ngợi nào vượt trội hơn được, lời này là thật ư? Hoàn toàn chính xác.

Chúng ta sống trong đời này, những gì mắt thấy tai nghe, cần phải quan sát tường tận, đều đang biểu diễn trước mắt chúng ta, hiện tại cũng không ngoại lệ. Đích thực chúng ta nhìn thấy, có người niệm Phật ngồi vãng sanh, có người đứng vãng sanh, không hề sanh bệnh, nói đi là đi. Những người này không được học hành, nghe kinh cũng không nhiều, vì sao lại thù thắng đến thế? Ngày nay chúng ta thử xem trong kinh nói về nguyên nhân chính vãng sanh, họ hoàn toàn đầy đủ.

Thứ nhất: Buông bỏ tình chấp. Thứ hai là buông bỏ ngã chấp, buông bỏ thành kiến, tập khí phiền não đều buông bỏ, nhất tâm nhất ý chuyên cầu Tịnh độ. Trong tâm, trong miệng, ngoài Phật A Di Đà ra, không còn tạp niệm nào. Đây là chúng ta nhìn thấy trên thực tế, tất cả đều là tấm gương cho chúng ta. Có người tuổi đã lớn, có người còn trẻ, đều là làm gương cho chúng ta noi theo, chúng ta thấy vậy có giác ngộ chăng? Có thật sự tỉnh ngộ chăng?

Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa

Chủ giảng: Lão Pháp sư Tịnh Không

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Tịnh độ

Tịnh Độ tông 11:00 22/10/2024

Tịnh Ðộ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh khiết an tịnh, quốc độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dân và thổ địa như sau:

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương về Tịnh độ

Tịnh Độ tông 15:20 03/10/2024

Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó tin. Trong kinh “Phật tuyết A Di Đà”, Đức Thế Tôn cũng thừa nhận như thế.

Pháp môn Tịnh Độ được mang theo túc nghiệp mà vãng sanh

Tịnh Độ tông 11:00 26/09/2024

Chúng ta sống trong thế gian có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp, muốn vượt qua sáu đường, vượt qua mười pháp giới cũng không nên gấp gáp mà có thể mang theo cả nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di Đà.

Sư bà Hải Triều Âm khai thị về tông Tịnh Độ

Tịnh Độ tông 15:30 02/09/2024

Tông Tịnh độ có rất nhiều môn. Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành có 3 pháp.

Xem thêm