Thứ tư, 13/01/2021, 15:05 PM

Những lễ tiết trong một tang lễ Phật giáo gồm những lễ gì?

Căn cứ vào bộ “Thiền Môn Chánh Độ Thế Nhân Tang Tấn Khoa Nghi” của Hoà thượng Bích Liên (bản chép tay) và “Nghi Lễ Phật Giáo” của Thích Diệu Tánh thì trong một tang lễ gồm có những lễ chính sau đây:

1. Lễ trị quan nhập liệm;

2. Lễ thành phục;

3. Lễ Tịch điện;

4. Lễ triều tổ;

5. Lễ khiển điện;

6. Lễ an sàng.

Đây là những lễ chính. Tuy nhiên, tuỳ theo phong tục, tập quán của từng nơi và điều kiện không gian, thời gian mà có sự uyển chuyển khác nhau không nhất thiết phải tuân thủ một cách cứng nhắc.

“Hướng dẫn về một tang lễ Phật giáo đúng đắn”

Kinh Địa Tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết.

Kinh Địa Tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết.

Theo quan điểm của Phật giáo, cầu siêu cho những người mất có những tác dụng tích cực. Thế nhưng, tác dụng ấy vẫn có những giới hạn nhất định. Vì tính chất của cầu siêu là khắc phục hậu quả, mang tính thụ động trong việc hướng dẫn và chuyển hoá hương linh. Bởi lẽ, điều kiện căn bản để tu thiện, gây tạo những nhân lành là thời gian khi đương sự đang còn sống, ý thức dễ kiểm soát và tự chủ. Sau khi đương sự chết rồi, thần thức tán loạn, khổ đau do nghiệp dĩ chi phối rất mãnh liệt, nên khó có cơ hội tiếp nhận Chánh pháp để chuyển hoá tâm thức. Mặt khác, dẫu cho người sống tổ chức lễ cầu siêu và hồi hướng công đức tu thiện, làm phước cho người chết nhưng người chết không thể nhận được trọn vẹn. Kinh Địa Tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết.

Đồng thời, đối với phương thức cầu siêu, quan niệm chính thống của Phật giáo có sự khác biệt so với tập tục dân gian. Vì trong dân gian, do sự pha trộn nhiều yếu tố tín ngưỡng nên có những hình thức cầu siêu mang nặng tính chất mê tín, cầu xin một năng lực siêu nhiên ban ân, cứu vớt. Trong khi đó, Phật giáo với lý thuyết nhân quả cực kỳ phân minh và hiệu ứng tác động của nghiệp báo rất rõ ràng, nên lễ cầu siêu cho người quá cố ngoài nỗ lực để chuyển hoá tâm thức của hương linh còn là một phương tiện độ sanh mang tính tích cực. Việc siêu độ cho vong linh tức là độ thoát khỏi cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui, hoàn toàn dựa vào sự chuyển hoá của tự thân hương linh trên nền tảng khai thị, hướng dẫn của chư Tăng và sự thành tâm hộ niệm của gia đình, quyến thuộc và bằng hữu chứ không phải hoàn toàn chỉ do sự tác dụng tụng kinh của Tăng Ni. Đó là sự thăng hoa tâm thức được cảm ứng do phối hợp nghiệp thiện của người tổ chức siêu độ và sự tu trì của người tụng kinh.

Trai đàn chẩn tế trong Phật giáo

Từ đó, cần phải thấy rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải chỉ là Tăng Ni mà bao gồm gia thuộc và thân hữu của người chết. Trong đó, gia quyến có vai trò cực kỳ quan trọng. Thân nhân người chết - theo quan điểm của kinh Địa tạng - nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp chết, cúng dường Tam bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp chết hiểu rõ, đó là làm công đức thế cho đương sự, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người chết. Bởi, do sự cảm ứng của một niệm thiện, tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người chết hướng tới cõi lành. Đây không phải là mê tín, mà là hiệu ứng chuyển sanh của Cận tử nghiệp tích cực. Mặt khác, khi người thân đã chết mà con cháu, gia thuộc có lòng thành kính thiết tha, tổ chức trai tăng, bố thí, làm điều phước thiện lớn, tỏ lòng hiếu thảo khẩn thiết cũng có thể tạo ra hiệu ứng tốt cho việc chuyển hoá tâm thức, giúp hương linh tỉnh thức và thành tựu vãng sanh.

Việc cầu siêu cho người quá vãng là một việc làm có nhiều ý nghĩa tích cực và phương thức thực hiện cũng đa dạng, không giống nhau.

Việc cầu siêu cho người quá vãng là một việc làm có nhiều ý nghĩa tích cực và phương thức thực hiện cũng đa dạng, không giống nhau.

Tăng Ni tụng kinh là pháp tu hàng ngày của họ trong các chốn thiền môn, tụng kinh là một phương pháp tu hành, mục đích của tụng kinh không phải chỉ để siêu độ người chết. Phật giáo sở dĩ có nghi thức tụng kinh để siêu độ người chết, vì người chết cần có những lời khai thị để tỉnh thức ở trong kinh Phật. Do đó, các thành viên trong gia đình và bằng hữu có thể tụng kinh để siêu độ cho người thân của mình. Khi có đủ duyên lành thì thỉnh Tăng Ni tụng kinh trợ duyên thêm. Thực ra, chức năng của Tăng Ni là duy trì đạo Phật ở thế gian, lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người chết. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin Phật pháp và tu hành Phật pháp. Cho nên không phải chỉ có Tăng Ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người chết mới tụng kinh.

Nghi lễ đời người theo Phật giáo

Hơn nữa, thời hạn siêu độ tốt nhất là trong vòng 49 ngày. Bởi vì, theo Phật giáo, chỉ trừ những trường hợp như người có phúc nghiệp lớn, chết thì tái sinh ngay ở sáu cõi trời Dục giới, hay là những người tu định có kết quả, khi chết thì tái sinh ở các cõi trời Thiền định, hay là người có ác nghiệp nặng, chết thì đọa địa ngục lập tức; còn thì đối với người bình thường mà nói, chết xong còn trải qua thời gian từ 1 đến 49 ngày chờ đợi cho nghiệp duyên chín muồi mới quyết định tái sinh. Nếu trong thời gian này mà con cái, thân nhân biết lấy công đức cúng dường Tam bảo, làm mọi điều phước thiện để hồi hướng cầu siêu độ thì người chết, nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ mà được sinh lên cõi lành (Trời, Người) và được siêu độ. Nếu để qua 49 ngày khi thần thức đã thọ sanh, mới tổ chức cầu siêu thì chỉ có thể tăng thêm phúc đức cho người chết, chứ không thể ảnh hưởng đến xu hướng tái sinh của họ nữa.

Tóm lại, việc cầu siêu cho người quá vãng là một việc làm có nhiều ý nghĩa tích cực và phương thức thực hiện cũng đa dạng, không giống nhau. Không nhất thiết chỉ có một việc là mời Tăng Ni tụng kinh là đủ mà cần phải vận dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc siêu độ như gia quyến phải tụng kinh, cầu nguyện và làm các việc phước thiện để hồi hướng cho người thân của mình. Cầu mong cho họ vượt thoát khổ ách nếu có và sẽ thêm vui nếu như họ đã đạt đến cảnh yên vui.  

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm