Thứ năm, 07/11/2019, 15:57 PM

Những pho tượng Phật cổ quý hiếm của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar

Sáng ngày 6/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng Ngô Thị Thương vừa đưa ra trưng bày tại triển lãm Điêu khắc tượng Phật giáo hơn 100 pho tượng Phật cổ đến từ nhiều nước.

>>Tin tức Phật giáo mới nhất 

Những pho tượng Phật cổ quý hiếm của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar 1

Tượng Phật bằng đồng. ẢNH: Quỳnh Trân, Thanh Niên

111 pho tượng cổ có xuất xứ từ Việt Nam, Nhật, Trung Quốc... đã được trưng bày tại triển lãm. Trong 111 pho tượng, 80 tượng được bày biện dựa trên ý tưởng từ 80 vẻ đẹp của Đức Phật. Tượng Nhật Bản chiếm 70% bộ sưu tập, còn lại là tượng ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan... Các tượng gồm Phật Thích ca Mâu ni, Phật bà Quan âm, Phật nghìn mắt nghìn tay, được đúc, tạc bằng đồng, gỗ, ngọc, gốm, san hô... 

Bộ sưu tập pho tượng Phật cổ mang đậm nét văn hóa Phật giáo đa quốc gia. Các hiện vật này được các nghệ nhân trên thế giới chế tác kỳ công trên nhiều vật liệu khác nhau như: hổ phách, đồng, gốm sứ, gỗ, bạch ngọc, san hô... nên đa dạng và đẹp mắt.

Những pho tượng Phật cổ quý hiếm của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar 2

Tượng Quán Thế Âm. Ảnh: Thanh Niên

Bà Ngô Thị Thương - chủ nhân bộ sưu tập - cho biết bà sưu tầm phần lớn tượng Nhật vì tâm đắc với đường nét tinh xảo. "Do đặc thù địa hình dễ bị động đất, tượng ở Nhật Bản thường được làm bằng gỗ quý, nhẹ. Cách điêu khắc cũng rất chỉn chu, tinh tế. Một pho tượng làm ít nhất trong một năm, nhìn rất có hồn", bà nói. Nhiều tượng Phật của Việt Nam có niên đại từ thời nhà Tiền Lê, Lý, Trần... được làm chủ yếu bằng đồng, gốm.

Bà Thương bắt đầu sưu tập tượng Phật cách đây 30 năm. Thời trẻ, bà từng buôn bán cổ vật. Qua quá trình tìm hiểu Phật giáo, bà dần thấm nhuần và quyết tâm sưu tập tượng Phật. Có thời điểm bà gặp khó khăn tài chính, từng muốn bán một, hai tượng để có vốn tiếp tục kinh doanh. Sau đó, bà vay tiền để giữ lại các món cổ vật vì không nỡ bán. 

Những pho tượng Phật cổ quý hiếm của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar 3

Tượng Phật (đồng). Ảnh: Thanh Niên

Nhà sưu tập Ngô Thị Thương tâm sự: “Đây là tâm huyết của cả đời tôi với đề tài văn hóa Phật giáo, vì vậy mà tôi muốn tuyển chọn để đưa ra triển lãm cho mọi người chiêm ngưỡng sự tài hoa, tinh xảo của người xưa”.

Nhà nghiên cứu Phật học Trần Đình Sơn - khách tham dự sự kiện - đánh giá cao giá trị mỹ thuật của bộ sưu tập. Theo ông, triển lãm giúp người xem có cái nhìn tương quan giữa tượng Phật của Việt Nam với các nước. Chuyên gia cho biết thợ Nhật Bản luôn chi tiết, tỉ mỉ trong tay nghề, tính kỷ luật cao. Các bức tượng Nhật thường toát lên vẻ chuẩn mực, đẹp từ ngón tay, nếp áo đến bệ sen. Tượng Phật ở Thái Lan chủ yếu là tượng Thích ca do chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Nam tông. Tượng Việt Nam - đặc biệt là ở miền Nam - có phần thô sơ, chân chất hơn do thời xưa, thợ làm tượng Phật chủ yếu không chuyên, ít có làng nghề lâu đời.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn (TP.HCM) viên tịch

Trong nước 05:45 03/12/2024

Ni trưởng Thích nữ Bửu Hòa, Chứng minh Phân ban Ni giới H.Hóc Môn, viện chủ chùa Phước Thiện (xã Nhị Bình, H.Hóc Môn, TP.HCM) vừa viên tịch.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông chia sẻ về Giới luật Phật giáo cho gần 800 Tăng Ni

Trong nước 14:00 02/12/2024

Sáng ngày 02/12, tại trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM (Việt Nam Quốc Tự, quận 10), Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông – Phó Thư ký Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Cố vấn BTS GHPGVN TP.HCM – đã chủ trì buổi thuyết giảng và thảo luận chuyên đề “Giới luật Phật giáo”.

“Hãy lấy tinh thần phụng sự làm niềm vui trên bước đường đến giác ngộ giải thoát”

Trong nước 12:15 02/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024, Thượng tọa Thích Quảng Lộc - UV HĐTS, Trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang đã có buổi thuyết trình chuyên đề “Sinh hoạt Giáo hội” đến với chư hành giả khóa Kiết Đông lần thứ 2.

Tiền Giang: Thành kính tưởng niệm Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông (1308-2024)

Trong nước 13:15 01/12/2024

Sáng ngày 01/12/2024 (nhằm mùng 1 tháng 11 năm Giáp Thìn), BTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Tiền Giang đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm lần thứ 716 năm, ngày Đức vua Phật Hoàng nhập Niết Bàn 01/11 năm Mậu Thân (1308) – 01/11 năm Giáp Thìn (2024); đồng thời khai mạc khóa tu Kiết Đông lần thứ 2.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo