Thứ, 02/01/2017, 20:41 PM

Những nét hoạt động chính của các Ban, Ngành Giáo hội năm 2016

Trên cơ sở chương trình hoạt động phật sự nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), năm 2016 các Ban, Ngành của Giáo hội đã bám sát các mặt công tác và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

1. Công tác Tăng sự
1.1 Tăng Ni, Tự viện:

- Tổng số Tăng Ni: 53.941, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ.

- Tự Viện (cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng của GHPGVN): 18.466 ngôi, gồm 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ; 54 Tự viện Phật giáo Người Hoa.

1.2 Cấp giấy Chứng nhận Tăng Ni: Theo đề nghị của các BTS GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 2.562 chứng nhận Tăng Ni.

1.3 Công tác tổ chức giới đàn, cấp giấy Chứng điệp thụ giới:

Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hưng Yên, Tp. Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, An Giang, Bạc Liêu, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Trà Vinh, Kiên Giang tổ chức Đại giới đàn. Tổng cộng 5.714 giới tử thụ giới.

Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 4.346 Chứng điệp thụ giới (1.155 CĐTG Tỷ khiêu; 825 Tỷ khiêu Ni; 673 Thức xoa; 940 Sa di và 753 Sa di Ni); đang tiếp tục duyệt xét cấp chứng điệp cho các giới tử đã chính thức thụ giới tại các giới đàn; tiếp tục duyệt xét cấp chứng điệp thụ giới cho các giới tử đã thụ giới.

1.4 An cư Kiết hạ:

BTS GHPGVN các tỉnh, thành đã tổ chức cho tăng, ni An cư Kiết hạ PL.2560. Theo đó, Tăng Ni Bắc tông, Khất sĩ an cư từ ngày 15/4 đến 15/7 âm lịch; Chư Tăng Nam tông Khmer, Nam tông Kinh và Tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh an cư từ ngày 15/6 âm lịch đến 15/9 âm lịch.

Có 59 đơn vị BTS GHPGVN tổ chức An cư Kiết hạ. 33.409 TNAC tập trung (nội thiền) và 1.491 TNAC tại chỗ (ngoại thiền); 8.500 Chư Tăng Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông Kinh và Tu nữ an cư. Tổng cộng: 45.154 Tăng Ni an cư.
   
Theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã cấp 2.991 Chứng điệp Kiết hạ cho Tăng Ni an cư lần đầu.

1.5 Bổ nhiệm trụ trì:

Thông qua ý kiến Ban Tăng sự Trung ương và Ban Tăng sự các tỉnh, thành, sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng liên hệ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm trụ trì 368 cơ sở Tự viện; công nhận 60 cơ sở Tự viện mới thành lập và gia nhập Giáo hội.

Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã chuyển 39 hồ sơ Tăng Ni chuyển vùng sinh hoạt Phật sự và tu học về các tỉnh phía Bắc; Giới thiệu 86 Tăng Ni về tu học và sinh hoạt Phật sự tại các tỉnh phía Nam theo đề nghị của địa phương.

1.6 Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì, công tác quản lý hành chính:

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Long An, Cà Mau, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Tp. Hồ Chí Minh… đã tổ chức khóa Bồi dưỡng trụ trì và tập huấn hành chính Giáo hội, kỹ năng quản lý tự viện, triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ V cho các thành viên Ban Trị sự tỉnh, huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, Tăng Ni Trụ trì các cơ sở tự viện, có 6.832 Tăng Ni, Cư sĩ tham dự.

Ngoài ra, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành đã cử đại biểu Tăng Ni tham dự Hội nghị triển khai Nghị định 92 về Tôn giáo của Chính phủ, do Ban Tôn giáo/Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tổ chức; Tham dự Hội nghị phổ biến kiến thức Quốc phòng – An ninh năm 2016 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức; Hội nghị ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường v.v…

1.7 Xuất gia:

BTS GHPGVN các tỉnh, thành phố đã xác nhận cho 1.278 nam nữ phật tử xuất gia tu học tại các tự viện, gồm: Hà Nội (45), Tp. Hồ Chí Minh (250), Cần Thơ (15), An Giang (67), Gia Lai (25), Phú Thọ (10), Quảng Ngãi (16), Thái Bình (20), Tiền Giang (95), Đak Lak (41), Lào Cai (02), Đồng Tháp (131), Bình Thuận (35), Ninh Thuận (09), Thanh Hóa (05), Kon Tum (03), Khánh Hòa (92), Bình Dương (77), Bến Tre (13), Bà Rịa – Vũng Tàu (290), Lâm Đồng (28), Tuyên Quang (01), Hà Giang (08).
 
1.8 Phật giáo Nam tông Khmer:

- Được sự hỗ trợ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận, Ban Tôn giáo tỉnh Hậu Giang, T.Ư GHPGVN đã tổ chức thành công Hội nghị Chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VII tại Hậu Giang vào ngày 07, 08/9/2016 tại Hội trường Ủy ban Nhân dân tỉnh.  

- Giáo hội đã có nhiều buổi làm việc với Cơ quan chức năng Tp. Cần Thơ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng để tiến tới xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại quận Ô Môn; Đồng thời, Trung ương Giáo hội đã vận động BTS GHPGVN các tỉnh, thành ủng hộ tài chánh cho công tác xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.

1.9 Phân ban Ni giới:

Đã có 46/63 Ban Trị sự thành lập Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố hoạt động ổn định với nhiều kết quả tốt đẹp.

Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương đã tổ chức nhiều phiên họp tại Văn phòng Phân ban - Chùa Từ Nghiêm và chùa Phước Hải, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, Văn phòng Phân ban Ni giới Tp. Hà Nội để họp bàn triển khai các Phật sự của Phân ban Ni giới; tổ chức các đoàn đi thăm và cúng dàng các Trường hạ tại các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây và Tp. Hồ Chí Minh; tổ chức thăm viếng, tặng quà ủy lạo, cứu trợ đồng bào nghèo, đồng bào bị thiên tai, phẩu thuật tim, phẩu thuật mắt, cấp phát học bổng .v.v…

Phân ban Ni giới Trung ương kết hợp với Phân ban Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ giỗ tổ Kiều Đàm Di và tưởng niệm các vị tiền bối Ni, các vị thánh tử đạo vị pháp vong thân vào 2 ngày mồng 5 & 6 tháng 2 âm lịch tại Ni viện Diệu Đức và chùa Từ Đàm. Đại lễ được tổ chức trọng thể có sự tham gia của 700 đại biểu đại diện chư tôn đức Ni Phân ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới các tỉnh thành và 1.000 Phật tử.

Ngày 08/4/2016, tại Hội trường D, Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học "Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại” do Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cũng Phân ban Ni giới Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức; Ngày 01/5/2016, tại chùa Bằng (Linh Tiên Tự), Phân ban Ni giới Tp. Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm nhằm củng cố cho Giáo đoàn Ni hoạt động trong tinh thần Giới luật của Đức Phật và Hiến chương của GHPGVN.

Để chuẩn bị cho Lễ giỗ Tổ Kiều Đàm Di năm 2017 do Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương đăng cai tổ chức, Phân ban Ni giới Trung ương và Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương đã đệ trình xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương và tổ chức nhiều phiên họp để thành lập Ban Tổ chức, kế hoạch tổ chức và từng bước triển khai thực hiện. 

2. Công tác Giáo dục Tăng Ni

- Ngày 03/4/2016, Tọa đàm chủ đề "Giáo dục Trung cấp Phật học: Hiện trạng và giải pháp” được diễn ra tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

- Ngày 12/7/2016, Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Tọa đàm chuyên đề: "Chất lượng Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer: Thực trạng và giải pháp” tại chùa Chantaransay, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

- Ngày 06/11/2016: Hội thảo khoa học "Giáo dục Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và hiện đại”, chào mừng Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hà Nội.

- Công tác biên soạn sách giáo khoa Trung cấp Phật học đã ấn bản được 05 đầu sách và phân phối cho các Trường Trung cấp.

2.1 Cao học: Khóa I (2012 - 2014) có 60 Tăng Ni sinh  đã hoàn tất chương trình Cao học. 10 học viên bảo vệ Luận văn thành công, một số học viên tiếp tục bảo vệ Luận văn tốt nghiệp; Hội đồng Điều hành Học viện đang tuyển sinh Cao học khóa 2 niên khóa (2017 - 2019).

2.2 Cử nhân Phật học: Đang đào tạo 1.677 Tăng Ni sinh; Hệ đào tạo từ xa có 682 Học viên; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer 30 chư Tăng.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội mở lớp Hán Nôm với 100 Tăng Ni sinh theo học.

Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ liên kết với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Khoa Tôn giáo học khai giảng lớp Đại học hệ vừa làm vừa học, có 86 Tăng sinh và sinh viên theo học. 

Khóa I (2015 - 2019) Sư phạm Mần non do Học viện Phật giáo Việt Nam liên kết với Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, có 79 học viên.
 
2.3 Cao đẳng Phật học: Có 1.163 Tăng Ni sinh.

2.4 Trung cấp Phật học: 5.116 Tăng Ni sinh.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tây Ninh, Quảng Trị đang xin phép Chính phủ thành lập Trường Trung cấp Phật học.

2.5 Sơ cấp Phật học: 2.500 Tăng Ni sinh.

2.6. Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:

Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ Sóc Trăng có 170 vị sư sãi theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư; Hệ Pali 28 lớp, hệ Thoma Vini 25 lớp, có 3.321 chư Tăng và thanh niên theo học; Tiểu học Ngữ văn Khmer có 22.110 học sinh; chương trình ánh sáng hè 470 lớp, 9.681 học sinh; Lớp tập huấn nghiệp vụ Sư phạm có 1.256 achar.

Ngoài ra, một số chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ v.v… Trà Vinh có 84, Kiên Giang có  07 vị Sư Phật giáo Nam tông Khmer du học tại Thái Lan, nhiều chư Tăng đang du học tại Myanmar.

2.7 Tăng Ni sinh du học: Giáo hội đã cho phép và giới thiệu 260 Tăng Ni du học tại Ấn Độ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka.

Có khoảng 115 Tăng Ni hoàn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ Phật học Ấn Độ, Trung Quốc ...

3. Công tác Hoằng pháp
3.1 Đào tạo Giảng sư:

Ban Hoằng pháp Trung ương tiếp tục chương trình đào tạo Giảng sư tại cơ sở chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

+ Khóa VII (2013 - 2016): Cao cấp Giảng sư, có 47 Tăng Ni giảng sinh.

+ Khóa VIII (2015 - 2018): 60 TN Giảng sinh lớp Cao cấp; 47 Tăng Ni giảng sinh lớp Trung cấp.

+ Đã tổ chức tuyển sinh Khóa IX (2016 - 2019) Cao – Trung cấp Giảng sư, có 161 Tăng Ni dự tuyển.

3.2 Công tác thăm viếng và thuyết giảng các lớp giáo lý, các Đạo tràng:

Nhân mùa An cư Kiết hạ PL. 2560, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương đã tham gia công tác thuyết giảng tại các khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì và sinh hoạt hành chánh Giáo hội tại các tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Tháp, An Giang, Tp. Hồ Chí Minh .v.v…

Ban Hoằng pháp Trung ương và địa phương thực hiện liên tục, đồng bộ từ hình thức đến nội dung chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các lớp giáo lý, các Đạo tràng tu tập. Chương trình giảng dạy giáo lý được phát triển đều khắp các đơn vị tỉnh, thành, Tự viện, vùng sâu vùng xa…

Với đội ngũ Tăng Ni sinh trẻ, nhiệt huyết và đông đảo, Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành đã tham gia công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập Bát Quan trai, các lớp giáo lý tại địa phương tương đối đồng bộ và đều khắp, tạo nên tinh thần say mê học Phật trong các giới Cư sĩ, Phật tử tại gia… mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến 2.000 Phật tử tham dự; có tỉnh nhân mùa Phật đản kết hợp việc thuyết pháp và văn nghệ đã thu hút 10.000 Phật tử đến nghe pháp. Tổng cộng năm 2016, cả nước có 2.400 đạo tràng sinh hoạt tu tập, với 56.036 thời giảng.

Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hoạt động đều đặn, chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú thu hút được đông đảo đồng bào Phật tử tham gia. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội và hướng dẫn Phật tử nên công tác hoằng pháp ngày càng đạt nhiều hiệu quả.

4. Công tác Hướng dẫn Phật tử
4.1 Thăm viếng và làm việc với Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh thành:

Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức 02 chuyến thăm viếng Ban Trị sự và làm việc với Ban Hướng dẫn Phật tử 22/29 tỉnh thành phía Bắc. Đoàn do Hòa Thượng Thích Thiện Duyên, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương làm Trưởng đoàn.

4.2 Tham dự Lễ hội, hội thảo và tập huấn:

Tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2560 với các hoạt động như diễu hành xe hoa, thắp nến cầu nguyện hòa bình, thắp sáng hoa sen trên sông, hội thi giáo lý, cung rước xá lợi, biểu diễn văn nghệ v.v... với gần 20.000 Cư sĩ Phật tử tham dự. 

Tổ chức Hội thảo "Phương hướng phát triển tổ chức Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử ở các tỉnh thành phía Bắc” tại Hội trường Trụ sở Trung ương GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội; Tổ chức giao lưu tọa đàm Phật giáo đối với phụ nữ nhằm tôn vinh người con gái Đức Phật nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

4.3 Tu học, huấn luyện, sinh hoạt đạo tràng:

- Hội trại: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Đak Nông, Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận, Sóc Trăng... đã tổ chức thành công trại huấn luyện Huynh trưởng, trại Dũng, trại Vạn Hạnh, trại Lộc Uyển, A Dục, Huyền Trang, Anôma Ni Liên – Tuyết Sơn... với sự tham dự của các Huynh trưởng, Đoàn sinh.    

- Tổ chức xét xếp cấp: Cấp Tín gồm 34 Huynh trưởng gồm các tỉnh Tây Ninh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng; Cấp Tập gồm 25 Huynh trưởng gồm các tỉnh Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Tp. Cần Thơ.     

- Các khóa tu Tuổi trẻ, khóa tu Bồ đề Tâm, khóa tu mùa hè, Ươm mần hoa sen, khóa tu Thiện Tài Đồng Tử v.v…, có hơn 10.000 Thanh thiếu nhi Phật tử, học sinh sinh viên tham dự. Các khóa tu, hội trại, trại hè là sân chơi lành mạnh, bổ ích và giáo dục đạo đức, nếp sống lành mạnh, lòng tri ân, báo ân cho thanh thiếu nhi Phật tử.      

- Sinh hoạt các đạo tràng, theo thống kê hiện có: Đạo Tràng Bát quan trai 854 đơn vị, Tu thiền 39 đơn vị, Niệm Phật, Phật thất 423 đơn vị, Pháp Hoa 163 đơn vị, Dược Sư 12 đơn vị, Đại Bi 79 đơn vị, Khóa tu một ngày An lạc 82 đơn vị. Có 194.694.000 Phật tử tham dự.

 Hội Quy (Dành cho những Phật tử đã quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như: Mật tông, Địa Tạng, Lương Hoàn Sám, v.v…: 65 đơn vị, có 57.200 Phật tử tham dự.

- Lớp Giáo lý: 163 lớp, 12.795 Phật tử tham dự; Về giảng đường: 53 đơn vị, có 5.880 Phật tử tham dự.

Tổng số có 336.993 Phật tử tham gia sinh hoạt tu học định kỳ tại 2.808 đạo tràng, khóa tu, lớp giáo lý và thính pháp tại các giảng đường. Ngoài các khóa tu tổ chức hàng tháng định kỳ, ở các tỉnh thành còn tổ chức các lễ hội như Phật đản, Vu lan, tết cổ truyền cho Phật tử tham gia tu tập, tổ chức Lễ Quy y Tam bảo cho Phật tử tín tâm vào các dịp lễ hội của Phật giáo. Nhìn chung, tình hình tu học của Phật tử cũng khá sôi nổi.

4.4 Gia đình Phật tử 1.052 đơn vị, 9.821 Huynh trưởng, 64.128 Đoàn sinh.

4.5 Tiếp sức mùa thi: Chương trình tiếp sức mùa thi được Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử, Báo Giác Ngộ, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các Tự viện, Gia đình Phật tử, các tình nguyện viên với các hoạt động như đón nhận và hỗ trợ các suất ăn chay, chỗ ở cho thân nhân và thí sinh, phương tiện đưa đón thí sinh đến trường thi cho khoảng hàng chục ngàn thí sinh dự thi Đại học tại các địa phương như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Cần Thơ, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Nghệ An, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa v.v…

4.6 Công tác khác:

Bên cạnh việc chăm lo phát triển công tác của Ban, các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử Trung ương đã thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho đồng bào nghèo, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, vượt khó; tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2560, Lễ kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo vị Pháp thiêu thân; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni viên tịch; Lễ húy kỵ các Huynh trưởng đã tạ thế, thăm viếng và hỗ trợ các Huynh trưởng, đoàn sinh có hoàn cảnh khó khăn  v.v…

Nhìn chung, hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử với các Phân ban thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử tất cả đều nỗ lực hoạt động theo Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban và cố gắng thực hiện có kết quả chương trình hoạt động của Ban đã đề ra. Tuy nhiên, do nhiều đặc điểm khác nhau của các địa phương, các hệ phái, nghi lễ truyền thống và sinh hoạt, nên việc triển khai các hoạt động còn một vài trở ngại.

5. Hoạt động Nghi lễ:
5.1 Đại Lễ Phật Đản PL. 2560:

Ban Nghi lễ Trung ương và Ban Nghi lễ các tỉnh, thành phố, các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã tích cực tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, với các hoạt động như thuyết giảng ý nghĩa Phật đản, Văn nghệ chào mừng Phật đản sanh; triển lãm hình ảnh, tranh tượng, pháp khí Phật giáo; Lễ hội hoa đăng, ẩm thực chay, diễu hành xe hoa, kiệu hoa, phóng sanh đăng v.v…

Đại Lễ Phật đản được Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng như tại các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường đều tổ chức trang nghiêm trọng thể, mang đậm nét văn hóa Phật giáo Việt Nam, thể hiện lòng tôn kính đối với Đức Phật.

5.2 An cư Kiết hạ:

Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác tổ chức nghi lễ khai hạ tại các Trường hạ; tham gia Ban Giảng huấn tại các Trường hạ, các khóa bồi dưỡng trụ trì thuyết giảng và hướng dẫn về một số Nghi lễ Phật giáo.
Tại một số Tự viện, tùy trú xứ của các thành viên trong Ban Nghi lễ tổ chức các lớp Đào tạo kiến thức cơ bản về Nghi lễ như chùa Định Thành, chùa Viên Giác; Lớp học bồi dưỡng kiến thức về giới luật và nghi lễ thiền môn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh tổ chức học tại chùa Huê Nghiêm, quận 2 có hơn 600 Tăng Ni tham dự.

5.3 Giới đàn:

Để duy trì mạng mạch của Như Lai với tinh thần "Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, góp phần cho các Đại giới đàn được thành tựu viên mãn, Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Nghi lễ GHPGVN các tỉnh, thành đã tham gia công tác khai Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, An Giang, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang tổ chức.

5.4 Lễ Quy y và các ngày Lễ trong Phật giáo:

Ban Nghi lễ đã phối hợp với Ban Hoằng pháp, Ban Hướng dẫn Phật tử, trụ trì các Tự viện tổ chức Lễ Quy y cho 42.068 Phật tử Quy y Tam bảo.

Các ngày Lễ của Phật giáo như Lễ cúng Rằm tháng giêng, Lễ vía Bồ tát Quan Âm, Lễ vía Phật A Di Đà v.v... được các tự viện tổ chức trang nghiêm trọng thể.  

Lễ chúc thọ tập thể cho Phật tử là cụ ông, cụ bà từ 70 tuổi trở lên ngày càng được nhiều tự viện tổ chức. Đặc biệt, hằng năm vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại chùa Thành, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn và Đạo tràng chùa Thành tổ chức Lễ chúc thọ cho cụ ông, cụ bà có tuổi chẵn từ 70 tuổi đến trên 100 tuổi. Lễ chúc thọ tập thể này đã thực sự trở thành ngày hội không những đối với các Phật tử mà còn là ngày hội của những người con, người cháu của các Cụ. Đây là dịp để con cháu các Cụ bày tỏ lòng hiếu kính đối với cha mẹ, ông bà của mình.

Lễ hằng thuận cho các con em gia đình Phật tử ngày càng được nhiều đơn vị tự viện trong cả nước tổ chức cho con em Phật tử khi có hỷ sự. Đây cũng là một nét đẹp văn hóa Phật giáo cần khuyến khích các gia đình Phật tử tổ chức lễ hằng thuận tại các tự viện ngày một nhiều hơn.

5.5 Lễ Khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN đại thọ:

Tại chùa Viên Minh (chùa Ráng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) Trung ương GHPGVN cùng Tổ đình Viên Minh tổ chức trang nghiêm lễ khánh tuế Đức Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ đại thọ 100 tuổi.

Chư Tôn đức giáo phẩm Ban Thường trực HĐCM, Hội đồng Trị sự, Ban Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành, Tăng Ni, đồng bào Phật tử và quý quan khách đã chúc mừng Khánh tuế Trưởng lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN.

5.6 Lễ Tưởng niệm, Tang lễ:

- Ban Thường trực Hội đồng Trị sự trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm lần thứ 53 Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và tưởng niệm chư Thánh tử đạo tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội và tại công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, đông đảo Tăng Ni, Phật tử và lãnh đạo Chánh quyền thành phố, quận 3 tham dự, dâng hương, dâng hoa tưởng niệm. Đồng thời, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa trọng thể tổ chức Đại lễ tưởng niệm tại chùa Long Sơn, Tp. Nha Trang, đông đảo Tăng Ni, Phật tử dâng hương tưởng niệm.

- Tổ chức Lễ Đại tường cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh – Đệ nhất Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN tại chùa Vạn Đức, Tp. Hồ Chí Minh và chùa Vạn Linh, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

- Tổ chức Tang lễ Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; Đại biểu Quốc hội Khóa XI, XII, XIII, XIV; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam; Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni T.Ư GHPGVN; Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế; Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế; Trú trì Tổ đình Tường Vân, Tp. Huế; Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Tp. Hồ Chí Minh;

- Tang lễ Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, nguyên Ủy viên Kiểm soát HĐTS GHPGVN, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Khánh Hòa, Trú trì Chùa Sắc Tứ Long Sơn, Tp. Nha Trang, Trú trì Tổ đình Thiền Tôn, Tp. Huế. 

- Tại Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và Tự viện đã trọng thể tổ chức Lễ tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công, chư Tôn Thiền đức Trưởng lão các tổ chức Giáo hội, Hệ phái Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ, chư Tôn đức Giáo phẩm thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự thể hiện tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật; tổ chức tang lễ HT. Thích Minh Tuấn (Tp. Đà Nẵng), HT. Thích Chơn Phát (Quảng Nam), HT. Thích Thiện Thanh (Long An), HT. Lý Liêu (Kiên Giang) thành viên Hội đồng Chứng minh; HT. Thích Thanh Ngọc (Tp. Hồ Chí Minh) Ủy viên Hội đồng Trị sự; viếng lễ tang chư Tôn đức Tăng Ni, Cư sĩ thành viên Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, quận, huyện đã viên tịch.

5.7 Đại Lễ cầu siêu

Nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc, nhân kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 69 năm ngày Thương binh Liệt sĩ; 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến; 72 năm ngày thành lập quân đội nhân dân cùng các ngày lễ lớn của dân tộc và Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Phú Thọ, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Điện Biên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, v.v... đã phối hợp các Ban ngành địa phương tổ chức các buổi lễ cầu siêu, trai đàn chẩn tế và đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại các nghĩa trang liệt sĩ trang nghiêm, long trọng với đông đảo Tăng Ni, chính quyền các cấp, các Bộ ngành Trung ương và địa phương, các lão thành cách mạng, hội cựu chiến binh cùng đông đảo đồng bào Phật tử, nhân dân các giới tham dự.

Trung ương Giáo hội phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đak Lak cử hành nghi thức cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ Mặt trận Tây Nguyên và những người có công với Tổ quốc; Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Cao Bằng trọng thể tổ chức Đại lễ Kỳ siêu tại chùa Trúc Lâm Phật Tích Bản Giốc; Đại lễ cầu siêu 13 AHLS tại Hang Lèn Hà, Quảng Bình do Trung ương GHPGVN, Bộ TTTT, UBND và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Bình tổ chức. 

Hoạt động nhằm hưởng ứng "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ban An toàn Giao thông tổ chức Đại lễ cầu siêu tại đền Trình, tỉnh Quảng Ninh; Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh.

6. Hoạt động Văn hóa:
6.1 Hoạt động chuyên ngành dự án:

Được sự chấp thuận của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Văn hóa Trung ương đã từng bước triển khai thực hiện 04 đề án: Pháp phục Phật giáo Việt Nam, Kiến trúc Phật giáo Việt Nam, Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam và Di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Qua đó, Ban Văn hóa Trung ương đã tổ chức tọa đàm về "Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt Nam” tại chùa Yên Phú, Hà Nội;

- Ban Văn hóa Trung ương phối hợp với các đơn vị đối tác: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Viện Bảo tồn di tích, Viện Ngôn ngữ học, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo tổ chức 03 buổi tọa đàm với Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, Nam tông Khmer, Khất sĩ và Bắc tông tại Tp. Hồ Chí Minh; trao đổi với một số Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế nhằm đi đến thống nhất những nội dung chính của 04 đề án để thực hiện trong giai đoạn tới.

- Phối hợp với Viện Bảo tồn Quốc gia, Hội Kiến Trúc sư Việt Nam, tổ chức tọa đàm chuyên đề "Di sản và Kiến trúc Phật giáo Việt Nam” tại Viện Bảo tồn Di tích Quốc gia và tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Tọa đàm về Ngôn ngữ Phật giáo Việt Nam tại Viện Ngôn ngữ học.

- Phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Viện thiết kế mẫu Fadin tọa đàm chuyên đề "Pháp phục Phật giáo Việt Nam” tại chùa Pháp Hoa, quận 3, Tp. HCM.

6.2 Tạp chí, báo viết và báo điện tử, Nội san:

- Tạp chí Văn hóa Phật giáo; Ấn phẩm Văn hóa Phật giáo Việt Nam của Ban Văn hóa Trung ương; Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện NCPH; Tạp chí Nghiên cứu Phật học Khuông Việt; Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy của Phật giáo Nam tông; Tuần báo Giác ngộ, Nguyệt san Giác ngộ, các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật đản, Vu Lan, Thành đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức.

- Báo điện tử: Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Đà Nẵng, Đak Lak, Đak Nông, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Lạng Sơn, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Nam tông Khmer, Khất sĩ, Đạo Phật Ngày nay, Phật tử Việt Nam, Phân ban Ni giới Trung ương… đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng. Đặc biệt, Ban Văn hóa đã thành lập và đưa vào hoạt động trang tin vanhoaphatgiaovietnam.net.

- Tờ Nội san Phật học của các tỉnh, thành như Nội san Hoằng pháp (Ban Hoằng pháp GHPGVN Tp. Hà Nội), Nội san Hoa Ưu Đàm (Phân ban Ni giới Trung ương), Nội san Hoa từ (Ninh Thuận), Nội san Hoa Từ (Tp. Đà Nẵng), Hương sen (Bình Dương), Hương Từ Bi (Đak Nông), Hương Từ Bi (Kiên Giang) Nội san Vô Ưu (Đak Lak), Nội san Quảng Đức (Khánh Hòa), Đuốc sen (Tịnh xá Trung Tâm, quận Bình Thạnh), Nội san chùa Hòa Khánh (Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh), Nội san Trung tâm Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Tập san Đạo Phật ngày nay, Du lịch Tâm linh v.v… thông thường mỗi năm 3 số vào dịp Lễ Phật đản, Vu lan và Phật Thành đạo đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.

6.3 Sinh hoạt văn hóa, triển lãm, văn nghệ:

Hàng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, các Lễ hội Phật giáo… Ban Văn hóa Trung ương và Ban văn hóa, Ban Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành tổ chức các hoạt động như thuyết giảng, văn nghệ, ẩm thực chay, triển lãm, hội thi giáo lý, tọa đàm, diễu hành xe hoa, thuyền hoa, hoa đăng, hội trại v.v… để phục vụ Tăng Ni, đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.

Chương trình Lễ hội chùa Yên Tử, chùa Bái Đính, chùa Hương, chùa Bà Đen, Lễ hội Phật giáo Mùa Hoa Ban lần thứ hai, Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ vía Đức Phật A Di Đà v.v... được Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Điện Biên, Tây Ninh trọng thể tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Nhất là Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nghệ An đã tổ chức thành công Lễ hội Hương Sen Xứ Nghệ nhân kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN.

Đặc biệt, chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN, Ban Văn hóa Trung ương và các tỉnh, thành đã có nhiều hoạt động về văn hóa Phật giáo nhằm giới thiệu những thành tựu, phát triển của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN 63 tỉnh, thành phố.

6.4 Trùng tu, Tôn tạo chùa chiền:

Được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng các cấp, nhiều cơ sở tự viện tại các tỉnh, thành đã được trùng tu, tôn tạo khang trang. Một số công trình có tính quy mô đã khánh thành như: Khánh thành chùa Đại Tuệ (Nghệ An); chùa Hoằng Phúc tỉnh Quảng Bình; khánh thành giai đoạn 1 khu di tích – danh thắng Yên Tử, khu di tích Nhà Trần (Đông Triều); khởi công xây dựng chùa tại huyện đảo Cô Tô, khởi công trùng tu chùa Quỳnh Lâm - Trung tâm Phật giáo đời Trần, tại khu di tích đặc biệt Phật giáo đời Trần, xã Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh; khởi công xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc thuộc quần thể Khu du lịch tâm linh hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên; khởi công xây dựng Khu văn hóa tâm linh chùa, đền Đôi Cô tại Tp. Phủ Lý tỉnh Hà Nam; Khánh thành chùa Bảo An Fansipan và tiếp tục xây dựng hệ thống chùa, tháp Fansipan… Xây dựng Tịnh viện Vân Sơn (Tam Đảo), Thiền viên Trúc Lâm Tuệ Đức (Vĩnh Phúc); Trung tâm Phật giáo tỉnh Trúc Lâm Thiên Trường đang tiến hành giai đoạn 2; Khởi công xây dựng giai đoạn II chùa Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn; tiếp tục tái đề nghị UBND tỉnh sớm có văn bản chấp thuận việc cấp đất xây dựng Trụ sở Phật giáo tỉnh và cấp đất mở rộng khuôn viên chùa Thành; Xây dựng chùa Thạch Long điểm du lịch tâm linh tỉnh Bắc Kạn; Trung tâm Hành chính Văn hóa Phật giáo tỉnh Sơn La; Khởi công động thổ và tiến hành xây dựng các hạng mục công trình dự án Trường Cao đẳng Phật học Tp. Hải Phòng tại xã Bắc Sơn; Bắc Ninh tiếp tục xây dựng các hạng mục Trụ sở và trùng tu di tích quốc gia chùa Dạm và nhiều công trình lớn khác.

Khánh thành giai đoạn 1 và tiếp tục xây dựng các hạng mục của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; xây dựng công trình Việt Nam Quốc tự, trung tâm hành chính văn hóa của Phật giáo TPHCM; Khánh thành chùa Huệ Chiếu – Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Kon Tum, chùa Thiên Châu – Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An; xây dựng Chánh điện chùa Tổ Quan Âm tỉnh Cà Mau; chùa Quảng Đức – Trụ sở Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, Trường TCPH tỉnh Quảng Trị và nhiều công trình khác.

7. Hoạt động Kinh tế Tài chính
7.1 Công đức phí:
 
Để có kinh phí hoạt động cho 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đã có thông bạch số 079 ngày 17/3/2016 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành, Chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, V/v cúng dàng công đức phí năm 2016 cho các hoạt động của Giáo hội.

7.2. Tài chính thu chi của Giáo hội (Có báo cáo riêng)

7.3 Các hoạt động của Ban Kinh tế tài chính:

Cúng dường Đại lễ Kỷ niệm 35 năm thành lập GHPGVN (1981 - 2016) tại Hà Nội; Ủng hộ công tác san lấp mặt bằng của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; Cúng dường sinh hoạt phí cho Văn phòng 1 Trung ương Giáo hội; Cúng dường kinh phí tổ chức Hội nghị kỳ 5 khóa VII Trung ương Giáo hội, ủng hộ hoạt động của Phân ban Ni giới Trung ương và các Ban Trung ương…, tổ chức Đại lễ Kỳ siêu anh linh anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm ngày toàn quốc kháng chiến tại chùa Phật Quang, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.   

8. Hoạt động Từ thiện xã hội
8.1 Thông bạch vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai:

Trước tình hình xảy ra sự cố môi trường hiện tượng hải sản chết bất thường hàng loạt tại vùng biển các tỉnh miền Trung làm ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào ngư dân, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có công văn số 046 ngày 03/5/2016, đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, nhất là Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tăng Ni, Phật tử tập trung quà cứu trợ và động viên bà con ngư dân bình tĩnh trước thảm họa này, tin tưởng vào các cấp lãnh đạo chính quyền và các nhà khoa học sớm tìm ra nguyên nhân, ổn định cuộc sống, tiếp tục ra khơi bám biển.

Do ảnh hưởng của mưa to và lũ lớn xảy ra tại các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa… đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, hoa màu, làm cho cuộc sống của đồng bào tại các vùng thiên tai gặp nhiều khó khăn, Trung ương Giáo hội đã có Thông bạch số 385 ngày 17/10/2016 và Thông bạch số 481 ngày 19/12/2016, kêu gọi Ban TTXH Trung ương, Ban Trị sự và Ban TTXH các tỉnh, thành, Tăng Ni, Phật tử các cơ sở Tự viện cứu trợ đồng bào bị thiên tai, để giúp đồng bào sớm khắc phục khó khăn, vượt qua bão lũ, ổn định cuộc sống và tiếp tục phát triển kinh tế.

8.2 Tuệ Tĩnh đường, phòng thuốc Đông Tây y:   

Giáo hội có trên 150 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng chẩn trị Y học Dân tộc, 01 phòng khám Đa khoa và hàng trăm phòng thuốc nam, châm cứu đang hoạt động có hiệu quả như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Dương, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Bình Định v.v… đã khám và phát thuốc nam, thuốc tây, châm cứu, bấm huyệt cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Tổng chi phí điều trị ước tính hàng chục tỷ đồng.

8.3 Trường nuôi dạy trẻ, Lớp học tình thương:

Các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có kết quả như: Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV; Trung tâm hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS chùa Pháp Vân, chùa Thanh Am – Hà Nội; Trường nuôi dạy trẻ và khuyết tật, người già neo đơn tại Bắc Ninh, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bình Dương, Quảng Trị, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang, Tây Ninh đã nuôi dưỡng gần 3000 trẻ em mồ côi, cơ nhỡ và khuyết tật; chăm sóc hơn 1500 cụ già neo đơn.  

Trường dạy nghề tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang hoạt động có hiệu quả, với hàng trăm người theo học.

Nhìn chung, các cơ sở từ thiện của Giáo hội đều khang trang, tiện ích, góp phần chia sẻ gánh nặng cho xã hội, chi phí cho toàn bộ công tác này hàng chục ngàn tỷ đồng.

8.4 Các công tác từ thiện khác:

Tăng Ni Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trường Sa, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ Bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, quỹ khuyến học, quỹ hội người mù, quỹ bảo trợ người cao tuổi, quỹ bảo trợ bệnh nhân nghèo, xây dựng cầu đường, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, tặng xe đạp, xe lăn, xe lắc, áo quan, gạo, quần áo, thuốc men, trại tâm thần, nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ và nhiều công tác từ thiện khác…. Tổng công tác TTXH trong cả năm là 1.330.513.688.000 đồng, trong đó Tp. Hồ Chí Minh đạt trên 327 tỷ đồng; đạt trên 50 tỷ đồng có các tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Phân ban Ni giới Trung ương; các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội, Đak Lak đạt từ 20 đến 40 tỷ đồng; Lâm Đồng, Khánh Hòa, Cà Mau, Quảng Trị, Bình Phước, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Bình Thuận, Kon Tum, Đak Nông, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Gia Lai đạt từ 5 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng; các tỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Nam Định, Thái Nguyện, Quảng Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Cao Bằng, Thái Bình, Hưng Yên, Hậu Giang… đạt dưới 5 tỷ đồng.   

9. Hoạt động Phật giáo quốc tế
9.1 Công tác hoạt động đối nội:

Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương đã tham gia một số công tác Phật sự tại Văn phòng Trung ương Giáo hội; tham dự hội nghị, phiên họp, các buổi lễ của Giáo hội; hỗ trợ cho Giáo hội trong việc tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm ngoại giao.     
9.2 Công tác hoạt động đối ngoại:

- Ngày 01/3/2016: HT. Thích Thiện Tâm và ĐĐ. Thích Quang Thạnh tham dự Hội nghị Hội đồng Điều hành Liên minh Phật giáo Quốc tế tại tỉnh Ayutthaya, Thái Lan.

- Ngày 08/4/2016: Tham dự ngày Phật giáo Quốc tế 08/4 tại Văn phòng Trụ sở TƯ GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

- Ngày 16/4/2016:Tham dự Lễ hội truyền thống văn hóa nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của dân tộc Khmer tại chùa Chantarangsay, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

- Ngày 22 -23/5/2016: Đoàn đại biểu GHPGVN do HT. Thích Thiện Pháp làm Trưởng đoàn tham dự Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 13 tại Trường Đại học MCU tỉnh Ayutthaya và Trung tâm Hội nghị Liên Hợp Quốc tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.

- Ngày 19/9/2016: Đoàn đại biểu GHPGVN do HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS) làm Trưởng đoàn tham dự Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII Liên minh Phật giáo Lào tại thủ đô Viên Chăn.

- Ngày 02/10/2016: Đoàn đại biểu GHPGVN do HT. Thích Thiện Tâm làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị chủ đề "Ấn Độ: Miền đất của Đức Phật” tại tỉnh Uttar Pradesh và Bodhgaya - Ấn Độ.

- Ngày 17/10/2016: GHPGVN có điện thư Phân ưu cùng Hoàng gia Thái Lan và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về sự băng hà của Quốc vương Bhumibol Adulyadej.

- Ngày 17-19/11/2016: Đoàn đại biểu GHPGVN gồm 05 thành viên, do HT. Thích Thanh Nhiễu làm Trưởng đoàn tham dự Hội thảo Quốc tế về Văn hóa Tổ đình Phật giáo Bắc tông, tại TP. Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

- Ngày 24/11/2016: Đoàn GHPGVN gồm 10 thành viên, do TT. Thích Thanh Quyết làm Trưởng đoàn chính thức thăm hữu nghị Hiệp hội Phật giáo tỉnh Chiết Giang và Phổ Đà Sơn, Trung Quốc.

- Ngày 02/12/2016: HT. Thích Thiện Tâm tham dự Lễ khai mạc Đọc tụng Tam tạng lần thứ 12 tại Bodhgaya - Ấn Độ.

- Ngày 05/12/2016: GHPGVN đã có điện thư phân ưu cùng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc về sự viên tịch của Trưởng lão HT. Thích Minh Học – Chủ tịch Hội đồng Tư Nghị Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, Viện trưởng Phân viện núi Linh Nham Tô Châu Phật học viện Trung Quốc, Viện trưởng Viện núi Thê Hạ Nam Kinh Phật học viện Trung Quốc, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Phật giáo tỉnh Giang Tô, Phương trượng Tổ đình Linh Nham Tô Châu, bậc cao Tăng của Tịnh độ Tông.

- Ngày 18/12/2016: Phái đoàn GHPGVN cùng với Ban Tôn giáo Chính phủ thăm hữu nghị chính thức Sri Lanka.

Ban Phật giáo Quốc tế Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện một số công tác đối ngoại như sau: Tham dự họp mặt kỷ niệm 37 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng tại Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM; tham dự ký kết Liên tịch Việt Nam – Campuchia và Thành đoàn tại Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ; tham dự tổng kết năm Hội Hữu Nghị Việt Nam – Campuchia tại Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM; Họp chuẩn bị Đại hội Ban chấp hành HHN Việt Nam – Lào tại Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM; Họp chuẩn bị tổ chức Tết cổ truyền 4 nước Campuchia – Lào – Myanmar – Thái Lan tại Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM; Khai giảng lớp học tiếng Khmer tại chùa Phổ Minh do TW Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia thành lập; Dự hội nghị Ban Thường vụ Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị khoá II lần 18 tại Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP.HCM; Dự Hội nghị Công tác và Tổ chức Hội hữu nghị Việt - Lào tại Vinh (Nghệ An); tổ chức lễ Tắm Phật nhân ngày Tết cổ truyền 4 nước: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái tại Nhà Văn hoá Thanh Niên; tham dự Ngày Trái Đất và Lễ Đặt Bát Hội 100.000 vị tại chùa Dhammakaya (Thái Lan); dự lễ Động Thổ và Kiết giới Sima tại chùa Đại Phước, nước Myanmar, Họp Ban thường vụ Campuchia phía Nam tại Văn phòng Quốc hội; Tham dự Đại Lễ Vesak 2560 tại Nepal … và nhiều sinh hoạt khác.
           
Ban Phật giáo Quốc tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã cử: ĐĐ. Thích Thanh Tịnh và ĐĐ. Thích Hiển Chơn chủ trì Đại Lễ Phật Đản PL. 2560 – DL 2016 tại chùa Long Vân, chùa Bảo Quang và các chùa Việt khác tại Lào; TT. Thích Nguyên Đạt tham dự Diễn đàn Phật giáo Thế giới lần thứ 4, tại Tp. Vô Tích tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

9.3 Tiếp đón các phái đoàn quốc tế:

-  Ngày 16/01/2016: Tiếp phái đoàn Phật giáo Quốc tế gồm: Đức Tăng Thống Tép Vong (Vua Sãi Vương quốc Campuchia); Ngài Silan An Da (Đức Tăng Thống Phật giáo Myanmar) và Liên Minh Phật giáo Lào đã đến tham dự đại lễ Khánh hạ chùa Hoằng Phúc tại xã Mỹ Thụy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Ngày 22/3/2016: Ban Phật giáo Quốc tế tỉnh Quảng Nam tiếp đón Thượng tọa Dozen, vị sư người Úc, nhân chuyến thăm và thuyết giảng Phật pháp cho các Phật tử tại Tịnh Xá Ngọc Cẩm, Tp. Hội An.


- Ngày 27/03/2016: Tiếp Phái đoàn do ông David Saperstein, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ dẫn đầu, đã dến thăm và làm việc với chư Tôn Đức lãnh đạo GHPGVN tại Văn phòng Trụ sở Trung ương GHPGVN - Chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.

- Ngày 26/4/2016: Ban Phật giáo Quốc tế tỉnh Quảng Nam tiếp phái đoàn Phật giáo Myanmar do nhị vị Thượng tọa Subhanajoti và Revata dẫn đoàn, nhân chuyến thăm và thuyết giảng cho các Phật tử tại Đạo Tràng Tịnh Xá Ngọc Cẩm, Tp. Hội An.

- Ngày 24/5/2016: Chùa Phước Hải (chùa Ngọc Hoàng) quận 1, Tp. Hồ Chí Minh tiếp phái đoàn Lãnh đạo cao cấp Hoa Kỳ do Tổng thống Obama dẫn đầu cùng các thành viên đến viếng chùa. 

- Ngày 25/05/2016: Tiếp phái đoàn Đại biểu Hội Đoàn kết SriLanka - Việt Nam  do HT. Baddegama Samitha Thero (UV. Bộ Chính trị Đảng Lanka Sama Samaja; Nguyên Đại biểu Quốc hội SriLanka; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đoàn kết SriLanka – Việt Nam) làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với chư tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội tại Văn phòng Trụ sở Trung ương Giáo hội - Chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.

- Ngày 02, 03/8/2016: Trung ương GHPGVN tiếp phái đoàn Bộ Lễ nghi và Tôn giáo Vương Quốc Campuchia do Ngài Him Chhem làm Trưởng đoàn tại Trụ sở Văn phòng Trung ương GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội và tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN – Thiền viện Quảng Đức, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

- 20/8/2016: Tiếp Hòa thượng Athura Liye Rathana Thẻo (Thành viên Quốc hội Sri Lanka) và bà Saranya Hasathi Urodawatt Dissanayke (Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam) thăm Trung ương GHPGVN tại Văn phòng Trụ sở GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

- Ngày 03/9/2016: Tiếp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Trụ sở GHPGVN - Chùa Quán Sứ, Hà Nội.  

- Ngày 14/10/2016: Trung ương GHPGVN đón tiếp Ngài Dorj Enkhbat – Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Mông Cổ tại Việt Nam tại Trụ sở Văn phòng Trung ương GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội.

- Ngày 08/11/2016: Tại Trụ sở GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội, chư Tôn đức Lãnh đạo Giáo hội tiếp đoàn Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc do Hòa thượng Hồ Tuyết Phong – Phó Chủ tịch Hiệp Hội Phật giáo Trung Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Bắc Kinh làm Trưởng đoàn; tiếp Hòa thượng Yoshimizu Daichi – Nguyên Hội trưởng Hội Phật giáo Tịnh Độ Tông Nhật Bản.

- Ngày 29/11/2016: Tại Trụ sở GHPGVN – Chùa Quán Sứ, Hà Nội, chư Tôn đức Lãnh đạo tiếp Ngài Manopchai Vongphakdi - Đại sứ Vương Quốc Thái Lan tại Việt Nam. 

9.4 Tổ chức Hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài:

Các tổ chức Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Liên bang Nga, Pháp, Đức, Hungary, Ucraina, Nhật Bản hoạt động đều đặn, tốt đẹp; Giáo hội đang liên hệ với các cơ quan chức năng để tiến hành thành lập Hội Phật tử Việt Nam tại Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia.

10. Hoạt động Ban Pháp chế

Với chức năng chuyên ngành Pháp chế, Ban Pháp chế Trung ương đã góp ý cho Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác giải quyết các vấn đề khiếu kiện liên quan đến nhân sự, Tăng Ni, Tự viện; công tác tổ chức Đại hội, nhân sự Ban Trị sự cấp huyện nhiệm kỳ 2016 – 2021 và nhân sự Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh tại một vài địa phương.

Ban Pháp chế các tỉnh, thành phố đều tích cực hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được Ban Trị sự GHPGVN các cấp giao phó, góp phần ổn định tình hình sinh hoạt Tăng Ni, tự viện tại địa phương. 

11. Hoạt động Ban Kiểm soát

Trên tinh thần trách nhiệm, Ban Kiểm soát Trung ương đã tham dự Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội, các phiên họp giao ban của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội, tham dự các Lễ hội của Giáo hội; trực tiếp tham mưu, đóng góp ý kiến với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong các công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhất là công tác tổ chức nhân sự Ban Trị sự GHPGVN các cấp.

Ban Kiểm soát các tỉnh, thành cũng đã tích cực trong các hoạt động Phật sự tại địa phương, nhất là công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021.

12. Hoạt động Thông tin Truyền thông

12.1 Kênh truyền hình An Viên và trang phatgiao.org.vn đã tập trung sản xuất tin, bài theo lịch hoạt động Phật sự thường kỳ; sản xuất các chương trình chuyên đề giới thiệu các chùa, tự viện, giới thiệu các tấm gương điển hình có những đóng góp cho Phật giáo và cho xã hội như:

- Truyền thông các Phật sự trọng tâm các sự kiện, các lễ hội Phật giáo của Trung ương Giáo hội và Giáo hội các tỉnh, thành phố, các tự viện; Chủ động tuyên truyền làm rõ các yếu tố tiêu cực còn xảy ra trong lễ hội; đồng thời truyền thông những nỗ lực, cố gắng của GHPGVN các cấp trong việc giữ gìn chính pháp, sự linh thiêng, trong sáng của trong các lễ hội tại các chùa, và các di tích Phật giáo.

- Tuyền truyền cho quần chúng nhân dân hiểu đúng về các tính chất tôn giáo – Phật giáo trong các lễ hội, tránh các yếu tố mê tín dị đoan.

- Truyền thông các sự kiện Phật giáo tại vùng biên giới, hải đảo, các tỉnh mới thành lập Ban Trị sự.

+ Lịch phát sóng, kênh An Viên tăng tần suất phát sóng từ 1 bản tin lên 4 bản tin/ngày (7h; 12h; 16h; và 20h).

12.2 Tổ chức Khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin truyền thông toàn quốc vào ngày 23, 24/4/2016 tại Văn phòng Thường trực HĐTS – Thiền viện Quảng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, với sự tham dự của 300 học viên. Có 04 chuyên đề được trình bày tại khóa Bồi dưỡng gồm: Chuyên đề kinh nghiệm trong công tác truyền thông; Truyền thông và những đặc thù trong truyền thông Phật giáo; Xử lý khủng hoảng truyền thông và truyền thông Phật giáo; Truyền thông và những tác động của truyền thông tới dư luận. 

12.3 Xử lý sự kiện khủng hoảng truyền thông:

Nhiều sự kiện khủng liên quan đến cơ sở Tự viện, Tăng Ni được đăng tải trên các nhật báo, báo điện tử hoặc phát sóng trên các kênh truyền hình, Ban Thông tin truyền thông đã có những cuộc trao đổi, những phản ánh, đề nghị quý báo, quý đài sử dụng từ đúng mực, tránh việc câu khách, giật gân ảnh hưởng đến uy tín chung của giới tu hành và có những định hướng để các báo thực hiện tác nghiệp.  

Ban Thông tin truyền thông đã phối hợp cùng các cơ quan báo đài để đăng tải, truyền tải các sự kiện lớn của GHPGVN bằng việc phối hợp cung cấp thông tin, hình ảnh, cung cấp dữ liệu sự kiện; phối hợp thẩm định và kiểm tra một số nội dung trước khi đăng tải và truyền tải chính thức ra xã hội.

Ban TTTT T.Ư cũng đã nhận được văn bản của BTS các địa phương, cũng như thư từ, email của bạn đọc gửi đến, Ban TTTT T.Ư đã phân loại và đăng bài phản ánh trên trang phatgiao.org.vn, gửi Văn phòng Giáo hội xem xét và giải quyết cũng như liên hệ và gửi tới các tờ báo có liên quan đề nghị sửa chữa, gỡ bỏ hoặc chấn chỉnh các tin, bài có nội dung chưa chính xác.

13. Hoạt động Viện và Phân viện NCPHVN
13.1 Đào tạo nhân sự:

-    Trung tâm Hán Nôm tổ chức chương trình đào tạo các lớp Hán nôm với các môn học mang tính chuyên ngành phối hợp giữa Hán học truyền thống và hiện đại, ngữ văn, dịch thuật, thư pháp, quản lý thư viện, gồm có: Lớp Phiên dịch Nâng cao (30 học viên), Lớp Phiên dịch năm thứ III (09 học viên), năm thứ II (18 học viên), năm thứ I (28 học viên).

-    Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam kết hợp với Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức Lớp đào tạo Cử nhân Ngữ văn khóa 2 (2015 - 2019); kết hợp với trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn tổ chức cho 80 Tăng Ni, Phật tử học chuyên ngành Triết học và Tôn giáo.

-    Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Nam truyền tiếp tục giới thiệu Tăng Ni du học tại các nước có truyền thống Phật giáo Nam truyền.

13.2 Phiên dịch, Xuất bản:

Các Trung tâm của Viện: Trung tâm Phật học Hán truyền, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thiền Phật giáo Nam tông, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phật học, Trung tâm Nghiên cứu Pali học, Trung tâm phiên dịch Hán Nôm Huệ Quang, Ban phiên dịch Anh ngữ đã phiên dịch và ấn hành 18 tác phẩm; đang phiên dịch 16 tác phẩm.

13.3 Hội thảo:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thiền học Bắc truyền tổ chức Hội thảo "300 năm ngày Húy kỵ Thiền sư Minh Châu Hương Hải”.

Các thành viên của Viện đã tham gia viết bài cho các Hội thảo do Trung ương Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương và các Hội thảo quốc tế tổ chức. 

13.4 Sinh hoạt Thiền:

Tổ chức các khóa thiền tại chùa Nguyên Thủy quận 2, Tổ đình Bửu Quang quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Thiền viện Phước Sơn Đồng Nai, Tổ đình Bửu Long quận Long Bình, chùa Tam Bảo Tp. Đà Nẵng; chùa Huyền Không, chùa Pháp Luân Huế; chùa Linh Thông, chùa Pháp Vân Hà Nội; Ni viện Viên Không…  thường xuyên tổ chức các khóa thiền ngắn hạn cho Tăng Ni, Phật tử do các Thiền sư Miến Điện, Thái Lan, Ấn Độ, Srilanka; HT. Viên Minh và một số Thiền sư trong nước hướng dẫn.

13.5. Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội:

Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản đều đặn 2 tháng một số. Năm 2016, Tạp chí có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức, các số trong năm đều có các chuyên đề theo dòng sự kiện của Phật giáo và của Giáo hội.

Phân viện tiếp tục tiến hành in ấn kinh sách phổ biến cho các đạo tràng, cộng đồng Phật tử và tổ chức các buổi sinh hoạt Phật sự chuyên đề. 

Tạp chí đã mở cuộc thi viết "Hương từ bi giữa đời thường” để viết về chân dung những tấm gương đạo hạnh, có trên 500 bài dự thi. Ban Tổ chức đã chấm giải và trao giải cuộc thi vào tháng 4/2016 tại Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Hà Nội.

Hòa thượng Gia Quang – Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã tham gia viết bài tham luận, các bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí công tác Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Xây dựng Đảng, Dân vận và các tờ báo. Đồng thời, Hòa thượng cũng tham dự nhiều hội thảo do Ban Tôn giáo Chính phủ, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
 
Trích Báo cáo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nghị quyết Hội nghị kỳ 4 – Khóa VIII Hội đồng Trị sự GHPGVN

Văn bản hành chính 16:20 08/01/2020

Sáng 30/12, Hội Nghị lần thứ 4 – khoá VIII Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã diễn ra tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội (Thiền viện Quảng Đức, quận 3, TP.Hồ Chí Minh). Phatgiao.org.vn xin được giới thiệu toàn bộ nội dung "Nghị quyết Hội nghị kỳ 4 – Khóa VIII Hội đồng Trị sự GHPGVN".

Công văn về việc Tấn phong Giáo phẩm tại Hội nghị thường niên kỳ 4 khóa VIII GHPGVN

Văn bản hành chính 09:16 17/09/2019

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương có công văn về việc Tấn phong Giáo phẩm tại Hội nghị thường niên kỳ 4 khóa VIII GHPGVN.

Thông tư Hội nghị sinh hoạt Hành chính Giáo hội năm 2018

Văn bản hành chính 16:42 13/08/2018

Để các phật sự của Giáo hội được triển khai, thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả, nhất là công tác triển khai Hiến chương Giáo hội; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; Quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; Hướng dẫn công tác Hành chánh Giáo hội và một số công tác trọng tâm khác, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức Hội nghị sinh hoạt Hành chánh Giáo hội dành cho các tỉnh, thành phía Nam.

Kỷ niệm 55 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vì Pháp thiêu thân (1963 - 2018)

Văn bản hành chính 19:17 26/03/2018

Kính đề nghị Quý Ban chuẩn bị và tổ chức thực hiện Lễ Kỷ niệm 55 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vì Pháp thiêu thân và chư Thánh tử đạo được thành tựu viên mãn theo tinh thần Thông tư này.

Xem thêm