Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/05/2023, 12:58 PM

Chuyện từ mẫu Pháp sư Tịnh Không vãng sinh cực lạc dù không biết chữ

Chuyện ly kỳ về mẹ (từ mẫu) của Hòa thượng Tịnh Không là Mã thái phu nhân an lạc vãng sanh vào lúc 4 giờ 45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải. Chi tiết sự việc được thuật lại qua bài báo cáo của em trai người là Từ Nghiệp Hoa cư sĩ.

Chuyện ly kỳ về mẹ (từ mẫu) của Hòa thượng Tịnh Không là Mã thái phu nhân an lạc vãng sanh vào lúc 4 giờ 45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải.

Chi tiết sự việc được thuật lại qua bài báo cáo của em trai HT Tịnh Không là Từ Nghiệp Hoa cư sĩ:

Xin kính chào các vị lãnh đạo, các vị đại đức, các vị đồng tu, thân bằng quyến thuộc. A Di Đà Phật!

Hôm nay, tôi xin thay mặt gia huynh là pháp sư Tịnh Không cùng toàn thể gia đình, gửi lời cảm ơn chân thành đến quý vị đã có mặt để chúc mừng sự việc vãng sanh của thân mẫu chúng tôi!

Từ mẫu là Mã Ôn Thục, sinh năm 1905 trong một gia đình nghèo, tâm địa lương thiện, bà hiền lành cần lao vì gia đình. Gia phụ mất sớm (1947), gia đình không có thứ gì, một mình từ mẫu làm công để duy trì cuộc sống của cả nhà. Sau khi quê nhà được giải phóng, được sự quan tâm giúp đỡ, mẹ chúng tôi vào làm công nhân trong công xưởng, tôi cũng được tiếp tục việc học.

Năm 1957, tôi tốt nghiệp Đại Học Phước Đán và ở lại Thượng Hải làm việc. Năm 1964, Từ mẫu nghỉ hưu lo toan việc gia đình, bà sống siêng năng cần kiệm, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, hòa thuận cùng lối xóm. Năm 1981, được tin tức của gia huynh. Từ mẫu nhìn thấy hình anh chúng tôi, biết người đã xuất gia, trong lòng có chút buồn bã. Năm 1984, gia huynh chúng tôi là pháp sư Tịnh Không đến Hồng Kông hoằng pháp, được sự giúp đỡ, ở độ tuổi 80 mẹ chúng tôi đã có dịp trùng phùng cùng anh chúng tôi là pháp sư Tịnh Không.

Nhìn thấy anh tôi tâm bà bình tĩnh, không rơi lệ, chỉ nói rằng: “Mẹ ngày nào cũng nhớ đến con!” Pháp Sư nói với bà rằng: “Nên mỗi ngày đều niệm A Di Đà Phật, để sau này vãng sanh về thế giới Cực Lạc, mọi người đều có thể ở cùng nhau.” Tử mẫu chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi sơ bộ nghe đến Phật Pháp. Sau khi về, bà ăn chay trường từ đó. Mỗi ngày đều niệm Phật, lễ Phật (lạy Phật), cầu vãng sanh Tịnh Độ (Cực Lạc). Từ mẫu tin tưởng tuyệt đối vào sự tuyệt vời của cõi Tây Phương Cực Lạc, bà bắt đầu phát đại nguyện vãng sanh, kiên trì một câu Phật hiệu A Di Đà Phật.

Lúc đầu, mỗi ngày niệm Phật thường bị tạp niệm xen vào, nhớ đến một số việc vặt trong cuộc sống, lâu dần bà buông tất cả. Đặc biệt là hai năm gần đây, bà chuyên tâm trì niệm, thân tâm thanh tịnh. Có lúc có bạn bè trong và ngoài nước, bà con hay pháp sư đến nhà thăm, bà đều rất bình hòa, nói chuyện không nhiều, khuyên người ăn chay, niệm Phật, cầu sinh về Cực Lạc.

Năm 1992, bà từng mắc bệnh phải nằm viện, trong phòng bệnh bà xây dựng được mối quan hệ tốt với cả bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Trong thời gian nằm viện, bà từng nhìn thấy Bồ Tát Quán Thế Âm với kim sắc trang nghiêm nên hoan hỷ vô lượng. Sau khi nằm viện một tháng bà đã bình phục và về nhà.

Mùa xuân năm 1994, bà lại bệnh phải nằm viện. Có một ngày bà nói với Quế Phương (cháu gái): “Bà nhìn thấy Phật A Di Đà!” còn nói sắp đi rồi. Bà còn dặn: “Không nên khóc, đó là một việc đáng mừng, giúp bà thành tâm niệm Phật là tốt rồi.” Hai mươi ngày sau, bà khỏi bệnh xuất viện. Về nhà lại nói với Quế Phương: “Mùa xuân bà ra đi.”

Tháng 4 năm nay, thân không đau đớn. Có một lần bà nói với Quế Phương rằng: “Bà sắp ra đi.” Quế Phương hỏi: “Bà đi đâu?” Bà trả lời rằng: “Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc! Bà dẫn con đi nhé?” Quế Phương nói: “Bây giờ con không đi. Bà đi đến đó rồi phải không?” Bà trả lời: “Bà đi rồi, thế giới Cực Lạc rất tốt đẹp, sau này mọi người đều đi đến đó.” Quế Phương nói, bà biết trước thời khắc ra đi của mình.

Gần đây bà thật sự làm được buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật. Hành, trụ, tọa, ngọa bà đều niệm Phật, ăn cơm cũng niệm Phật. Có lúc niệm thầm, có lúc niệm thành tiếng, nửa đêm thức dậy cũng niệm, hết sức tinh tấn.

Ngày 25 tháng 5, có Lai Quế Anh cư sĩ từ Mỹ đến thăm bà. Tinh thần của từ mẫu rất tốt, bà khuyên mọi người niệm A Di Đà Phật để cầu sanh Tịnh Độ.

Ngày 27 tháng 5 bà cảm nhẹ, uống ít thuốc. Ngày 28 sốt nhẹ, chúng tôi mời nhân viên y tế đến nhà để chữa trị, tiêm cho bà ít kháng sinh. Ngày 29 bắt đầu hạ sốt, huyết áp và đường huyết đều bình thường. Quế Phương nói, bà lần này sẽ khỏe lại.

Buổi chiều chúng tôi dìu mẹ ngồi dậy. Quế Phương đút cháo cho bà. Chúng tôi vừa niệm Phật vừa đút cháo. Lúc này máy niệm Phật để bên cạnh gối nằm ngày đêm đều được mở, đột nhiên máy niệm Phật lặp lại câu Phật hiệu. Quế Phương nói phải chăng máy bị hư rồi.

Nhưng sau vài tiếng niệm Phật thì máy phát lại bình thường không lặp nữa. Mẹ ăn được nửa chén cháo rồi hướng mắt về Tây nhìn tượng Phật A Di Đà, sau đó bà quay đầu lại nhìn tôi. Bà hướng lên không trung, niệm hai tiếng A Di Đà Phật, đến tiếng thứ ba chưa dứt thì đã ra đi. Chúng tôi trợ niệm cho bà.Từ mẫu mất ngày 29 tháng 5 năm 1995 (nhằm ngày mùng 1 tháng 5 năm Ất hợi). Thân thể không chút đau đớn (từ mẫu mắc bệnh tiểu đường nên chân trái có vết lỡ đã 2 tháng rồi, thông thường không thể lành được nhưng một tuần trước khi mất vết thương đã lành không còn dấu vết, ngoài ra các vết sưng tấy cũng lặn mất. Thật bất khả tư nghì).

Người chánh niệm phân mình, nhắm mắt an tường ra đi trong tiếng niệm Phật. Người ra đi rất thư thái, hoan hỷ hưởng thọ 90 tuổi. Cuối cùng người đã đến được cõi Tịnh Độ mà người ngày đêm mong đợi. Niệm Phật vãng sanh Cực Lac!

Gia huynh dường như có sự chuẩn bị trước, trước lúc từ mẫu mất 1 tháng, người gửi từ Mỹ về một quyển sách là “Lâm chung những điều cần biết”. Quyển sách ấy rất quan trọng đối với tôi. Xem xong thì biết được những việc cần lưu ý trước và sau khi vãng sanh.

Ngày mà mẹ chúng tôi vãng sanh, có mấy vị cư sĩ đến nhà niệm Phật không ngừng. Đến lúc nửa đêm xuất hiện nhiều tướng tốt lành. Quý cư sĩ nhìn thấy trên đầu mẹ tôi phát sáng, có người nhìn thấy màu sắc khác nhau, có người nhìn thấy sắc vàng, có người nhìn thấy trên đỉnh đầu như có luồng khí bốc ra.

Trong phòng thường thoang thoảng mùi hương, sắc diện mẹ như lúc còn sống, như ngủ một cách an lành vậy. Ngày hôm sau (30 tháng 5), quý cư sĩ lần lượt ngày đêm niệm Phật, nhiễu Phật (kinh hành niệm Phật).

Khoảng 6 giờ chiều hôm đó (sau lúc vãng sanh vào hồi 4h45), quý cư sĩ tiến hành tắm rữa và thay đồ cho bà. Thân thể không hề dơ bẩn, sắc diện hồng hào, các chi mềm như bông (đầu, tay chân so với sanh tiền còn mềm mại hơn nữa). Quý cư sĩ nhìn thấy hoan hỷ vô lượng, tán thán vô cùng!

Ngày thứ ba (31 tháng 5), vào lúc 9 giờ sáng, chúng tôi tiến hành tẩn liệm trong tiếng niệm Phật. Khi di chuyển, thân thể vẫn mềm như thường. Các vị di quan đều nói trước nay chưa từng thấy qua. Quý cư sĩ nói rằng đó là kết quả của việc niệm Phật tu hành.

Họ tặng cho các vị đó sách Phật và thẻ hình Phật, tượng Phật A Di Đà. Ai nấy đều hoan hỷ vô lượng. Từ mẫu tuy không biết chữ, nhưng từ khi được pháp sư Tịnh Không khai thị, nghe được Phật Pháp liền thâm tín Tịnh Độ pháp môn (pháp môn Niệm Phật), phát đại nguyện, chuyên lòng niệm Phật.

Biết trước ngày ra đi, cuối cùng đã vãng sanh về cõi Cực Lạc trong tiếng niệm Phật. Người ra đi thật hoan hỷ!

Mã thái phu nhân là mẹ của Hòa thượng Tịnh Không được con trai dẫn dắt tu theo pháp môn Tịnh Độ vãng sinh cực lạc dù không biết chữ

Mã thái phu nhân là mẹ của Hòa thượng Tịnh Không được con trai dẫn dắt tu theo pháp môn Tịnh Độ vãng sinh cực lạc dù không biết chữ

Điều này đã trở thành một tấm gương cho người trong gia đình. Chính mắt mình nhìn thấy mẹ niệm Phật vãng sanh, khuyến khích chúng tôi từ nay về sau càng nên cố gắng học Phật, đoạn trừ mọi điều ác, tu thiện, chư ác mạc tác (không làm các việc ác), chúng thiện phụng hành (siêng làm các việc lành).

Phật giáo là nền giáo dục chí thiện viên mãn, có thể khiến cho gia đình viên mãn, quốc gia an định, thế giới hòa bình. Người học Phật từ nay về sau nên làm nhiều việc tế thế lợi người, tạo phước cho xã hội, có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước và xã hội.

Gia huynh – Tịnh Không pháp sư bởi do Phật sự hoằng pháp tại Singapore không thể về nước, nhưng cũng đã điện thoại về cảm ơn mọi người.

Cuộc điện thoại của Hòa Thượng Tịnh Không: Hiện nay các tổ chức như: Học Hội Tịnh Tông Mỹ Quốc, giáo hội Phật Dallas Mỹ quốc giáo, học hội Hoa Tạng Tịnh Tông, thư viện Phật Giáo Hoa Tạng, tổ chức quỹ giáo dục Phật Giáo Tài đoàn pháp nhân, Học Hội Tịnh Tông Cao Hùng, Học Hội Tịnh Tông Singapore, Hạnhội Tịnh Tông Canada đều đang tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho từ mẫu. Cả nhà chúng tôi đều rất cảm kích.

Bức thư của Hòa Thượng Tịnh Không:

“Mẹ của tôi (pháp sư Tịnh Không) – Mã thái phu nhân đã an tường vãng sanh cõi Tịnh Độ vào lúc 4h45 phút chiều ngày 29 tháng 5 năm 1995 tại Thượng Hải (cụ thể sự tình, xin xem báo cáo của em trai tôi là Nghiệp Hoa cư sĩ). Ngày 21 tháng 5, tôi nhận lời mời đến Singapore tham học. Ngày 23 nhận lời mời của cư sĩ Phật Giáo Singapore bắt đầu giảng thuật “Báo cáo nghiên cứu Kim Cang Bát Nhã”, dự định có một hai ngàn người tham dự.

Vì để buổi giảng không bị gián đoạn, đại chúng đều được lợi ích và cũng là kỳ vọng của từ mẫu đối với Tịnh Không nên còn lưu lại đất nước Singapore để tiếp tục việc giảng kinh. Nay không kịp về quê nên đành thông qua điện tín gửi lời đến gia quyến.

Mỗi ngày tôi lấy việc niệm Phật, công đức giảng kinh để hồi hướng cho từ mẫu được liên phẩm cao tăng. Xin cảm tạ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước, các xã đoàn Phật Giáo, thân bằng quyến thuộc, đồng học liên hữu đã đến điếu tang. Hoặc tụng kinh niệm Phật siêu tiến, hoặc in ấn kinh sách, chế tác CD, băng đĩa quảng kết thiện duyên mà đem công đức đó hồi hướng cho từ mẫu.

Tịnh Không tứ phương hoằng pháp, chưa thể đăng môn bái tạ! Mượn bức thư này để bày tỏ lòng biết ơn!

Nam Mô A Di Đà Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm