Thứ ba, 10/05/2022, 09:10 AM

Những lúc suy nghĩ và chỉ suy nghĩ thì làm sao chánh niệm tỉnh giác?

Thưa Thầy, những lúc con suy nghĩ và chỉ suy nghĩ thì làm sao chánh niệm tỉnh giác ạ? Ví dụ như khi con tập trung suy nghĩ đề hoàn thành một bài tập được giao thì phải làm thế nào hả Thầy?

Hỏi: 

Thưa Thầy, những lúc con suy nghĩ và chỉ suy nghĩ thì làm sao chánh niệm tỉnh giác ạ? Ví dụ như khi con tập trung suy nghĩ đề hoàn thành một bài tập được giao thì phải làm thế nào hả Thầy?

Con có phỏng theo lời kinh dạy thì con thấy là con cứ hoàn toàn đầu nhập vào suy nghĩ, nhưng thỉnh thoảng lại giật mình một cái nhận thức ra rằng con đang suy nghĩ thì thế đã được gọi là chánh niệm tỉnh giác chưa ạ? Còn nếu chánh niệm tỉnh giác là con phải tỉnh giác từng suy nghĩ trong đầu một thì làm thế nào để con vừa suy nghĩ vừa tỉnh giác về suy nghĩ được ạ?

Chánh niệm giúp ta ôm ấp và hiểu rõ đau khổ

Chánh niệm tỉnh giác là tâm trở về (chánh niệm) thắp sáng (tỉnh giác) thực tại đang là, dù thực tại đó là hoạt động của thân, của những cảm giác khổ lạc, cảm xúc vui buồn hay những hoạt động của nội tâm như suy tư, thương, ghét ...

Chánh niệm tỉnh giác là tâm trở về (chánh niệm) thắp sáng (tỉnh giác) thực tại đang là, dù thực tại đó là hoạt động của thân, của những cảm giác khổ lạc, cảm xúc vui buồn hay những hoạt động của nội tâm như suy tư, thương, ghét ...

Đáp:

Có hai loại suy nghĩ: Một là suy nghĩ lan man “thả hồn theo mây khói” không còn tự biết mình nữa, đó gọi là thất niệm bất giác, nghĩa là lúc đó không có chánh niệm tỉnh giác. Hai là suy nghĩ một cách trầm tĩnh sáng suốt, nhận thức vấn đề rõ ràng mà không hề quên mình, đó là suy nghĩ trong chánh niệm tỉnh giác.

Chánh niệm tỉnh giác là tâm trở về (chánh niệm) thắp sáng (tỉnh giác) thực tại đang là, dù thực tại đó là hoạt động của thân, của những cảm giác khổ lạc, cảm xúc vui buồn hay những hoạt động của nội tâm như suy tư, thương, ghét ...

Ví dụ như khi đi con tỉnh thức (tỉnh giác) trọn vẹn (chánh niệm) với diễn biến động tác đi, gọi là chánh niệm tỉnh giác trên thân; khi đau đớn con tỉnh thức trọn vẹn với cảm giác đau, gọi là chánh niệm tỉnh giác trên thọ; khi suy nghĩ con tỉnh thức trọn vẹn với dòng suy nghĩ, gọi là chánh niệm tỉnh giác trên tâm; khi làm bài tập (nghĩa là một hoạt động kết hợp nhiều động tác của thân, thọ, tâm) con vẫn tỉnh thức trọn vẹn với việc làm bài, gọi là chánh niệm tỉnh giác trên pháp.

Chỉ khi nào con đi mà tâm lang thang bất định không biết rõ động thái đang đi; khi đau đớn thì liền lo sợ, tưởng tượng lung tung, không biết rõ trạng thái đau đang diễn biến ra sao; khi suy nghĩ về một vấn đề nghiêm túc con lại để tâm lang thang ra “ngoài luồng”, quên mất mình phải trầm tĩnh sáng suốt mà suy nghĩ ngay trên thực kiện; khi làm một bài tập con lại nghĩ đến chơi game, không trọn vẹn sáng suốt để làm bài... khi đó mới gọi là thất niệm bất giác...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm