Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/09/2019, 05:20 AM

Nhìn lại để lòng mình thay áo mới

Thật sự, trong hành trình mải miết của kiếp người, ngoài dịp cuối năm, chúng ta rất cần những dịp khác nữa để “nhìn lại”!

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Nhìn lại chính mình, nhìn lại người thương, nhìn lại môi trường sống xung quanh, nhìn lại những mối quan hệ và nhìn lại nhiều thứ khác nữa… để có thể bước tiếp những bước như mây thong dong qua năm tháng ngỡ như dài rộng nhưng chỉ là thoáng chốc này!

Cơ mà muốn nhìn lại thật rõ có phải chúng ta cần ngồi thật yên?

Chỉ khi ngồi yên mới lắng lòng được! Và khi lắng lòng được mọi thứ sẽ hiển bày ra!

Có khi nào chúng ta thốt lên: Ơ, cả năm qua mình đã sống cuộc sống tẻ nhạt vậy sao, ngày nào cũng giống như nhau, sáng sáng đến cơ quan, chiều chiều về nhà trong căng thẳng mệt mỏi bởi dòng xe kẹt cứng, khói bụi mịt mù?

Ơ, cả năm qua mình đã sống cuộc sống buồn chán vậy sao, quẩn quanh với những mối quan hệ rạn nứt, mất nhiều năng lượng, giam hãm trong căn hộ bé nhỏ một đôi cánh thuộc về bầu trời cao rộng?

Nhìn lại giúp chúng ta tìm thấy mình đang ở đâu, đang làm gì và chuẩn bị cho năm tới ra sao!

Nhìn lại giúp chúng ta tìm thấy mình đang ở đâu, đang làm gì và chuẩn bị cho năm tới ra sao!

Có nhiều khi vì giận một người mà mất cả năm tháng để đau! Có nhiều khi vì bị ngã mà mất cả thanh xuân để xuýt xoa vết thương mà không nhận ra tất cả đã trôi qua và những câu chuyện vừa kể ra đã cũ!

Hay chúng ta reo lên vui mừng. Cả năm qua mình đã sống với năng lượng tích cực bình an?

Bài liên quan

Mình đã dưỡng nuôi được tình thâm với con cái, cha mẹ, người thương. Mình biết cùng nhau ăn những bữa cơm chiều đầm ấm, cùng nhau đi du lịch cho thấy đất trời bao la…

Mình đã hàn gắn được những hiềm khích, tha thứ được những lỗi lầm, chấp nhận được những biểu hiện khác nhau của người xung quanh.

Vào những ngày cuối năm hay đầu năm khi gặp nhau người ta hay hỏi nhau rằng: Năm qua anh, chị đã đạt được những gì, đã thăng tiến ra sao, đã mua được bao nhiêu thứ… Điều đó chẳng vấn đề gì. Sống là một sự biểu hiện. Những thứ được ấy đôi khi giúp tăng thêm phần biểu hiện lấp lánh rực rỡ của con người.

Nhưng nếu thêm vào câu hỏi sau có lẽ trọn vẹn hơn: Trong năm qua, anh chị đã buông được những gì, đã cho đi được bao nhiêu, đã gánh vác giùm những người kém may mắn hơn ra sao…

Và trong năm qua, anh chị sống có bình an và hạnh phúc không? Nếu có thì hãy ăn mừng vì điều đó! Nếu không thì vì lý do gì đã khiến lòng bất an, lo sợ? Có bước qua được không?…Có hàng triệu hàng triệu việc để nhìn lại, đúng không? Mỗi người mỗi hoàn cảnh sống khác nhau thì sẽ nhìn lại một năm qua khác nhau!

Nhìn lại chính mình, nhìn lại người thương, nhìn lại môi trường sống xung quanh, nhìn lại những mối quan hệ và nhìn lại nhiều thứ khác nữa… để có thể bước tiếp những bước như mây thong dong qua năm tháng ngỡ như dài rộng nhưng chỉ là thoáng chốc này!

Nhìn lại chính mình, nhìn lại người thương, nhìn lại môi trường sống xung quanh, nhìn lại những mối quan hệ và nhìn lại nhiều thứ khác nữa… để có thể bước tiếp những bước như mây thong dong qua năm tháng ngỡ như dài rộng nhưng chỉ là thoáng chốc này!

Nhìn lại giúp chúng ta tìm thấy mình đang ở đâu, đang làm gì và chuẩn bị cho năm tới ra sao!

Bài liên quan

Như hàng cây ngoài kia đã chịu đớn đau rứt hết khỏi thân cây những chiếc lá già nua, sâu bệnh, cằn cỗi… trong mùa đông. Và thời khắc mùa xuân đến hàng cây ấy đang rưng rưng tan chảy trong niềm vui từ những mầm xanh, lộc biếc nứt chồi vươn lên…

Đất trời mỗi năm mỗi thay áo mới, nhìn với đôi mắt thiền tập thì mỗi giây mỗi biến đổi không ngừng. Chúng ta cũng nên thay áo mới cho lòng mình: Chiếc áo hạnh phúc của lòng thương, chiếc áo bình an của sự độ lượng, chiếc áo tinh khôi của hy vọng.

Khi không còn chất chứa những điều phiền muộn, giận hờn, tham đắm vụn vặt nữa, cánh én trái tim sẽ bay lên nhẹ nhàng và sẽ nhận ra mùa xuân ở ngay đó chứ đâu!

Xuân gieo lộc biếc trên cành

Xuân gieo mưa nắng ngọt lành tháng Giêng

Lặng nghe em nỗi niềm riêng

Dang tay đón gió bình yên trở về!

BS.Nguyễn Bảo Trung

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Niệm Phật nhiệm mầu

Phật giáo và người trẻ 13:45 20/04/2024

Tôi với ba ngoài tình cha con thì đúng là tình đạo hữu. Ba vì bệnh nghiệp mà đến với đạo, tôi vì thấy nhiều ảnh hình của cái chết mà nghĩ về lẽ tử sinh. Bởi, chúng ta hay nghĩ về mưu sinh ít khi nghĩ tới mưu tử. Một khi “vô thường ập đến vạn duyên buông”, hối tiếc cũng ích gì…

Xem thêm