Hòa thượng Tịnh Không: Nếu bạn không biết nhẫn thì không thể thành tựu được gì

Các bạn hỏi tôi cách niệm Phật, tôi nói với bạn, trong tâm tôi ngay trong cái nhìn, xem thấy tất cả chúng sanh, núi sông đất đai, thảy đều là A Di Đà Phật. Bạn đối với tôi tốt, cung kính, bạn là A Di Đà Phật. Bạn vũ nhục tôi, hủy báng tôi, làm hại tôi, bạn cũng là A Di Đà Phật.

Các bạn đọc thấy trên Kinh Kim Cang, Thế Tôn dẫn dụng câu chuyện nhỏ Nhẫn Nhục Tiên Nhân bị Ca Lợi Vương cắt xẻo thân thể. Câu chuyện nhỏ này được giảng nói rất tường tận, tỉ mỉ ở trong Kinh Đại Niết Bàn. Ca Lợi Vương, Ca Lợi là tiếng Phạn, nếu dịch thành ý Trung Văn là bạo quân.

Ông không nói lý, xem thấy người tu hành này không vừa mắt thì đem xử tử lăng trì, dùng dao cắt xẻo từng miếng từng miếng thịt, làm như vậy để ông chết. Vị Tiên Nhân tu hành này tâm địa thanh tịnh, như như bất động, hoan hỉ tiếp nhận, ông xem Ca Lợi Vương như Phật Bồ Tát, thành tựu ông Nhẫn Nhục Ba La Mật, không có chút tâm oán hận.

Ngày nay chúng ta tu hành gặp chút chướng ngại nhỏ, việc không vừa ý nho nhỏ thì oán hận tràn đầy, bạn nói xem, bạn có đáng thương hay không?

Bạn không có chút nào giác ngộ đối với Phật Pháp, ngày ngày đang học Phật, nhưng chỉ học suông.

Chúng ta chính mình phải nỗ lực phản tỉnh, ngay trong một ngày chịu những oán khí, có phải xem đối phương là Phật Bồ Tát đến dạy chúng ta tu nhẫn nhục Ba La Mật hay không?

Cho nên, các bạn hỏi tôi cách niệm Phật, tôi nói với bạn, trong tâm tôi ngay trong cái nhìn, xem thấy tất cả chúng sanh, núi sông đất đai, thảy đều là A Di Đà Phật. Cách niệm Phật của tôi là như vậy. Bạn đối với tôi tốt, cung kính, bạn là A Di Đà Phật. Bạn vũ nhục tôi, hủy báng tôi, làm hại tôi, bạn cũng là A Di Đà Phật.

Tôi nhất định không có phân biệt. Tôi đã tu hơn năm mươi năm rồi. Hiện tại tu được tâm thanh tịnh như vậy, an vui như vậy là do tôi tu nhẫn nhục Ba la mật này. Đó là Bồ Tát dạy cho tôi, khi tôi vẫn chưa tiếp xúc được Phật Pháp. Hôm nay ở nơi đây có một bạn học cũ của tôi, là hiệu trưởng đệ nhất Trung Học Nam Kinh, ông biết tôi học nhẫn nhục Ba la mật với ai.

Đó là bạn học cùng lớp với chúng tôi Bạch Chấn Ninh không biết người này hiện tại còn sống hay không, tôi học với anh ấy, vì sao học với anh ấy?

Tôi ở trong trường học, thực tế mà nói, tôi cũng không phải là một học sinh rất tốt, tôi rất ương ngạnh, chuyên môn ức hiếp người bạn học này. Người bạn này là thanh niên quân trở lại.

Thời kỳ kháng chiến, có mười vạn thanh niên hưởng ứng mười vạn quân. Anh bạn này học cùng lớp với chúng tôi, tôi ưa thích đùa cợt với anh ấy, thường hay ức hiếp anh ấy, thường hay vũ nhục anh ấy. Ấn tượng tôi nhớ được rất sâu sắc là trong trường học tổ chức thi vẽ mỹ thuật, lúc đó tôi vẽ một bức họa học sinh trong vườn trường, tôi được hạng thứ ba.

Tôi vẽ ai vậy?

Tôi vẽ anh bạn học đó của tôi. Anh ấy ở nơi kia vẽ, tôi thì ở đây vẽ anh ấy, vẽ anh ấy đang ở nơi ấy vẽ vẽ. Tôi được hạng thứ ba.

Mọi người nói: Anh vẽ rất tuyệt!

Tôi nói: Không phải, tôi vẽ không giống như người khác vẽ. Các anh vẽ là tĩnh vật, tôi vẽ là động vật. Khi tôi còn trẻ nghiệp tạo ra giống như Viên Liễu Phàm, cho nên về sau đọc Liễu Phàm Tứ Huấn tôi có cảm xúc rất sâu, luôn là nơi nơi ưa thích làm khổ người khác, đem người khác để làm trò đùa. Thế nhưng người bạn này của tôi rất khó được, anh ấy sau lưng còn tán thán tôi, chưa từng nói một câu xấu về tôi.

Bạn học khác đến nói với tôi, sau khi tôi nghe rồi thì rất ái ngại, cho nên tôi sám hối. Khi kết thúc học kỳ, tôi xin lỗi với anh ấy. Nhẫn nhục Ba la mật của tôi là học được từ chỗ anh ấy. Về sau tiếp xúc Phật Pháp, càng rõ ràng, càng tường tận đối với đạo lý này. Tôi từ nhỏ, đối với tài vật xem thấy rất là nhẹ.

Tôi ưa thích bố thí, từ nơi người bạn họ Bạch này, tôi thể hội được sự nhẫn nhục. Hai điều kiện này là nền tảng chân thật học Phật của tôi. Lúc trước ở nơi Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam, Đài Trung, ngay trong bạn học họ cũng thường hay nhắc đến, tôi có hai cái sở trường là bố thí và nhẫn nhục.

Đây là do mười năm học giáo với thầy, tôi có thể có được một chút thành tựu, then chốt chính ngay chỗ này. Cho nên, nếu bạn không nhẫn nhục thì không thể thành tựu được bất cứ thứ gì.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Câu chuyện linh ứng có thật về tụng kinh Địa Tạng siêu độ vong linh

Phật pháp và cuộc sống 16:51 05/01/2025

Dưới đây là câu chuyện tụng kinh siêu độ vong linh mà đích thân con đã trải qua. Tất cả đã minh chứng một điều rằng Phật lực không thể nghĩ bàn.

Tâm từ bi của mẹ

Phật pháp và cuộc sống 16:17 05/01/2025

Ngày còn bé, tôi thường trách mẹ. Mẹ nghiêm khắc quá, đôi khi đến mức khiến tôi thấy ngột ngạt. Mỗi lần tôi làm sai điều gì, mẹ chẳng mắng lớn tiếng, nhưng ánh mắt buồn của mẹ làm tim tôi trĩu nặng.

Con cái - niềm vui hay nghiệp báo?

Phật pháp và cuộc sống 16:04 05/01/2025

Tôi có một người bạn, khi nghe tin em họ mình có bầu, chị đã lắc đầu: “Vui sướng gì! Con cái là nghiệp, nó dắt dây mình hoài trong cõi ái dục này. Mắc gì mà mừng dữ vậy!”. Quan điểm của chị cũng đáng để suy nghĩ…

Phật pháp cứu tôi khỏi u mê

Phật pháp và cuộc sống 15:21 04/01/2025

Tôi từng nghĩ cuộc đời mình là một chuỗi những thất bại nối dài. Hôn nhân đổ vỡ, công việc bấp bênh, và những khoản nợ chồng chất khiến tôi như chìm trong màn sương mù không lối thoát. Những ngày tháng ấy, tôi sống trong nỗi căm giận: giận người, giận đời, và hơn cả là giận chính mình.

Xem thêm