Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/04/2019, 15:33 PM

Những ngôi chùa cổ không nhận công đức, thâm nghiêm gần Hà Nội

Chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh) không nhận công đức, Viên Minh tự (Hà Nội), nơi ở của vị chân tu 103 tuổi, là 2 trong nhiều ngôi chùa cổ kính, mộc mạc, oai nghiêm gần ngay Hà Nội.

>>Những ngôi chùa Việt độc đáo

Chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu Sơn: Ảnh: Nguyễn Thịnh

Chùa Tiêu Sơn: Ảnh: Nguyễn Thịnh

Cách Hà Nội hơn 20 km, Tiêu Sơn cổ tự thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là ngôi chùa nghìn năm tuổi nổi tiếng, do bậc Thiền sư Lý Vạn Hạnh trụ trì. Ngôi chùa ngày nay còn lưu giữ nhiều cổ vật giá trị. Thời nhà Lý, vua Lý Công Uẩn khi lên 3 đã được mẹ gửi lên chùa Tiêu nhờ Thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy. Hiện, chùa còn lưu giữ chiếu dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long của vị minh quân triều Lý.

Trong tòa tháp của chùa còn thờ nhục thân của Hòa thượng Như Trí, người viên tịch nhưng vẫn còn giữ nguyên thân xác. Không chỉ có những cổ vật linh thiêng, chùa Tiêu Sơn ngày nay còn được biết đến là ngôi chùa không có hòm công đức, không đốt vàng mã và không nhận lễ vật.

Ảnh: Lem Nguyễn

Ảnh: Lem Nguyễn

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp. Ảnh: Thulv

Chùa Bút Tháp. Ảnh: Thulv

Chùa Bút Tháp Bắc Ninh (Ninh Phúc tự) nằm ở bên đê sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa cổ kính còn giữ lại nhiều di tích kiến trúc của thế kỷ 17. Chùa mang lối kiến trúc “nội công ngoại quốc”, gồm 10 nếp nhà với 162 gian nằm trên một trục dài hơn 100 m.

Di tích độc đáo nhất của chùa là tháp Báo Nghiêm với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, là nơi đặt xá lợi Thiền sư Minh Hạnh, vị tổ thứ hai của chùa. Theo Tôn giáo, tên chùa ngày nay gắn với giai thoại của tháp Bảo Nghiêm. Đời vua Tự Đức, năm 1876, khi vua qua chùa thấy có một cây tháp hình dáng khổng lồ nên đặt tên là chùa Bút Tháp, nhưng trên đỉnh vẫn ghi là tháp Bảo Nghiêm.

Ảnh: Im.nhung

Ảnh: Im.nhung

Chùa Dâu

Ảnh: Toàn Thắng Bùi

Ảnh: Toàn Thắng Bùi

Tọa tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km, chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa có nhiều tên gọi như Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu, hiện trạng chùa ngày nay được dựng dưới thời Trần. Vua Trần Nhân Tông từng sai Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Mặc cho biết bao ngôi chùa mới được xây dựng nguy nga, chùa Dâu vẫn giữ dáng vẻ khiêm nhường của ngôi cổ tự thâm nghiêm, là tổ đình của Phật giáo Việt Nam.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Minh Long.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Minh Long.

Chùa Giáng

Những ngôi chùa cổ không nhận công đức, thâm nghiêm gần Hà Nội 8

Chùa Giáng hay Viên Minh Tự (Phú Xuyên, Hà Nội) mộc mạc, cổ kính được biết đến là nơi tu hành yên bình của người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ, năm nay đã 103 tuổi. Theo thông tin của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bậc chân tu thanh bần đã tu hành được 96 năm tại ngôi chùa trăm tuổi ven sông Hồng.

Viên Minh tự in dấu ấn ngôi chùa của làng quê Việt xưa. Khuôn viên chùa có những gốc mít, cây cau, bể nước mưa rêu phong, những nếp nhà cổ kính với mái ngói phủ màu thời gian... Tuy ở nơi hẻo lánh, chùa Viên Minh là tổ đình của sơn môn Đa Bảo, một trong 3 sơn môn lớn nhất miền Bắc.

Những ngôi chùa cổ không nhận công đức, thâm nghiêm gần Hà Nội 9

Chùa Vạn Niên

Ảnh: Tunghovn

Ảnh: Tunghovn

Ngôi chùa cổ kính, khiêm nhường ven hồ Tây đã song hành cùng lịch sử đất Thăng Long hơn 1.000 năm nay. Giữa thủ đô hối hả, chùa Vạn Niên vẫn thanh tịnh, tĩnh mịch bên những gốc cổ thụ. Hiện chùa còn giữ bộ di vật với hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa.

Bích Phương (ZingNews)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng những tượng Phật lớn nhất Việt Nam

Chùa Việt 11:55 25/04/2024

Việt Nam là quốc gia có bề dày văn hóa Phật giáo và cũng là nơi có nhiều tượng Phật lớn nhất. Những tượng Phật này không chỉ là điểm hành hương tâm linh mà còn là kiệt tác nghệ thuật đáng kinh ngạc.

Về Bình Thuận, viếng thăm ngôi chùa trên núi Tà Cú

Chùa Việt 14:40 23/04/2024

Nằm trên núi Tà Cú, chùa Linh Sơn Trường Thọ thu hút du khách bởi không gian thanh tịnh, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Xem thêm