Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/03/2020, 09:00 AM

Trách nhiệm toàn cầu và vấn đề môi trường

Hòa bình và sự sinh tồn trên trái đất, như ta thấy, đang bị đe dọa bởi hành vi của con người thiếu sự cam kết về giá trị nhân văn. Sự phá hủy thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự thiếu hiểu biết, lòng tham lam và thiếu sự kính trọng sự sống trên mặt đất

 > Sự tương quan giữa đạo Phật và môi trường

Hồi nhỏ, khi còn đang học Phật pháp, tôi đã được dạy một điều quan trọng về thái độ trân trọng đối với môi trường chung quanh. Bài thực tập bất bạo động không chỉ áp dụng trên con người mà đối với tất cả mọi sinh thể – bất kỳ sinh vật nào có tâm thức. Nơi nào có tâm thức, ở đó có sự đau khổ, an lạc, và niềm vui giống nhau. Không một sinh vật nào muốn đau khổ, thay vì vậy, các sinh vật đều muốn hạnh phúc. Tôi tin rằng mọi sinh vật đều chia xẻ những cảm nhận nầy trên một vài bình diện cơ bản.

Trong pháp tu của đạo Phật, chúng tôi đã quá quen với ý tưởng bất bạo động và việc chấm dứt sự khổ đau đã khiến cho chúng tôi có thói quen không sát hại hay phá hủy mọi thứ một cách không phân biệt. Mặc dù chúng tôi không tin rằng cây cỏ, hoa lá có tâm thức, nhưng chúng tôi cũng đối xử với loài thực vật ấy với lòng trân trọng. Nên chúng tôi đã chia xẻ ý thức về trách nhiệm toàn cầu về cả hai phương diện con người và tự nhiên.

Trong pháp tu của đạo Phật, chúng tôi đã quá quen với ý tưởng bất bạo động và việc chấm dứt sự khổ đau đã khiến cho chúng tôi có thói quen không sát hại hay phá hủy mọi thứ một cách không phân biệt.

Trong pháp tu của đạo Phật, chúng tôi đã quá quen với ý tưởng bất bạo động và việc chấm dứt sự khổ đau đã khiến cho chúng tôi có thói quen không sát hại hay phá hủy mọi thứ một cách không phân biệt.

Biến đổi khí hậu đe dọa hệ sinh thái toàn cầu

Niềm tin của chúng tôi vào sự tái sinh, niềm tin về sự quan tâm của chúng tôi đối với tương lai là một ví dụ. Nếu các bạn nghĩ rằng mình sẽ tái sinh, rất có thể các bạn tự nhủ với mình rằng, mình phải giữ gìn vật nầy, thứ kia vì trong thân tái sinh ở tương lai, có thể mình sẽ tiếp tục sử dụng những thứ nầy. Ngay dù trường hợp có thể bạn tái sinh dưới dạng một sinh thể khác, có thể dù ở hành tinh khác, ý tưởng tái sinh vẫn cho các bạn nguyên nhân để có sự quan tâm trực tiếp đến hành tinh nầy và các thế hệ tương lai.

Ở phương Tây, khi nói đến »loài người«, các bạn thường chỉ nói đến thế hệ con người đang sinh tồn. Lớp người quá khứ đã đi qua. Còn tương lai, là sự chết, thì chưa đến. Ý tưởng của người Tây phương thường mắc phải khía cạnh thực dụng vật chất, chỉ để ý đến thế hệ con người hiện tại.

Cảm nhận của người Tây Tạng về môi trường không căn cứ hoàn toàn vào tôn giáo. Cảm nhận nầy xuất phát từ toàn bộ cách sống của người Tây Tạng, không chỉ xuất phát từ tư tưởng Phật giáo. Chẳng hạn, những quan tâm của Phật giáo ở Nhật Bản, Thái Lan về môi trường khác với sự quan tâm của chúng tôi. Nền văn hóa và phong cách sống của họ không giống chúng tôi. Môi trường độc đáo ở nước tôi ảnh hưởng rất mạnh đến chúng tôi. Chúng tôi không sống trên một hòn đảo nhỏ bị ô nhiễm nặng nề, và xa cách láng giềng đồng loại. Chúng tôi không có cảm giác bị ức chế như nhiều cộng đồng dân cư khác.

Có rất nhiều khả năng để thực tập về tinh túy của một đức tin hay tinh túy của một nền văn hóa mà không cần thực hành đời sống tôn giáo. Nền văn hóa Tây Tạng chúng tôi, mặc dù được thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Phật giáo, mà vẫn không đóng khung trong toàn bộ triết lý Phật giáo. Có lần tôi đề nghị một cơ quan về người Tây Tạng di cư rằng sẽ rất hay khi làm một vài nghiên cứu có bao nhiêu người Tây Tạng có được ảnh hưởng bởi sự tiếp cận với phong cách sống của chính từ Tây Tạng? Những yếu tố gì làm cho người Tây Tạng luôn luôn an vui và trầm tĩnh? Mọi người luôn luôn trông chờ câu trả lời nhờ ở một tôn giáo độc đáo, mà quên rằng môi trường sống của đất nước chúng tôi là một sự khác thường.

Chúng tôi không xài phí vật chất một cách vô tội vạ. Chúng tôi đặt một giới hạn cho việc sử dụng. Chúng tôi tán thán cuộc sống đơn giản và có trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi luôn luôn tự xem mình là một thành viên trong môi trường nầy, chứ không phải chỉ là người tham dự.

Chúng tôi không xài phí vật chất một cách vô tội vạ. Chúng tôi đặt một giới hạn cho việc sử dụng. Chúng tôi tán thán cuộc sống đơn giản và có trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi luôn luôn tự xem mình là một thành viên trong môi trường nầy, chứ không phải chỉ là người tham dự.

Phật dạy trách nhiệm của người tại gia

Sự quan tâm đến môi trường không nhất thiết phải cần đến thần thánh, thiêng liêng, cũng chẳng phải luôn luôn cần đến lòng từ bi. Người Phật tử chúng ta thể hiện lòng từ bi cho hết thảy chúng sinh, nhưng lòng từ bi nầy không cần thiết phải ban rãi cho mỗi tảng đá, cội cây hoặc cái nhà. Hầu như mỗi chúng ta đều có chút quan tâm về ngôi nhà riêng của mình, nhưng thực sự không cần phải động lòng trắc ẩn với chúng. Chúng ta gìn giữ nó để ta có thể sống an vui. Chúng ta biết để có được cảm giác an lạc, trong ngôi nhà của mình, thì ta phải chăm sóc nó. Thế nên cảm giác của chúng ta có lẽ là về sự quan tâm hơn là lòng trắc ẩn.

Tương tự, hành tinh nầy là nhà của chúng ta, và chúng ta phải giữ gìn nó trong trật tự và phải chăm sóc nó nếu như chúng ta chân thực quan tâm về hạnh phúc của chính mình, cho con cái, bạn bè và các sinh thể khác cùng chia xẻ ngôi nhà lớn nầy với chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ về hành tinh nầy như là ngôi nhà chúng ta hoặc như người mẹ – Mẹ Đất – tự nhiên chúng ta sẽ quan tâm đến môi trường chung quanh ta. Ngày nay chúng ta hiểu được tương lai chúng ta tùy thuộc rất nhiều vào nhân loại. Nhưng ý tưởng nầy đã thường không rõ ràng đối với ta. Mãi cho đến bây giờ, các bạn mới hiểu ra. Mẹ Đất, bằng cách nào đó, đã quá chịu đựng sự cẩu thả từ thói quen của người giữ nhà. Thế mà những sự tiêu dùng của con người ngày nay, cùng dân số, kỹ thuật công nghệ đã đến mức mà Mẹ Đất không còn chấp nhận sự hiện hữu của chúng ta bằng sự im lặng. Bằng nhiều cách. Mẹ Đất không nói với ta: »Các con tôi xử sự không đẹp«, mà Mẹ Đất chỉ cảnh báo cho chúng ta biết rằng hành động của chúng ta đã đến mức giới hạn.

Thái độ của người Phật tử Tây Tạng là một biểu hiện của lòng hoan hỷ, và chắc sẽ có vài mối tương quan từ thái độ của chúng tôi với môi trường. Chúng tôi không xài phí vật chất một cách vô tội vạ. Chúng tôi đặt một giới hạn cho việc sử dụng. Chúng tôi tán thán cuộc sống đơn giản và có trách nhiệm cá nhân. Chúng tôi luôn luôn tự xem mình là một thành viên trong môi trường nầy, chứ không phải chỉ là người tham dự. Ngôn ngữ cổ xưa của tổ tiên chúng tôi đã đạt đến đỉnh cao khi đề cập hai chữ: »Vật chứa« và »vật được chứa đựng«[101]. Thế giới là vật chứa – ngôi nhà chúng ta – và chúng ta là vật được chứa đựng trong đó – vật được chứa đựng trong thùng chứa. Từ sự kiện đơn giản nầy, chúng ta rút ra được một sự quan hệ đặc biệt, vì nếu không có thùng chứa, thì vật được chứa không có chỗ để được chứa. Và nếu không có vật được chứa, thì thùng chứa không tồn tại làm gì, thùng chứa thành vô nghĩa.

Tiêu dùng quá mức hoặc nỗ lực kiếm tiền là không tốt, sự thỏa mãn thật nhiều nhu cầu cũng không được tốt. Trên nguyên tắc, sự thỏa mãn là một mục tiêu của đời sống, nhưng thuần túy chỉ sống để thỏa mãn sẽ trở nên gần như tự sát.

Tiêu dùng quá mức hoặc nỗ lực kiếm tiền là không tốt, sự thỏa mãn thật nhiều nhu cầu cũng không được tốt. Trên nguyên tắc, sự thỏa mãn là một mục tiêu của đời sống, nhưng thuần túy chỉ sống để thỏa mãn sẽ trở nên gần như tự sát.

Trách nhiệm xã hội của Phật giáo

Trong Năm điểm chương trình hòa bình của tôi đã tuyên bố, Tây Tạng sẽ trở thành một vùng đất hòa bình, trung lập. Tây Tạng là một, mà không qua một nhân danh nào cả. Hòa bình có nghĩa là hòa hợp, hòa hợp giữa người với nhau, hòa hợp giữa người và loài vật, giữa các sinh thể và môi trường. Du khách từ khắp nơi trên thế giới có thể đến Tây Tạng để hưởng hòa bình, hòa hợp. Thay vì xây những khách sạn lớn nhiều tầng, nhiều phòng, chúng tôi sẽ làm những tòa nhà nhỏ, giống những ngôi nhà riêng, thế mới có thể sống hòa hợp tốt hơn với thiên nhiên. Chẳng phải hoàn toàn sai khi con người sử dụng thiên nhiên để làm những điều ích lợi, nhưng chúng ta không được khai thác thiên nhiên một cách không cần thiết.

Rất hay khi sống trong một ngôi nhà, có thuốc để trị bệnh, và được đi đây đó bằng xe hơi. Thẳng thắn mà nói, máy móc cơ khí không phải là thứ xa xỉ, mà có khi rất ích lợi. Chẳng hạn máy quay phim, có thể dùng ghi lại những hình ảnh để phát triển sự hiểu biết.

Nhưng mọi thứ đều có giới hạn của nó. Tiêu dùng quá mức hoặc nỗ lực kiếm tiền là không tốt, sự thỏa mãn thật nhiều nhu cầu cũng không được tốt. Trên nguyên tắc, sự thỏa mãn là một mục tiêu của đời sống, nhưng thuần túy chỉ sống để thỏa mãn sẽ trở nên gần như tự sát. Phải không? Tôi nghĩ rằng người Tây Tạng đã có, trong một lĩnh vực nào đó, thỏa mãn quá nhiều. Và chúng ta đã đánh mất quê hương. Những ngày nầy chúng ta không còn mong thỏa mãn được nhiều từ môi trường nữa.

Sự phá hủy thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự thiếu hiểu biết, lòng tham lam và thiếu sự kính trọng sự sống trên mặt đất.

Sự phá hủy thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự thiếu hiểu biết, lòng tham lam và thiếu sự kính trọng sự sống trên mặt đất.

Môi trường sống trên chặng đường học đạo

Hòa bình và sự sinh tồn trên trái đất, như ta thấy, đang bị đe dọa bởi hành vi của con người thiếu sự cam kết về giá trị nhân văn. Sự phá hủy thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên là kết quả của sự thiếu hiểu biết, lòng tham lam và thiếu sự kính trọng sự sống trên mặt đất. Sự thiếu quý trọng nầy lan đến hậu duệ của loài người trên trái đất, thế hệ tương lai sẽ thừa kế một thảm thảo mộc mênh mông đã bị xuống cấp nếu nền hòa bình thế giới không trở thành hiện thực và nếu sự hủy hoại môi trường thiên nhiên vẫn tiếp tục với mức độ như hiện nay.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mộc Lan thắp lên sự sống

Môi trường 09:01 26/03/2024

Nắng ấm, sương tan, vài giọt đọng lại còn vương trên những đóa mộc lan. Nụ hoa cứng cáp ngày nào giờ đây đã bung ra chiếc vỏ lụa nâu sẫm cho từng cánh hoa bắt đầu hé nở, vươn mình múa ca trong không gian thênh thang, xanh tươi cỏ cây.

Nắng nóng năm nay sẽ gay gắt hơn

Môi trường 08:50 23/03/2024

Số đợt nắng nóng năm nay có thể nhiều hơn và mức độ gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Mỗi năm trung bình cả nước có 15 đợt nắng nóng, nhiệt độ cao nhất ngày từ 35 độ C trở lên.

Rất nhiều sinh vật trên trái đất đã yêu thương ta một cách vô điều kiện

Môi trường 12:38 17/03/2024

Ta nên học cách thương yêu không điều kiện đối với mọi loài chúng sanh trên trái đất để chúng có cơ hội vui hưởng trọn vẹn đời sống của chúng.

Lào Cai: Phật giáo bàn giao quế giống cho dân

Môi trường 08:43 13/03/2024

Phân ban Hướng dẫn chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, Phân ban Hướng dẫn Phật tử dân tộc Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng phối hợp chính quyền xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) cùng Hội Nông dân của huyện vừa phát động trồng cây, hôm 12/3.

Xem thêm