Thứ ba, 26/12/2023, 15:40 PM

Những biểu hiện của người khi lâm chung sẽ sanh lại cõi người

Cõi người là cảnh giới chúng ta đang sống, thọ hưởng hạnh phúc lẫn khổ đau. Loài người có đầy đủ những thuận duyên để tu học giáo pháp của Đức Phật. Những ai hiện đời có niềm tin đối với Tam bảo và thọ trì năm giới, sau khi chết sẽ được tái sinh vào cõi Người.

410817812_667625392152478_4816450343449883128_n

Người nào khi lâm chung, sẽ sanh lại cõi người, thì có những tiên triệu như sau:

1. Thân không bịnh nặng.

2. Khởi niệm lành, sanh lòng hòa dịu, lòng vui vẻ vô tư, ưa việc phước đức.

3. Ít sự nói phô, nhớ nghĩ đến cha mẹ vợ con.

4. Đối với việc lành hay dữ, tâm không lầm loạn.

5. Sanh lòng tịnh tín, thỉnh Tam-bảo đến đối diện quy-y.

6. Con trai con gái đều đem lòng thương mến và gần gũi, coi như việc thường.

7. Tai muốn nghe tên họ của anh em, chị em, bè bạn.

8. Tâm chánh trực không dua nịnh.

9. Rõ biết bạn bè giúp đỡ cho mình, khi thấy bà con săn sóc sanh lòng vui mừng.

10. Dặn dò giao phó các việc lại cho thân quyến, rồi từ biệt mà đi.

Người nào khi lâm chung, sẽ sanh lên cõi trời, thì có những tiên triệu như sau:

1. Sanh lòng thương xót.

2. Phát khởi tâm lành.

3. Lòng thường vui vẻ.

4. Chánh niệm hiện ra.

5. Đối với tiền của vợ con không còn tham luyến.

6. Đôi mắt có vẻ sáng sạch.

7. Ngước mặt trông lên miệng mỉm cười, hoặc tai nghe thiên nhạc, mắt thấy thiên-đồng.

8. Không có những sự hôi hám.

9. Sống mũi không xiên xẹo.

10. Lòng không giận dữ.

Người nào lúc bình thời giữ giới niệm Phật không được tinh tấn khi sắp chết không có các tướng lành dữ, nhắm mắt đi xuôi như người ngủ; kẻ ấy nghi tình chưa dứt, sẽ sanh về nghi thành ở biên-phương Tịnh-độ.

Người nào khi lâm chung biết ngày giờ trước, chánh niệm rõ ràng, tự tắm gội thay đổi y phục, hoặc thấy quang minh chiếu thân, hoặc thấy tướng hảo của Phật, các điềm lành hiển hiện, kẻ ấy sẽ sanh về cõi Tịnh-độ. (Kinh Thủ-Hộ-Quốc-Giới). 

Cái gì dẫn dắt đi tái sanh?

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm