Nhu cầu hiểu biết về Đạo Phật
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn nhưng Phật giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng: Học cái chi đây? Bắt đầu từ đâu? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.
Có người chỉ muốn học lý thuyết ; điều này cũng dễ thôi: chỉ cần tìm những quyển sách viết bởi những tác giả có tên tuổi, nhưng có những tác giả rất nổi tiếng mà lập dị, chỉ thích đưa ra những ý kiến riêng của mình, nên cần phải gia nhập một nhóm hội luận để bàn thảo với nhau, tìm ra một ý kiến đồng thuận bởi nhiều người.
Có người chỉ muốn học thực hành; điều này khó khăn hơn: phải tìm ra một người thầy có nhiều kinh nghiệm trong pháp hành, hay một bậc đàn anh đã từng đi trước mình trên con đường thực hành.
Có người muốn học vừa lý thuyết vừa thực hành. Đây là con đường chính quy vừa lâu dài, vừa bền vững.
Theo tôi, có 4 địa hạt chính cho việc học Phật :
1) Kiến thức tổng quát về Phật Giáo ;
2) Kiến thức thực hành về Phật Giáo ;
3) Kiến thức chuyên sâu về Phật Giáo ;
4) Kiến thức mà tôi thích nghiên cứu về Phật giáo.
1) Những kiến thức tổng quát về Phật giáo
1a- Đây là nền tảng của sự hiểu biết về Phật Giáo, nó bao gồm những giáo lý căn bản của Đạo Phật. Tôi xin đề nghị những đề tài học hỏi sau đây để có một cái nhìn tổng quan về Phật Giáo :
- Phương pháp học Phật Pháp.
- Lịch sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử.
- Làm sao để phân biệt thực/giả, đúng/sai, thiện/ác.
- Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo.
- Thuyết tái sanh và luân hồi.
- Thuyết nghiệp báo.
- Thuyết nhân quả tương quan : Duyên sinh và Duyên hệ.
- Thuyết Vô Ngã.
- Thuyết vạn vật vô thường.
- Những tà kiến đối với Đạo Phật.
- Những câu hỏi mà Đức Phật không muốn trả lời.
- Tứ Niệm Xứ : một phương pháp thanh lọc tâm hiệu quả.
- Đạo Phật là con đường giải thoát.
- Sự khác biệt giữa Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa.
- Phật Giáo là một triết học hay một tôn giáo ?
- Sự suy tàn của Đạo Phật tại Ấn Độ ...vv
1b- Để đáp ứng nhu cầu hiểu biết tổng quát về Phật giáo, tôi xin đề nghị tìm đọc những quyển sách sau đây:
- Đức Phật và Phật Pháp; Tác giả (Tg): Ngài Nārada Mahā Thera. Dịch giả : ông Phạm Kim Khánh.
- Chọn Đường Tu Phật. Tg : Trùng Quang cư sĩ - Phật Bảo Tự.
- Phật Học Khái Luận. Tác giả : HT Thích Chơn Thiện (NXB TP Hồ Chí Minh).
- Phật Học Phổ Thông. Tác giả : HT Thích Thiện Hoa.
- Sự tích Đức Phật Thích Ca. Tg:Trần Hữu Danh cư sĩ (nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh).
- Phật Học Khái Lược (T1, T2). Tg : HT Thích Quang Nhuận chủ biên (nxb Tôn Giáo).
- Lịch sử Đức Phật Tổ Cồ Đàm. Tg Maha Thong Kham Medhivong. Thành Hội Phật Giáo TP Hồ Chí Minh.
- Trên đường hoằng pháp của Phật Tổ Gotama Tác giả : Trùng Quang cư sĩ - Phật Bảo Tự.
- Dẫn lối về nguồn. Tg Trà Giang Tử. (nxb Tôn Giáo).
- Con đường thoát khổ. Tg: Welpola Rahula. Dg : Thích nữ Trí Hải (L'Enseignement du Bouddha).
- Le Bouddhisme en cinquante clés. Tg : Dennis Gira (Editions “Bayard” 2009).
- Le Bouddhisme à l’usage de mes filles. Tác giả : Dennis Gira (Editions “le Seuil” 2000)
- Comprendre le Bouddhisme. Tác giả : Dennis Gira (Editions Le Livre de Poche, 2007).
- Le Bouddhisme (bonnes questions, bonnes réponses). Tác giả : Shravasti Dhammika (Editeur : Favre Pierre-Marcel Eds).
- 100 questions sur le Bouddhisme Theravāda. Tg: Didier Treutenaere (Soukha Editions).
- Le Bouddhisme, questions & réponses. Tác giả : Ambre.
- En suivant Bouddha. Tác giả : André Bareau (Kiron, Philippe Lebaud).
- Le Bouddha historique (l’époque, la vie et les enseignements de Gotama). Tác giả : Hans Wolfgang Schumann (Sully).
- Le Bouddha. Tác giả : Véronique Crombé “ Biographies” Desclée de Brouwer.
- Les Grands Disciples du Bouddha (T1, T2). Tác giả : Nyanaponika Thera et Helmuth Hecker (Claire Lumière).
2) Những kiến thức thực hành Phật Giáo
2a- Tôi xin đề nghị những đề tài về pháp hành Phật Giáo :
- Pháp hành Thiền Quán, Minh Sát Tuệ (Tứ Niệm Xứ).
- Pháp hành Thiền Chỉ.
- Lục Diệu Pháp Môn.
- Thiền Từ Bi / Tứ Vô Lượng Tâm.
- Bồ Tát Đạo với Lục Độ hay Thập Độ Ba-La-Mật.
- Thập Thiện Nghiệp.
- Tụng kinh như thế nào và kinh gì?
- 37 Phẩm Trợ Đạo.
- 16 Tuệ Minh Sát.
- Thế nào là giải thoát? Tiêu chuẩn của sự tiến bộ tâm linh.
- Giải trừ Sân Hận.
- Giải trừ Kích Ứng.
2b- Để bổ túc những kiến thức thực hành, có những cuốn sách viết bởi các thiền sư hay các thiền sinh tường thuật lại những kinh nghiệm trải qua trong các trường thiền. Tôi xin đề nghị những tựa sách sau đây :
- Kinh nghiệm Tuệ Quán (T1, T2). Tác giả : TK Giác Nguyên dịch (nxb Hồng Đức).
- Kinh nghiệm Pháp Bảo (song ngữ Việt Anh). TK Kim Triệu (Đại Niệm Xứ Thiền Viện).
- Kinh nghiệm Thiền Quán. Tác giả : Joseph Golden. Dịch giả : Nguyễn Duy Nhiên dịch (nxb Sinh Thức).
- Thiền sư Hộ Pháp,Một Thời Để Nhớ. Tg:TK Thiện Minh (nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh).
- Minh Sát Tu Tập. Tg Achaan Neab Mahāniranonda. Tỳ khưu Pháp Thông dịch (Phật Bảo Tự [Pháp Quốc] ấn tống).
- Satipaṭṭhāna, con đường thẳng tới chứng ngộ. Tg: Bhikkhu Anàlayo.Nguyễn Văn Ngân dịch (nxb Hồng Đức).
- Chánh Niệm, sách hướng dẫn tu tập giác ngộ. Tg: Joseph Golden. Dg : Susanta Nguyễn (Đạo Tràng Rahula, Canada).
- Những Vị Thiền Sư Đương Thời (Living Budhists masters, version française Dharma vivant). Tác giả : Jack Kornfield. Dịch giả : TK Thích Thiện Minh.
- Ngay Trong Kiếp Sống Này. Tác giả : TS U Pandita. Dịch giả : TK Khánh Hỷ (Như Lai Thiền Viện [Mỹ Quốc] ấn tống).
- Biết và Thấy. Tác giả : TS Pa-Auk Sayadaw. TK Pháp Thông dịch (nxb Tôn Giáo).
- Từ Chánh Niệm đến Giác Ngộ. Tg: TS Ajahn Brahm. Dịch giả : Nguyên Nhật Trần Như Mai (nxb Phương Đông).
- Tìm Hiểu Pháp Môn Niệm Thọ. Tg TS Goenka. Dg TK Pháp Thông 2005/2549 (lưu hành nội bộ).
- Vun Bồi Tâm Linh. Tg TS U Pandita. Dg TK Pháp Luân (Như Lai Thiền Viện ấn tống).
- Người Phật Tử Am Hiểu Giáo Pháp Căn Bản. Tác giả : TS U Sīlānanda. Dịch giả : Thiện Anh Phạm Phú Luyện (Như Lai Thiền Viện ấn tống).
- Đại Niệm Xứ. Tg: TS U Sīlānanda. Dg: TK Trần Minh Tài (Như Lai Thiền Viện ấn tống).
- Ngôi Nhà Chánh Niệm. Tác giả : TS Sayadaw U Jotika. Dịch giả : TK Tâm Pháp (Thiền Viện Viên Không ấn tống).
- Bản Đồ Hành Trình Tâm Linh. Tg : TS Sayadaw U Jotika. Dg : TK Tâm Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Tiến Trình Thiền Minh Sát Niệm Xứ. Tg : TS Ashin Janakā Bhivaṁsa. Dg: Thiện Anh Phạm Phú Luyện (Như Lai Thiền Viện ấn tống).
- Sức Mạnh của Chánh Niệm. Tác giả : TS Nyanaponika Mahathera. Dịch giả : TK Tâm Pháp.
- 37 Phẩm Trợ Đạo. Tg: Ledi Sayadaw. Dịch giả : Phạm Kim Khánh.
- Dây Trói Buộc. Tg: TS Pa-Auk Sayadaw. Dg: TK Pháp Thông (nxb Tôn Giáo).
- Vượt Qua Chướng Ngại. Tác giả : TS Pa-Auk Sayadaw. Dịch giả : TK Pháp Thông (nxb Tôn Giáo).
- Đoạn trừ Lậu Hoặc. Tác giả : TS Acharya Buddhavakkhita. Dịch giả : TK Pháp Thông (Như Lai Thiền Viện ấn tống).
- Chỉ mới Chánh Niệm thì Không Đủ. Tác giả : TS Ashin Tejaniya. Dịch giả : TK Tâm Pháp (nxb Tôn Giáo).
- 9 Yếu chánh giúp tăng cường Ngũ Căn của người hành thiền Minh Sát. Tác giả : TS U Kundalābhivaṁsa. Dịch giả : ông Phạm Kim Khánh (Trung tâm Nārada ấn tống).
- Pháp Hành Thiền Định. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Pháp Hành Thiền Tuệ. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Pháp Hành Thiền Tuệ, Đối Tượng Oai Nghi. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Hành Thiền. Tác giả : HT Thích Minh Châu (Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế ấn hành).
- Satipaṭṭhāna, Trái Tim của Thiền Định Phật Giáo. Tác giả : Nyanaponika Thera. Dịch giả : HT Thích Chơn Thiện (Phật Bảo Tự, Pháp Quốc, ấn tống).
- 7 Giai Đoạn Thanh Lọc và Tuệ Minh Sát. Tác giả : TS Matari Sri Ñāṇārāma Maha Thera. Dịch giả : Phạm Kim Khánh (Trung tâm Nārada ấn tống).
- Thiền, từ truyền thống đến hiện đại. Tác giả : Tuệ Thiện (nxb Hồng Đức).
- Satipaṭṭhāna, le Chemin Direct pour la Réalisation. Tác giả : Bhikkhu Anālayo (Editions Almora).
- Techniques de Méditation, guide pratique. Tác giả : Osho Rajneesh. Le Voyage Intérieur.
- Méditation : la Pleine Conscience pour les nuls. Tác giả : Shamash Alidina, Hélène Filipe, Elisabeth Couzon.
- La Méditation de Pleine Conscience : 100 questions/réponses (tout savoir sur le mindfulness). Tác giả : Angélique Excoffier, Léa Mercier (Ed. Ellipses).
- Dharma vivant. Tác giả : Jack Kornfield (Ed. Vivez Soleil).
- Méditer au quotidien. Tác giả : Bhante Henepola Gunatana (Ed. Marabout).
- Le guide d'Initiation à la Méditation.Tg : Bhante Henepola Gunatana (Ed. Marabout).
- La Méditation de Pleine Conscience. Tác giả : Corinne Isnard Bagnis (Ed. Que sais-je?).
- La Pleine Conscience, guérir le corps et l'esprit par l'éveil des sens. Tác giả : Les Fehmi et Jim Robbins (Ed. Pocket).
- Apprentissage de la Méditation. Tác giả : Sharon Salzberg (Ed. Belfond).
- Enseignement sur Vipassanā. Tác giả : Sayadaw Jaṭila (Ed. Dhammadāna).
- Le Miracle de la Pleine Conscience. Tác giả : TS Thích Nhất Hạnh (Ed. J’ai Lu).
- Méditer, c’est Se Soigner. Tác giả : Dr. Frédéric Rosenfeld (Ed. Les Arènes).
- L’Eveil des Sens, Vivre l’instant présent grâce à la pleine conscience. Tác giả : Pr. Jon Kabat-Zinn (Ed. Les Arènes).
- Méditer jour après jour. Tác giả : Christophe André (Ed. L’Iconoclaste).
3) Những kiến thức chuyên sâu về Phật Giáo
3 a- Triết học Phật Giáo :
- Luận-Lý học Phật Giáo (Nhân Minh học).
- Đạo Đức học Phật Giáo.
- Tâm Lý học Phật Giáo (Vi Diệu Pháp).
- Xã Hội học Phật Giáo.
- Tại sao Tây Phương xem Phật Giáo như một Triết học về hiện tượng ?
- Tri-Thức-Luận Phật Giáo.
- Nhân Sinh quan và Vũ Trụ quan Phật Giáo.
- Duy Thức Học.
- Lịch Sử Kết Tập Tam Tạng.
- Lịch Sử Phật Giáo Việt-Nam / Phật Giáo Ấn Độ / Phật Giáo Trung Hoa.
- Đối chiếu Phật Giáo và Bà-La-Môn Giáo.
- Lịch Sử Thiền Tông Việt-Nam.
- Lịch Sử Thiền Tông Trung Hoa.
- Phật Giáo Trung Hoa ảnh hưởng trên Phật Giáo Việt-Nam như thế nào ?
3 b- Những sách chuyên sâu về Phật Giáo :
* Liên quan đến khía cạnh Triết học :
- Luận Lý học Phật Giáo. Tác giả : Nguyễn Khuê (nxb Hồng Đức).
- Đường vào Luận Lý. Tác giả : Saṅkarasvāmin. Lê Tự Hỷ giới thiệu, dịch và chú thích (nxb Hồng Đức).
- Nghiên Cứu Triết học Tôn Giáo. Tác giả : TS Lê Văn Tùng (nxb Tôn Giáo).
- Tôn Giáo Lý Luận xưa và nay. Nhiều tác giả (nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh).
- Tinh Hoa Triết học Phật Giáo. Tác giả : Junjro Takakusu. Dịch giả : Tuệ Sỹ.
- Đại Cương Triết học Phật Giáo Việt-Nam.Nguyễn Hùng Hậu (nxb Khoa Học Xã Hội).
- Phật Giáo, những vấn đề Triết học. Dịch giả : Nguyễn Hùng Hậu.
- Tìm Hiểu Nhân Sinh quan Phật Giáo. Tác giả : Thích Tâm Thiện (nxb TP Hồ Chí Minh).
- Triết học đi về đâu ? Tác giả : Trần Công Tiến (nxb Văn Gia).
- Nhận Thức và Không Tánh. Tác giả : Hồng Dương Nguyễn Văn Hai (nxb Nguyệt San Phật Học).
- Triết Học và Khoa Học Tây Phương với lý Nhân Quả của Nhà Phật. Pháp Hiền chủ biên (nxb Phương Đông).
- 12 Nhân Duyên. Tác giả : Sayadaw U Silananda. Dịch giả : Thiện Anh Phạm Phú Luyện.
- Lối vào Nhân Minh Học (1995). Tác giả : Thích Thiện Siêu (nxb Tôn Giáo Hà Nội).
- La Philosophie du Bouddha. Tác giả : Môhan Wijayaratna (Ed. Lis).
- Bouddhisme et Philosophie : En quête d'une sagesse commune. Tác giả : Françoise Bonardel (Ed. L’Harmattan).
- Le Bouddhisme : Philosophie ou Religion. Tác giả : Christophe Richard (Ed. L’Harmattan).
- La Philosophie du Bouddhisme, un ouvrage réaalisé par le Nouvel Observateur, sous la directioin de Jean Daniel.
- Dharma et Pensée Contemporaine. Ouvrage collectif (Ed. Prajna).
- La Pensée de Gotama, Le Bouddha. Tác giả : Ananda K. Coomaraswamy và I.B. Horner. Dịch giả : J.Buhot (Éditions Corrêa).
- La Pensée Bouddhiste - Une métaphysique de la délivrance. Tác giả : Thierry Falissard (Éd. Almora).
* Liên quan đến khía cạnh Đạo Đức :
- Triết học Luân Lý trong Phật Giáo. Tuệ Lạc Nguyễn Điều soạn và xuất bản.
- 38 Pháp Hạnh Phúc. Tác giả : Mahā Thong Kham Medhivong (nxb Tôn Giáo Hà Nội).
- Tìm hiểu phước Bố Thí. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Đạo Đức Phật Giáo trong thời hiện tại. Nhiều tác giả (hội thảo). Viện nghiên cứu Phật Học Việt-Nam.
- Chánh Kiến và Nghiệp. Ledi Sayādaw và nhiều tác giả. Dịch giả : TK Giáp Thông (nxb Tôn Giáo).
- Hạnh Phúc An Lành - Tâm Từ. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb TP Hồ Chí Minh).
- Chữ Hiếu trong Đạo Phật. Tác giả : HT Thích Minh Châu (Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt-Nam).
- Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày. Tác giả :Huyền Quang và Nhất Hạnh (nxb Phương Đông).
- Hành Giới. Tác giả : TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Đại Cương Đạo Đức Học Phật Giáo. Tác giả : HT Thích Mãn Giác (Trung tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt-Nam tại Hoa-Kỳ).
- Kinh Pháp Cú (Dhammapada). Tác giả : Ngài Nārada Mahā Thera. Dịch giả : ông Phạm Kim Khánh.
* Liên quan đến khía cạnh Tâm Lý Học :
- Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Tác giả : Ngài Bhadanta Anuruddha cariya. Dịch giả : Nārada Mahā Thera dịch và chú giải sang Anh ngữ. Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ (Thích Ca Thiền Viện ấn tống).
- Thắng Pháp Tập Yếu Luận. Tác giả : Ngài Bhadanta Anuruddhacariya. Dịch giả : HT Thích Minh Châu dịch và giải sang Việt ngữ (Viện Đại Học Vạn Hạnh, Việt-Nam).
- Vi Diệu Nhập Môn. Tác giả : TK Giác Chánh (nxb Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh).
- Tư Tưởng A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận. Tác giả : HT Thích Mãn Giác. (nxb Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, 1995).
- Vi Diệu Pháp Nhựt Dụng. Tác giả : HT U Janaka. Dịch giả : U Ko Lay dịch sang Anh ngữ ; Thiện Nhựt Huỳnh Hữu Hồng dịch Việt ngữ (Tìm Hiểu và Học Tập ấn tống).
- Vi Diệu Pháp Hiện Thực trong cuộc sống. TK Hộ Pháp (nxb Tôn Giáo).
- Tâm Lý và Triết học Phật Giáo áp dụng trong đời sống (Abhidamma in Daily Life). Tác giả : Nina VAN GORKOM. Dịch giả : TK Thiện Minh (nxb TP Hồ Chí Minh).
- Tâm Vấn Đáp. Tác giả : TK Giác Chánh (nxb Tôn Giáo).
- Tâm Sở Vấn Đáp. Tác giả : TK Chánh Minh (nxb Tôn Giáo).
- L’Enseignement de Ledi Sayādaw.Traduction française Charles Andrieu (Ed. Albin Michel).
- Abhidhamma Studies : Buddhist Explorations of Consciousness and Time. Tác giả : Nyanoponika Thera (Ed. Wisdom Publications).
- Regards sur l’Abhidhamma (D’après un séminaire sur la Philosophie Bouddhique). Tác giả : Chögyam Trungpa Rinpoche (Ed. Yiga Tcheu Dzinn).
*Các sách liên quan đến khía cạnh kinh tế, xã hội :
- Tư Tưởng Xã Hội trong kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy. Tác giả : TK Thích Nguyên Siêu (nxb Liên Phật Hội [United Buddhist Publisher]).
- Kinh Phật về Đạo Đức và Xã Hội. Tác giả : TK Thích Nhật Từ (nxb Hồng Đức).
- Xã Hội Học Phật Giáo. Tác giả : Nandasena Ratnapala. Dịch giả : TK Thích Tuệ Pháp (nxb Hồng Đức).
- Kinh Tế Phật Giáo. Tác giả : Quán Như Phạm Văn Minh (nxb Văn Hóa - Văn Nghệ).
- Phật Giáo và Thời Đại. . Tác giả : TK Thích Nhật Từ (nxb Phương Đông).
- Giáo Dục Phật Giáo trong thời hiện đại. Nhiều tác giả hội thảo (nxb TP Hồ Chí Minh).
- Lời Phật Dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội (hợp tuyển từ Kinh Tạng Pāḷi). Tác giả : Bhikkhu Bodhi. Dịch giả : Nguyên Nhật Trần Như Mai (nxb Hồng Đức).
* Các sách liên quan đến lịch sử Phật Giáo :
- Việt-Nam Phật Giáo Sử Luận (T1, T2, T3). Tác giả : Nguyễn Lang (nxb Văn Hóa Hà-Nội).
- Lịch Sử Phật Giáo Việt-Nam. Nguyễn Tài Thư chủ biên (nxb Khoa Học Xã Hội).
- Lịch Sử Phật Giáo Việt-Nam (T1, T2). Tác giả : Lê Mạnh Phát (nxb Thuận Hóa).
- Phật Giáo Việt-Nam. Tác giả : Nguyễn Đăng Thục (nxb Mặt Đất).
- Việt-Nam Phật Giáo Sử Lược. Tác giả : TK Thích Mật Thể (nxb Minh Đức).
- Thiền Học Việt-Nam. Tác giả : Nguyễn Đăng Thục (nxb Thuận Hóa).
- Lịch Sử Phật Giáo Trung-Quốc. Tác giả : Thích Thanh Kiển (nxb TP Hồ Chí Minh).
- Histoire du Bouddhisme Indien. Des origines à l’ère Saka. Institut Orientaliste de Louvain, Louvain-la-Neuve.
- Le Concile de Rājagrha. Tác giả : Jean Przyluski (Librairie Orientaliste Paul Geuthner).
- Recherches sur la biographie du Bouddha. Tác giả : André Bareau. Ecole Française d’Extrême Orient.
4) Kiến thức mà tôi thích nghiên cứu về Phật giáo
4 a- Những kiến thức mà bạn thích về Phật Giáo :
- Thực Tại và Chân Lý trong Phật Giáo.
- Đối chiếu Phật Giáo và Khoa Học : Vi Diệu Pháp và Tâm Não Học (Neuroscience). Vi Diệu Pháp và Tâm Lý Học nhận thức (Psychologie cognitive).
- Những định luật của Tâm.
- Tìm hiểu chính mình và tha nhân (tâm lý, tánh tình ...).
- Học cách phát triển những khả năng bẩm sinh và thụ đắc của Tâm (Thiền)
- Phật Giáo Việt-Nam phải làm gì để thoát khỏi ảnh hưởng xấu của Phật Giáo Trung Hoa ?
4 b-Những đề tài đề nghị trên đây có tính cách cá nhân, mới mẽ và mỡ rộng nên không có sách nào đáp ứng trực tiếp những đề tài này. Nhưng có những bài viết, những tham luận có thể đáp ứng chúng một phần nào trên các trang mạng dưới đây hoặc những trang mạng chữ Pháp, chữ Anh khác hay trên Youtube...
- www.thuvienhoasen.org
- www.budsas.org
- www.trungtamhotong.org
- www.rongmotamhon.net/home.html
- www.buddha-vacana.org/fr/index.html (chữ Pháp)
- www.canonpali.org/tipitaka/tipitaka.html (chữ Pháp)
- www.dhamma.dhana.org (chữ Pháp)
Tất cả những đề mục đưa ra trong 4 địa hạt tìm hiểu về Đạo Phật, cũng như danh mục sách được đề nghị, chưa phải là hoàn hảo. Ngưởng mong chư vị thiện trí phật tử bổ túc cho được hoàn hảo hơn, vì ở đây tôi chỉ chọn lựa những tựa sách mà tôi đã biết tới trong ngôn ngữ Việt và Pháp. Bốn địa hạt kiến thức trên đây chỉ là một cái khung để chúng ta giới hạn hoặc mỡ rộng phạm vi tìm hiểu nghiên cứu của mỗi người tùy theo phương tiện, căn duyên và sở thích. Nếu biết áp dụng và thực hiện được chúng ta sẽ khám phá ra Thiên Hướng, Sứ Mạng, Khả năng Trí Tuệ Văn, Tư, Tu của mình trên con đường giải thoát của Đạo Phật.
(Nguồn: Thư viện Hoa sen).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Xem thêm