Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/06/2020, 13:46 PM

Những lưu ý khi tổ chức Lễ Hằng Thuận tại chùa

Lễ Hằng Thuận là lễ nghi bắt nguồn từ nghi thức Phật giáo có từ thời xa xưa dành cho các cặp đôi muốn làm lễ cưới tại Chùa. Cặp đôi sẽ nhận được sự chúc phúc của 2 bên gia đình và những lời cầu chúc an lành từ phía các nhà sư.

Ý nghĩa Lễ Hằng Thuận

Trước Lễ Hằng Thuận

Quy y cửa Phật: Nếu cả hai chưa có Pháp danh hoặc chỉ một trong hai người chưa quy. Các cặp đôi nên liên hệ với phía nhà Chùa hoặc các vị sư trụ trì tại Chùa để làm Lễ Quy y. Nếu đã Quy y thì buổi lễ sẽ diễn ra bình thường.

Địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận: là tại chính điện. Các cặp đôi cần sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho cả gia đình 2 bên theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”. Khung cảnh quen thuộc với sự chứng kiến của các chư Tăng, Phật tử và gia đình hai bên sẽ làm cho các cặp đôi thật hạnh phúc.

Trang trí như thế nào? Các cặp đôi nên bàn trước với trụ trì hoặc người đại diện ở Chùa về quy cách trang trí cũng như các vật dụng trong quá trình diễn ra buổi lễ. Lễ Hằng Thuận thường sẽ được các vị chư Tăng, Phật tử chuẩn bị giúp. Tuy nhiên, một số phần trong phạm vi mong muốn của đôi uyên ương, nhà Chùa có thể để bạn chọn lựa những gì yêu thích. Ví dụ như màu sắc, kiểu dáng, loại hoa trang trí hoặc loại trà, bánh dùng nhẹ khi kết thúc phần lễ.

Lễ Hằng Thuận là lễ nghi bắt nguồn từ nghi thức Phật giáo có từ thời xa xưa dành cho các cặp đôi muốn làm lễ cưới tại Chùa. Cặp đôi sẽ nhận được sự chúc phúc của 2 bên gia đình và những lời cầu chúc an lành từ phía các nhà sư.

Lễ Hằng Thuận là lễ nghi bắt nguồn từ nghi thức Phật giáo có từ thời xa xưa dành cho các cặp đôi muốn làm lễ cưới tại Chùa. Cặp đôi sẽ nhận được sự chúc phúc của 2 bên gia đình và những lời cầu chúc an lành từ phía các nhà sư.

Người phương Tây và Việt Nam tổ chức Lễ Hằng thuận theo nghi thức Phật giáo

Trang phục: Đôi uyên ương sẽ mặc áo dài truyền thống. Mọi người sẽ làm lễ tại chính điện là nơi linh thiêng. Do đó, cặp đôi nên thông báo cho những người đến dự tại buổi lễ nên có trang phục kín đáo. Tránh mặc đồ xuyên thấu hay các trang phục quá hở hang.

Chuẩn bị Bàn tiệc cho các Thầy trụ trì chủ hôn khi làm lễ.

Trong quá trình diễn ra lễ Hằng Thuận

Một số lễ cưới diễn ra khá gấp gáp và chưa kịp Quy y, có một cách như sau. Trong quá trình diễn ra buổi lễ các Thầy sẽ làm lễ Quy y cho đôi uyên ương trước khi tiến hành làm lễ Hằng Thuận. Cặp đôi nên chuẩn bị sẵn 1 bàn dài để cho buổi lễ được diễn ra xuyên suốt.

Hãy đảm bảo không khí trang nghiêm trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ. Vì từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc sẽ có rất nhiều nghi thức và lễ nghi phải thực hiện dành cho các cặp đôi. Đặc biệt phần đọc kinh thì cần không khí yên lặng nên đối với các gia đình có con nhỏ hiếu động thì các cặp đôi cần lưu ý trước để sắp xếp hợp lý nhé.

Địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận: là tại chính điện. Các cặp đôi cần sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho cả gia đình 2 bên theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”.

Địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận: là tại chính điện. Các cặp đôi cần sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho cả gia đình 2 bên theo nguyên tắc “nam tả nữ hữu”.

Lễ Hằng Thuận là gì, xuất xứ và ý nghĩa của Lễ Hằng thuận ra sao

Sau buổi lễ Hằng Thuận

Nếu cô dâu và chú rể là người thích sự đầm ấm và thanh tịnh nơi chốn tôn nghiêm của Tịnh Thất thì có thể chuẩn bị một ít tiệc chay hoặc ngọt. Bàn tiệc này dành cho các Thầy, Tăng Ni, quý Phật tử và gia đình hai bên có thể cùng chia vui giờ phút hạnh phúc.

Đừng quên thu dọn gọn gàng ngăn nắp sau khi buổi lễ diễn ra. Các cặp đôi và gia đình nên chủ động dọn dẹp các vật dụng đã trang trí, trả lại phần không gian thanh tịnh cho Chùa.

Ngày nay, nhiều gia đình xem Lễ Hằng Thuận như là buổi thành hôn chính thức, đặc biệt coi trọng. Trên đây là những điều lưu ý cần thiết khi các cặp đôi tiến hành Lễ Hằng Thuận.

Xem thêm video: Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm