Những việc nên và không nên làm trong tang lễ theo Phật giáo
Tang lễ là một nghi thức quen thuộc và quan trọng tiễn đưa người đã mất. Đưa người thân quen của mình sang bên kia thế giới có lẽ đó là điều khó khăn nhất trong cuộc sống trần tục. Nỗi đau đấy không có nỗi đau nào có thể sánh bằng.
Để tiễn đưa người đã khuất từ thời xa xưa các thân quyến thường tổ chức Lễ Tang thật rình rang, ồn ào và đầy tốn kém. Nhưng đối với Phật pháp thì việc này vô cùng quan trọng. Đây là thời khắc để tiễn đưa người thân sang thế giới bên kia. Dưới đây là tổng hợp các việc nên và không nên làm trong thời điểm diễn ra tang lễ.
Phật dạy lo việc tang lễ đúng theo chánh Pháp
Những việc nên làm trong tang lễ
Khi người thân qua đời, đau thương than khóc là lẽ thường tình của mọi người. Thói quen khóc lóc nhằm biểu thị sự đau xót đối với người mất chỉ thuộc về sự giả dối. Tín đồ Phật tử nên làm Phật sự thay cho sự khóc lóc. Cố gắng cử hành Nghi lễ đơn giản nhưng long trọng trang nghiêm.
Nên giữ bầu không khí trang nghiêm thanh tịnh của nhà có tang. Tránh tụ tập nói chuyện ổn ào ảnh hưởng đến lễ tang.
Nếu như lễ cúng tế của gia đình, bạn bè cùng cử hành vào 1 ngày. Nên tổ chức tang lễ chính thức.
Trong gia đình ai nấy đều phải nhất luật giữ trọn trai giới. Dù có khách ta cũng không nên thiết đãi rượu thịt. Ngoài ra các thứ ô uế khác, ai nấy đều phải giữ gìn cẩn thận.
Trong thời kỳ tang lễ nên ăn chay và dùng thức ăn chay để đãi bạn bè. Chớ nhân sự qua đời của người thân mà giết nhiều mạng chúng sinh. Làm nặng thêm nghiệp tội cho người quá cố và cho chính mình.
Người thân niệm Thánh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Điểm quan trọng là chính người thân người quá cố phải thành tâm khấn nguyện. Hợp cùng với sự hộ niệm của chư Tăng Ni, các Phật tử thì mới mong kết quả. Trong thời gian tang lễ hay cầu an, cầu siêu…thân quyến đều giữ gìn trai lạt để đem lòng cầu nguyện thì mới có thể đạt được sở cầu như ý.
Thân quyến cần làm những việc phước lành để hồi hướng cho vong linh quá cố. Cúng dường Thập Tự, in Kinh Đại Thừa, mua chim cá phóng sinh. Bố thí cho bệnh nhân nghèo khổ, hoạn nạn… thì rất lợi lạc vô cùng.
Có nên than khóc khi người thân qua đời không?
Những việc không nên làm trong tang lễ
Xung quanh thi hài hay áo quan thân quyến không treo màn trướng, trang trí đèn đuốc. Tang quyến không nên đốt vàng bạc, đồ thế… Vì trong Tam Tạng Kinh Điển không có dạy làm việc ứng phó này.
Đối với việc sử dụng ban nhạc tây hoặc trống lớn linh đình đều chỉ nhằm phô trương sự hư vinh. Chẳng phải là điều người Phật tử nên làm. Có lẽ nó cũng có tác dụng an ủi vong linh. Nhưng đối với tín đồ Phật giáo thì trái lại, nó sẽ làm loạn động tâm thanh tịnh cầu vãng sinh Tịnh độ của người quá cố.
Đặc biệt, trong lễ tang, cấm ngặt không cho bất cứ ai khóc lóc. Vì như thế sẽ có hại cho người chết. Nếu không nhịn được thì nên tránh đi nơi khác nhằm tránh làm loạn thần thức người đã chết. Không kể lễ gần thây của người chết trong khoảng thời gian đang hấp hối cho đến khi hạ huyệt.
Sanh, lão, bệnh, tử là định luật vô thường. Người đời không ai tránh khỏi, dù có than khóc kể lễ cũng không làm cho người chết sống lại được. Trái lại còn làm cho vong linh quyến luyến nhà cửa, vợ con, quây quần nơi đó làm quỷ giữ nhà mà không siêu độ được.
Trình tự tang lễ theo nghi thức Phật giáo như thế nào?
Không nên cúng tế bằng động vật để tránh mang tội sát sinh. Làm trở ngại cho sự siêu độ vong linh. Không tổ chức ăn thịt uống rượu, không đàn kèn trống nhạc, không đốt giấy tiền vàng bạc. Không cần khóc than kể lễ mà phải bình tĩnh lo sắp xếp mọi việc.
Việc đốt giấy vàng mã, cũng như mướn người khóc theo đám tang phải tuyệt đối cấm kỵ: kèn, địch, sáo, thiều có thổi cũng không được.
Trong khi cúng vong, không đốt giấy tiền vàng bạc, phí phạm vô ích, không dán quần, áo, nhà… vì người chết. Nếu có nhiều tội lỗi bị đọa xuống địa ngục thì dù thân nhân có đốt cho bao nhiêu lâu đài cung điện cũng không thể lãnh để ở được. Vì mắc tội thì phải bị hình phạt giam cầm, chớ làm sao ở nhà ngoài được. Còn nếu đọa vào ngạ quỷ hay súc sinh thì tùy theo nghiệp duyên của họ mà lãnh chịu y báo khác nhau.
Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên mà ai trong chúng ta thoát khỏi vòng lặp đó.
> Xem thêm video "Vong linh trong quan niệm Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm