Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Not found block 'head_main'
Trang chủ
Tin tức
Những ngôi chùa cầu an dịp đầu năm mới 2019 ở Hà Nội
Bài liên quan

1. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Chùa rất thu hút khách hành hương dịp đầu xuân năm mới.

Chùa Trấn Quốc là một trong những danh thắng bậc nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê, nay thuộc quận Ba Đình (Hà Nội). Chùa rất thu hút khách hành hương dịp đầu xuân năm mới.

Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình.

Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình.

Nổi tiếng linh thiêng và là danh thắng kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết.

Nổi tiếng linh thiêng và là danh thắng kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa thường là nơi các vua chúa ngự giá đến vãn cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết.

Chùa Trấn Quốc đẹp huyền diệu về đêm.

Chùa Trấn Quốc đẹp huyền diệu về đêm.

2. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam.

Chùa Quán Sứ toạ lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học, nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam.

Trong dịp năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn. 

Trong dịp năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn. 

3. Chùa Kim Liên

Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc mang dáng vẻ cung đình.

Chùa Kim Liên nằm phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa có kiến trúc mang dáng vẻ cung đình.

Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong.

Toàn bộ cổng chùa được làm bằng gỗ, khá đồ sộ và chạm khắc công phu. Các hoa văn được khắc trên vì kèo, đầu cột, đầu mái chùa, chủ yếu là hình hổ phù, lá và hoa sen, hình rồng cách điệu, mây vờn… Đây là lối kiến trúc có từ thế kỷ 17 trở về trước và chỉ phổ biến ở Đàng Trong.

Bài liên quan

4. Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái tọa lạc tại phố Bạch Mai, Hà Nội được thành lập vào năm 1726 dưới đời vua Lê Dụ Tông, chùa theo thiền phái Liên Tông do Lân Giác thượng sĩ (còn gọi là ông hoàng Trịnh Thập). Chùa sau nhiều lần trùng tu và sang sửa xong vẫn còn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng dưới thời vua Lê.

Chùa Liên Phái tọa lạc tại phố Bạch Mai, Hà Nội được thành lập vào năm 1726 dưới đời vua Lê Dụ Tông, chùa theo thiền phái Liên Tông do Lân Giác thượng sĩ (còn gọi là ông hoàng Trịnh Thập). Chùa sau nhiều lần trùng tu và sang sửa xong vẫn còn giữ được những nét kiến trúc đặc trưng dưới thời vua Lê.

Tượng Lân Giác Thượng sĩ - Theo truyền thuyết xưa kể lại, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá, ông Trịnh Thập đã phát hiện được một ngó sen. Cho rằng đây là dấu tích của đức Phật, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay), đồng thời ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo Phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa Phật. Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.

Tượng Lân Giác Thượng sĩ - Theo truyền thuyết xưa kể lại, trong khi đào đất ở đằng sau phủ để xây bể cá, ông Trịnh Thập đã phát hiện được một ngó sen. Cho rằng đây là dấu tích của đức Phật, ông quyết định xây phủ của mình thành chùa Liên Tông (tức chùa Liên Hoa ngày nay), đồng thời ông đã xuống tóc để đi tu theo đạo Phật và được vua Lê Hy Tông chuẩn tấu cho phép theo con đường quy y cửa Phật. Từ đây, ông chính thức trở thành Lân Giác thượng sĩ và là vị trụ trì đầu tiên của chùa.

Điện thờ trong chùa Liên Phái, được nối liền với gian nhà tiền đường bằng dãy nhà xây ba gian nhỏ. Các cột trụ cái trong nhà tiền đường đều được kê trên những trụ đá màu xanh được thiết kế thành hình tròn. Trong khu nhà tiền đường được treo những bức tranh quý theo đề tài tứ quý - tùng, cúc, trúc, mai, và tứ linh - long, ly, quy, phượng.

Điện thờ trong chùa Liên Phái, được nối liền với gian nhà tiền đường bằng dãy nhà xây ba gian nhỏ. Các cột trụ cái trong nhà tiền đường đều được kê trên những trụ đá màu xanh được thiết kế thành hình tròn. Trong khu nhà tiền đường được treo những bức tranh quý theo đề tài tứ quý - tùng, cúc, trúc, mai, và tứ linh - long, ly, quy, phượng.

Năm 1962 chùa Liên Phái chính thức được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia.

Năm 1962 chùa Liên Phái chính thức được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật mang tầm cỡ quốc gia.

Sau khi tham quan, hành hương khấn Phật tại khu nhà tổ, du khách nên di chuyển ra phía sân sau của chùa. Nơi đây chính là khu vườn tháp, nổi bật trong tổng thể kiến trúc của chùa Liên Phái. Khu vườn tháp của chùa được xây dựng trên một gò đất cao với 9 tòa tháp lớn nhỏ được xây dựng thành 3 hàng không phân bổ đều.

Sau khi tham quan, hành hương khấn Phật tại khu nhà tổ, du khách nên di chuyển ra phía sân sau của chùa. Nơi đây chính là khu vườn tháp, nổi bật trong tổng thể kiến trúc của chùa Liên Phái. Khu vườn tháp của chùa được xây dựng trên một gò đất cao với 9 tòa tháp lớn nhỏ được xây dựng thành 3 hàng không phân bổ đều.

5. Chùa Hà

Nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn.

Nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn.

Do vậy nếu ở các ngôi chùa khác người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ. Chùa nằm trên phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy.

Do vậy nếu ở các ngôi chùa khác người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ. Chùa nằm trên phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy.

Bài liên quan

6. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh (chùa Sở) nằm tại phố Tây Sơn, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội.

Chùa Phúc Khánh (chùa Sở) nằm tại phố Tây Sơn, Hà Nội. Nơi đây từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội.

Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

7. Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm.

Chùa Bà Đá là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm.

Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ.

Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ.

Hiện nay, chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Người dân Hà Nội thường đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

Hiện nay, chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Người dân Hà Nội thường đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

Bài liên quan

Những ngôi chùa cầu an dịp đầu năm mới 2019 ở Hà Nội

Thứ hai, 21/01/2019, 07:00 AM - Minh Tuệ

Hà Nội với rất nhiều chùa, đền, phủ, có bề dày nghìn năm lịch sử đã trở thành một điểm đến quen thuộc của người dân ngay dịp Tết xuân về. Sau đây là một số ngôi chùa liêng thiêng ở Hà Nội có thể hành hương để ước nguyện, tìm kiếm sự thư thái trong lòng sau một năm vất vả bộn bề.

Bình luận
Not found block 'docnhieu'
Not found block 'fanpage'