Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/08/2019, 16:00 PM

Nhìn lại hành trình nhiều sư tăng đã bị đánh đập, nhục hình ở Bắc Giang

Vụ án trộm tượng Phật từng gây rúng động ở Bắc Giang có thể là một ví dụ điển hình để minh chứng cho câu "phi đả bất thành cung". Hãy cùng Phatgiao.org.vn nhìn lại hành trình các sư tăng bị đánh đập và ép cung trong vụ án này.

Hành trình bị đánh, nhục hình của các sư tăng

Sư Thích Đạo Sơn (tức ông Nguyễn Quý Đoan, bên phải) trò chuyện với nhà báo

Sư Thích Đạo Sơn (tức ông Nguyễn Quý Đoan, bên phải) trò chuyện với nhà báo

Bài liên quan

Từ giữa năm 2001 đến cuối 2003, tại một số đình, chùa của tỉnh Bắc Giang liên tiếp xảy ra 7 vụ trộm cắp tượng Phật và đồ thờ cúng ở một số đình chùa, Cơ quan Cảnh sát điều tra các huyện đã khởi tố vụ án song không có kết quả, phải đình chỉ vụ án.

Tháng 9/2003, Công an huyện Lục Nam được Công an xã Khám Lạng giao nộp một người bị tố cáo lừa đảo, chiếm đoạt tài sản mà thật ra là mượn xe, chưa kịp trả. Người này là tiểu Thích Đạo Sơn (ông Nguyễn Quý Đoan) sinh 1980, tu hành tại chùa Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, dẫn đến gây oan cho chín người, trong đó có ba người tu hành.

Vậy tại sao Sư Thích Đạo Sơn và sau đó là 5 người khác (ông Phạm Mạnh Hùng, ông Dương Văn Trung, ông Dương Phúc Thịnh, ông Lê Văn Thương và ông Phan Hữu Hường) bị bắt, bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản” là những bức tượng có niên đại hàng trăm năm ở các chùa trên địa bàn Bắc Giang?

Dù câu chuyện bức cung, nhục hình đã được thể hiện khá rõ tại các phiên tòa xét xử vụ án và lời khai của những bị cáo trước tòa đã gây sốc nặng cho những người tới nghe phiên xét xử. Nhưng ngày 11.11.2013, gặp lại các phóng viên của báo Lao Động, Sư Thích Đạo Sơn vẫn không quên nhắc lại những gì mà ông đã trải qua: “Sau phiên tòa, tôi đã nhiều lần viết đơn tố cáo bị bức cung, nhục hình gửi đến Viện KSND tỉnh Bắc Giang và Viện KSNDTC.

Hình ảnh Sư Thích Đạo Sơn khi đang trong thời gian xét xử

Hình ảnh Sư Thích Đạo Sơn khi đang trong thời gian xét xử

Trong đơn, tôi nêu rõ việc đánh đập và ép tôi nhận tội là các điều tra viên Thân Văn Túc, Hà Văn Quang, Chu Bá Huy, Nguyễn Văn Oanh”.

Là một trong những luật sư tham gia bào chữa cho ông Phạm Mạnh Hùng, luật sư Hà Đăng (Đoàn LS Hà Nội) mở lại hàng loạt file ghi âm ông ghi được tại những phiên tòa xét xử mà ông đã tham gia bào chữa. Khi ông Phạm Mạnh Hùng được hỏi: Anh là Phạm Mạnh Hùng, tức Chiến phải không? Ông Hùng trả lời: “Thưa HĐXX, từ bé, ngoài tên cha sinh mẹ đẻ đặt cho là Hùng, tôi không có tên nào khác” -“Tại sao khi khai với CQĐT anh khai anh còn có tên là Chiến, nhà ở dốc Bưởi?” -“Thưa, vì cái tên Chiến này mà tôi bị đánh nhiều ngày liền, cứ lột trần, truồng, treo ngược lên cửa sổ để đánh. Khi điều tra viên đánh chán tay bèn dùng bật lửa đốt cháy lông nách, lông tay và chỗ kín. Họ chỉ hỏi mỗi câu: “Mày là Hùng, tức Chiến có đúng không?”.

Bài liên quan

Những ngày đầu tôi còn tỉnh táo, còn đủ sức trả lời: “Tôi không biết Chiến là ai cả”. Nhưng rồi, nhiều ngày sau họ cứ treo ngược lên đánh và đốt nến đau quá, tôi không chịu nổi nữa nên họ bảo gì, tôi là gì thì tôi ừ là thế. Họ bảo tôi tên Chiến thì tôi nhận tôi tên Chiến. Nhà tôi ở Thượng Đình, Thanh Xuân nhưng họ bảo tôi có nhà dốc Bưởi thì tôi cũng nhận có nhà dốc Bưởi..., họ bắt tôi học thuộc lòng lời khai, thế là tôi học thuộc lòng”.

Luật sư Mỹ Hà (Đoàn LS Hà Nội, bào chữa cho ông Dương Văn Trung (ở Phương Quế, Thường Tín) hỏi ông Dương Phúc Thịnh để đối chứng lời khai: “Lời khai của anh rất mâu thuẫn với nhau về những lần đi ăn trộm, vậy tại sao anh khai như vậy?” -“Tôi không hề đi ăn trộm, nhưng bị đánh đau quá nên nhận bừa và khai lung tung” -“Trước HĐXX, anh khai lại cho rõ tại sao anh lại khai như vậy?” -“Do tôi bị bắt oan nên uất lắm ạ, tôi vốn là quân nhân giải ngũ nên về nhà làm nghề cây cảnh, non bộ, không va chạm với ai vì thế khi bị bắt, bị đánh ngày đầu tôi cố chịu, nhưng đến ngày thứ hai tôi bị đánh đau quá nên không chịu được và đánh trả.

Thế là kiểm sát viên tên là Nam cho các cảnh sát vào đè tôi xuống, còng tay tôi và treo lên thành cửa sổ rồi đánh hội đồng. Họ đánh tôi đến ngất đi. Cứ mỗi lần ngất đi thì họ đưa tôi vào bệnh viện. Vào đó rồi mà họ vẫn không tha, họ vẫn hỏi cung khi tôi đang nằm trên giường bệnh. Khi tôi khai tôi không biết gì, họ tức quá nhảy lên giẫm vào ngực tôi khiến tôi nôn ra rồi đánh tôi, bắt tôi nuốt lại chính những thứ mình đã nôn. Có lần họ còn nhét cả chuột chết vào miệng tôi... tôi sợ họ đánh chết nên đành phải ngoan ngoãn làm theo lời họ. Họ bảo tôi khai gì thì tôi khai thế”.

Quang cảnh phiên tòa

Quang cảnh phiên tòa

Chủ tọa phiên tòa Giáp Văn Hán hỏi ông Lê Văn Thương (tức sư Thích Tâm Thương – sinh năm 1973, tu hành tại chùa Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì Hà Nội) : “Bị cáo Lê Văn Thương khai rất nhiều lần bị đánh, bị ép cung, vậy có gì để chứng minh không?” -“Dạ có ạ!” -“Bị cáo nói vậy có gì làm bằng chứng?” -“Thưa HĐXX, trong những bản cung mà bị cáo bị ép cung, tôi có ghi dấu hiệu về việc bị ép cung.

Nếu bản cung nào bị nhục hình bị tôi ký hiệu về việc nhục hình, bản cung nào bị áp đặt, tôi có ký hiệu về việc áp đặt... tất cả những ký hiệu này đều được đánh dấu ở vị trí gần cuối tờ khai, không tin HĐXX cứ mở ra kiểm tra xem có đúng không ạ”.

Lúc này chủ tọa lật mở hồ sơ gốc tìm những bản cung của sư Thích Tâm Thương đã đánh dấu ký hiệu và tìm thấy những ký hiệu đúng như lời khai tại tòa. Không chỉ có sư Thích Tâm Thương, mà một số người khác có lời khai về việc bị ép cung đã đánh dấu bằng giấy kẹo hoặc vết máu vào bản cung cũng đã được HĐXX ghi nhận.

Vụ án đã bị kết luận là oan sai

Bài liên quan

Tại Cơ quan điều tra, hầu hết các bị cáo đều nhận tội; nhưng tại tòa, tất các bị cáo đồng loạt kêu oan, tố cáo điều tra viên, kiểm sát viên bức cung, nhục hình, bắt họ phải nhận những tội mà mình không phạm. Để có các bản cung “nhận tội” của các bị can, theo tố cáo của các bị cáo tại tòa, các điều tra viên đã dùng que, gậy vụt vào đầu, mặt, chọc vào cổ họng; dùng còng số 8 khoá tay, sau đó treo ngược lên trần nhà suốt từ đêm hôm trước tới sáng hôm sau. Thậm chí, có bị cáo còn bị lột hết quần áo và tra tấn vào bộ phận sinh dục. Trong số các bị cáo bị tra tấn theo kiểu này, đặc biệt có sư Thích Đức Chính (Phan Hữu Hường) đã chết trong trại tạm giam. 

Theo các chi tiết được phân tích, hồ sơ vụ án thể hiện khá nhiều điểm mâu thuẫn. Ví dụ, có bị cáo khai nhiều lần thuê xe ôtô của anh Phạm Mạnh Hùng (Thanh Trì, Hà Nội) để gây án, nhưng khi đi xác minh thì anh Hùng khẳng định chưa bao giờ cho những đối tượng này thuê xe. Cơ quan CSĐT không thu được vật chứng nào. Ông Tạ Minh Đăng bị buộc tội trộm cắp đúng vào hôm đang phải lo tang cho bố…

Dường như những cán bộ này vì lý do nào đó mà bất chấp các quy định của pháp luật và quên đi luật nhân quả, đã tạo ác nghiệp nặng nề.

Dường như những cán bộ này vì lý do nào đó mà bất chấp các quy định của pháp luật và quên đi luật nhân quả, đã tạo ác nghiệp nặng nề.

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã vạch ra hàng loạt vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra, truy tố. Họ cũng vạch ra hàng loạt mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo, họ chứng minh vật chứng thu giữ được không liên quan đến vụ án, đặc biệt là việc có dấu hiệu bức cung, nhục hình…

Do đó, dù đã điều tra bổ sung, HĐXX của phiên tòa hình sự sơ thẩm lần thứ tư (từ ngày 19-23.6.2006) vẫn phải tuyên bố: Tiếp tục trả lại hồ sơ, yêu cầu Viện KSND tỉnh Bắc Giang làm rõ 10 nội dung, đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn với các bị cáo: Cho tại ngoại.

Bài liên quan

Ngày 13/2/2007, Công an Bắc Giang có bản kết luận điều tra bổ sung. Nhiều yêu cầu của tòa án bị lờ đi, nếu có đề cập thì cũng nói nước đôi. Chẳng hạn, 2 pho tượng được coi là vật chứng của vụ án, kết quả điều tra bổ sung vẫn cho rằng đây là “hai pho tượng A Nan và Ca Diếp” (thực ra là tượng Nam Tào và Bắc Đẩu), song thừa nhận đây “không phải cổ vật”, “đối chiếu kỹ với hồ sơ về chi tiết nhỏ thì không đảm bảo căn cứ vững chắc để khẳng định đó là hai pho tượng của chùa Khám Lạng”.

Có một số tình tiết, kết luận điều tra bổ sung thừa nhận việc điều tra trước đó đã sai. Chẳng hạn 2 chiếc ô tô của ông Hùng, kết luận điều tra ban đầu cho rằng các đối tượng sử dụng để đi ăn trộm, kết luận điều tra bổ sung làm rõ ông Hùng mua sau thời điểm các vụ trộm xảy ra. Một số cuộc điện thoại kết luận điều tra ban đầu cho rằng các bị cáo đã gọi cho nhau, kết quả điều tra bổ sung cho biết tra “list” điện thoại thì không có…

Thay vì nhận định không có căn cứ để cột tội, kết luận điều tra bổ sung đưa ra lý do khác để đình chỉ vụ án: “Mặc dù đến nay không có tài liệu nào để khẳng định các bị can trên là ngoại phạm, nhưng theo quy định pháp luật, trong trường hợp hết thời hạn điều tra không đủ chứng cứ để kết tội thì phải đình chỉ điều tra và phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho các bị can”.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo Lao Động, Dân Trí và Tiền Phong

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu

Góc nhìn Phật tử 10:00 19/03/2024

Hơi thở trong sống thiền là một điều kỳ diệu, một cảm giác sâu lắng của sự sống đang diễn ra. Nó nhắc nhở về sự tồn tại của bạn, về sự kỳ diệu của mỗi khoảnh khắc.

Đường thẳng và đường vòng

Góc nhìn Phật tử 16:54 18/03/2024

Trong giờ học, một vị thiền sư chỉ vào một bản đồ và hỏi: "Các dòng sông trên hình ảnh này có đặc điểm gì?". Các học trò trả lời: "Chúng luôn lượn vòng thay vì chảy theo một đường thẳng".

Phật dạy cách sống một đời như bốn mùa đầy màu sắc

Góc nhìn Phật tử 22:16 17/03/2024

Đời người có sinh lão bệnh tử, thời tiết có xuân hạ thu đông. Lấy bốn mùa để ví như một đời người.

Ngày mưa và ngày nắng

Góc nhìn Phật tử 22:05 17/03/2024

Tâm lý chung của nhiều người là khi quá bận rộn, họ sẽ quên bẵng đi và không thực sự để tâm cho những thú vui thanh tao như vẽ tranh, đọc sách, nghe nhạc hay hành thiền. Tuy nhiên, khi có nhiều thời gian dành cho những việc đó thì họ lại cảm thấy buồn chán, bức bách.

Xem thêm