Những điều bình dị nhỏ bé
Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé.
Có những tán cây làm bóng mát, có những tán cây lại cho quả ngọt, cũng sẽ có nhưng cây nở bung từng chùm hoa rực rỡ... Mỗi một mầm xanh đều làm nên cuộc sống.
Những cậu bé, cô bé học trò của tôi cũng như những cây xanh trong vườn cây. Để đổi lấy một nụ hoa thơm, một bóng mát dịu ngày hè, một chùm quả ngọt là năm tháng, là mong ngóng, là những cảm xúc mong ngóng từng ngày. Có những khắc khoải, có những tự hào, có những sự lặng thầm không thành lời mà rịn lại thành giọt mồ hôi qua năm tháng..
Khi còn thơ ấu, các bạn nhỏ thường tự có cho riêng mình một khung trời với những ước mơ về ngày sau khôn lớn. Như tấm lòng của những người thầy, những người làm mẹ, làm cha lại mãi nhìn học trò của mình, nhìn con của mình đang còn thơ bé như những cái cây non trong vườn. Để mình luôn còn được che chở, được uốn nắn, chỉ bày. Để thấy được sự lớn lên, thấy những ước mơ, hy vọng trưởng thành dần lên theo ngày tháng.
Triết lý sống bình dị của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Có những cây từ non bấy đã còi cọc, có cây héo hắt cũng như những học trò của tôi. Có em vất vả, có em ốm o, có em lại ẩm ương trái nết. Nhưng những tấm lòng thầy cô và cha mẹ như một bầu sinh quyển thu nhỏ. Thương lo, phập phồng và chăm sóc cho những mầm xanh ấy lớn lên.
Có những điều giản dị như lúa và bình thường như đất mà tôi tin rằng các học trò của tôi sau này sẽ đều thấu hiểu. Đôi khi, như khí trời, ta hít thở mỗi ngày và quên mất rằng mình đang được dưỡng nuôi từ mẹ thiên nhiên. Ta gặp một người thầy và nhận được một nụ cười hiền đầy thấu cảm, một sự khích lệ, chỉ bày mà quên mất rằng, để có được những điều ấy, người thầy đã trải qua bao cảm ngộ từ cuộc đời, bao va vấp, gian nan.. Ta quên khí trời như quên nắng ấm nơi hiên nhà, quên lòng mẹ cha thương lo thấp thỏm, quên mái trường với tình thầy bạn nâng cho mình thêm khôn lớn. Đôi khi, ta bỏ lại những trong veo ấy để rồi bị cuốn vào những phù phiếm bon chen, những dối lừa và phản trắc... Để rồi, đến khi phải trả tiền cho thời gian dùng máy thở trong bệnh viện, ta mới biết rằng mình nợ cuộc đời này quá nhiều!
Năm nay, thế giới vẫn phải đối mặt với một thảm cảnh, một biến cố dịch bệnh lịch sử đã không còn mới. Những ngày qua, cả thế giới đau lòng chứng kiến thảm cảnh ở Ấn Độ: "Dịch Covid-19 "càn quét" Ấn Độ khiến quốc gia Nam Á rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh viện không còn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng… Không một ai ở Delhi từng chứng kiến cảnh tượng này. Trẻ con mới 5 tuổi, thiếu niên 15 tuổi hay thanh niên 25 tuổi bị hỏa táng. Cặp đôi mới cưới cũng bị hỏa táng. Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh này"...
Cuốn sách giúp người đọc ngộ ra những chân lý bình dị trong đời sống
Đã có những ngày tháng, ở Hà Nội và Sài Gòn, người ta lập những điểm để đồ ăn đủ cho một ngày để ai cần có thể đến lấy dùng tạm mà qua những ngày gian khó. Tất cả toàn bộ những trường học trở nên im lìm. Các học sinh, sinh viên được nghỉ học để tránh dịch bệnh lây lan. Phương pháp học thay thế là online và bởi vậy, càng khi có dịch, những người làm giáo dục như chúng tôi càng bận rộn hơn.
Nhưng ở một góc nhìn khác, chúng tôi lại cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm và nhiệt huyết hơn. Đây là cách mà những người được gọi là “nhà giáo” như chúng tôi chung tay góp sức để cùng đất nước vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn. Dịch bệnh, nhưng thầy và trò không bị “ngắt kết nối”. Sự cố gắng của thầy và của trò đã trở thành một yếu tố làm tăng sức mạnh đoàn kết cùng với toàn dân tộc.
Chúng ta biết, không khí mà chúng ta hít thở, không phải tự nhiên mà có và sẽ vững bền tồn tại mãi mãi như vậy không đổi thay. Nhìn sâu vào sự vật, ta thấy trong một cánh hoa có mặt trời, có nước, có đất, có đám mây ngày ngày ngang qua... trong một bông lúa, có giọt mồ hôi người cày cấy, có ánh nắng, có những dòng sông cho nước về ruộng đồng, có dấu ấn của những ước mong gian khó. Tất cả nương vào nhau để biểu hiện và có mặt trong nhau.
Cũng như vậy, bệnh dịch đã có mặt không phải ở thời điểm mà nó biểu hiện. Không khi chúng ta đối diện với những cảnh tượng người già nhường cơ hội sống cho người trẻ. Khoảng cách xã hội được tạo lập để đề phòng sự lây lan không thể kiểm soát. Bệnh dịch thực sự đã có mặt, từ giây phút con người tồn tại sự ích kỷ, tham lam và bạo động. Chúng ta luôn nghĩ đến làm thế nào để gia tăng lợi ích và tiềm lực của mình bằng cách xâm lấn, chiếm hữu và thản nhiên tước đoạt những tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho đời sống. Tước đoạt mà không tái tạo, không quay trở lại chăm nom cho nơi đang che chở dưỡng nuôi mình mỗi ngày.
Dù cho ta có quyền hành, tiền bạc hoặc trí thức, mình cũng cần một bầu dưỡng khí, cần hít thở vào mỗi buổi sớm mai. Mình cần được sinh ra và yêu thương, được chia sẻ và được hiểu bởi ai đó trên đời... Tôi thường chia sẻ cùng học trò của mình, hãy học bài học về lòng biết ơn, về đức khiêm cung và niềm cung kính với trời đất, với thiên nhiên và con người.
Một hơi thở, hãy quay trở về và biết ơn đầu tiên từ điều bình thường ấy. Đừng để đến khi phải trả tiền cho một ngày dùng máy thở để có thể thở được trên giường bệnh, ta mới hiểu được ý nghĩa của không khí. Chỉ một hơi thở vào, không thở ra nữa là cuộc đời khép lại với những dở dang, lo toan và bao điều còn ấp ủ.
Chúng ta nương vào nhau, nương vào mẹ thiên nhiên để cùng làm nên cuộc sống. Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai có thể xảy đến bất cứ lúc nào…
Cũng như những lớp lớp học trò của mình, tôi thường tâm niệm mỗi một em như một cái cây. Mỗi cây là một ước vọng. Có cây là niềm vui; có cây là hạnh phúc; có cây lại là yêu thương; có cây là bao dung; có cây là thành đạt.. Các cây ấy chắc chắc sẽ lớn lên, vươn cành vươn nhánh để kết trái đơm hoa hoặc là rủ bóng che mát êm đềm cho hiên nhà, một góc sân trường nào đó của khu vườn mang tên Cuộc Sống!
Tôi và những đồng nghiệp của mình thường đùa, chúng tôi như những người làm vườn. Âm thầm, cần mẫn với công việc của mình. Lặng lẽ, nhưng không bao giờ dừng lại. Ươm những hạt mầm, tưới tẩm từng chút nắng, chút mưa, từng chút dưỡng chất cho những cái cây trong khu vườn của mình lớn lên vững vàng, xanh tốt. Chúng tôi cũng thường tự nhắc nhau và chia sẻ cùng học trò của mình. Chúng ta có bao nhiêu tiền tài và còn có những gì để trả phí cho cuộc đời này đã bao bọc, dưỡng nuôi? Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé.
Nguồn: https://reatimes.vn/
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bình an trong bất an
Sống an vui 10:54 12/11/2024Thái độ và cách nhìn cuộc đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm sự bình an. Nếu chúng ta nhìn nhận mọi thứ một cách nhẹ nhàng, bớt kỳ vọng, bớt phán xét, cuộc sống sẽ trở nên dễ chịu hơn.
Để mỗi ngày đời sống ta trở nên hồn nhiên
Sống an vui 07:45 12/11/2024Chúng ta thấy trẻ em hồn nhiên là bởi vì chúng cũng dễ buông. Nhưng hồn nhiên của người sống thiền và hồn nhiên của trẻ em rất khác.
Đặt tâm xuống
Sống an vui 06:56 12/11/2024Ngài Dzogchen Ponlop Rinpoche nói về việc khám phá không gian bao la, sự tỉnh giác, bình an và hạnh phúc, luôn có sẵn trong lòng chúng ta.
Huy hoàng nhất của đời người là gì, bạn có biết không?
Sống an vui 16:00 11/11/2024Chỉ cần có những khoảng lặng, tâm yên tĩnh, dạ bình an, bạn sẽ chinh phục được những bão giông đang gào thét trong lòng. Bạn sẽ nhận ra rằng, những nỗi khổ tâm kia, những vết trầy xước kia, cũng chỉ là một trong những khoảnh khắc bất như ý bên đời...
Xem thêm