Nhìn về vấn đề biến động môi trường từ bán đảo Cà Mau
Sinh ra lớn lên ở bán đảo Cà Mau, tôi đắm mình trong môi trường sống đặc thù của vùng đất ngập mặn và cảm nhận rõ rệt sự dịch chuyển bất lợi từ yếu tố tự nhiên, con người đến môi trường sống xung quanh.
Mô hình hay góp phần bảo vệ môi trường
Lời kể của ông bà cha mẹ và từ các trang tư liệu chính thống hay truyền miệng, vùng bán đảo chưa xa từng là vùng rừng xanh tốt quy tụ các giống thực vật ngập mặn, muôn thú, điều kiện tự nhiên hoang dại, nguồn sống từ chim trời cá nước dễ dàng.
Những trang viết của Sơn Nam mô tả sống động địa lý bán đảo, hay văn của Đoàn Giỏi cũng chưa xa lắm, vùng đất ngập mặn thứ hai trên thế giới sau vùng Amazone bên Nam Mỹ có cảnh quan khác hẳn ngày nay.
Chiến tranh kéo dài khốc liệt với các trận oanh tạc, chất độc hóa học vẫn không làm mất nhiều độ che phủ của rừng; vậy mà chỉ mấy thập niêm hòa bình, chính con người thực hiện chóng vánh xóa sổ “về cơ bản” khu sinh quyển ngập mặn trù phú kia, rừng bị khai thác cạn kiệt làm gỗ gia dụng, chất đốt, cây lớn cây bé lần lượt bị đốn sạch, đất rừng bị lấn dần…Bên cạnh sự biến mất của nguồn thực vật, các loài bản địa mất theo, giảm nhanh tùy mức độ.
Môi trường không chỉ có rừng, đô thị hóa công nghiệp hóa kéo theo núi nilon, chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khói bụi hóa chất khiến nguồn không khí nước ngầm, môi trường sống biến đổi theo hướng bất lợi. Yếu tố biến đổi khí hậu đã trực quan, tác động mạnh mẽ đến đời sống con người.
Công tác trồng rừng mới, cây xanh đô thị chỉ có thể lấp đầy không nhiều nhừng gì đã mất, bảo vệ môi trường vẫn là công việc gian nan.
Có dịp tham quan Singapore, nỗi đau mất mát rừng, môi trường xót xa trong long trên từng bước đi ánh nhìn: bên mình từng có rừng xanh hoang dã tuyệt vời, môi trường trong lành, nay phải tìm những thứ ấy ở xứ người. Không khác nhiều về điều kiện tự nhiên, đảo quốc sư tử mua cát từ bên ngoài bồi đắp cho một tổng diện tích quốc gia chỉ ngang đảo Phú Quốc, và giữ một nguồn cây xanh làm vốn cho phát triển du lịch, khác bên mình… chúng ta cần bao nhiêu tỉ đô la để mua lại những gì đã mất về môi trường, có rừng?
Trên ô tô, nhìn những vệt cây ven quốc lộ 1 về vùng bán đảo lô nhô mắm, phi lao, có cắm biển cảnh báo của kiểm lâm, mới hay đấy chỉ là chút xíu vốn rừng từng có, đã mất, mất bò lại chăm chút...làm chuồng.
Nếu nhà văn Sơn Nam còn sống hẳn ông chua xót nhiều khi về thăm bán đảo Cà Mau, khi “về căn bản”, mọi thứ chỉ còn trong sách. Nhìn những vệt cây trồng ở đô thị, ven kênh, lộ, tự an ủi: dù muộn màng, còn hơn không. Nếu giữ được nguồn rừng ngày cũ dù chỉ 1/2, về sự hấp dẫn của môi trường với khách du lịch Âu Mỹ, bán đảo Cà Mau ăn đứt mấy lần Singapore.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm