Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 13/08/2022, 13:46 PM

Những tội phải chịu quả báo nặng nhất là những tội gì?

Tội lỗi trên thế gian thì nhiều vô kể. Chúng ta không thể nào cùng lúc mà liệt kê hết được. Tuy nhiên, có những tội lỗi rất lớn mà chúng ta nhất định không được mắc phải. Đức Phật đã từng dạy, có 5 tội nặng nhất (Ngũ Nghịch Đại Tội) không thể tha thứ. Đây là những tội trái luân thường đạo lý.

Những tội chịu quả báo nặng nhất là gì?

Những tội chịu quả báo nặng nhất là gì?

Đó là sáu tội cực nặng, bao gồm: Lấy trộm đồ vật của Tăng và năm tội thuộc về Ngũ Nghịch Vô gián. Người không biết bộp chộp phạm phải một trong sáu tội này, thần thức sẽ bị đọa ngay lập tức vào Vô gián Địa ngục! Xếp theo thứ tự tăng dần thì sáu tội chịu quả báo nặng nhất như sau:

  1. Giết cha.
  2. Giết mẹ.
  3. Giết A La Hán.
  4. Làm thân Phật chảy máu.
  5. Phá hòa hợp Tăng chúng.
  6. Lấy trộm đồ vật của Tăng.

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy câu ca dao

“Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ Mẹ kính Cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ là đấng có công sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta. Để chúng ta có được ngày hôm nay, cha mẹ chúng ta đã trải qua biết bao gian khổ, lo toan. Chúng ta có dành cả đời để kể về công ơn của cha mẹ cũng không thể nào kể hết được. Và cho dù chúng ta có phụng dưỡng cha mẹ cả đời cũng không thể báo đáp hết được công ơn ấy. Vậy nên, tội bất hiếu là tội lỗi lớn nhất. Chỉ cần bất hiếu với cha mẹ đã phải chịu quả báo khủng khiếp rồi.

Các vị Phật, các vị Bồ Tát, A-la-hán là những vị tu hành đắc đạo. Những vị đó có đạo đức, từ bi, trí tuệ hơn người. Các vị là tấm gương để chúng ta noi theo, là nơi cho chúng ta nương tựa. Vì vậy, chúng ta phải đem lòng yêu kính, ngưỡng mộ. Chỉ cần một ý nghĩ xấu, bất kính thôi cũng đã phải mang tội lỗi rất lớn.

Tăng đoàn là nơi nhiều người tham gia tu tập tinh tấn. Chúng ta phải có trách nhiệm cúng dường, hỗ trợ cho sự phát triển tăng đoàn và Phật Pháp. Nếu chúng ta không đóng góp gì mà còn phá hoại thì đã gây ra tội lỗi lớn với thế gian, quả báo sẽ thật đáng sợ.

Ngoài 5 tội trên, Phật cũng dạy chúng ta không được phạm những tội lỗi nặng khác để tránh quả báo bị đọa vào địa ngục.

– Tội sát sinh: sinh mạng của tất cả chúng sinh rất đáng quý. Ai mà không đau đớn khi bị giết, ai mà không muốn giữ cái mạng sống của mình. Tất cả chúng sinh cho dù người hay loài vật đều như vậy. Vì vậy mà chúng ta phải tránh gây tội sát sinh. Tuyệt đối không được tham gia săn bắn, câu cá, coi săn bắn câu cá là thú vui tiêu khiển. Để giảm bớt việc sát sinh cho thế gian, chúng ta nên sử dụng các thức ăn chay vừa đảm bảo sức khỏe vừa tránh gây tội lỗi.

– Tội trộm cướp: của cải của người khác cũng quý như của mình. Mình đi cướp ngoài gây thiệt hại vật chất còn gieo sự đau khổ, thương tiếc cho người khác, gây ra sự bất ổn, lo lắng cho xã hội. Nhiều khi trộm cướp đi cùng với sát sinh nhưng trong những vụ giết người cướp của.

– Tội uống rượu, sử dụng chất gây nghiện: uống rượu hay sử dụng ma túy làm suy giảm sức khỏe, trí tuệ. Người nghiện không những không có đóng góp mà còn gây hại cho xã hội. Người nghiện dễ đi đến phạm tất cả các tội lỗi khác. Ví dụ khi cơn nghiện đến mà không có tiền để thỏa mãn thì phải đi trộm cướp, lừa đảo. Lúc đang hưng phấn trong cơn nghiện thì thể phạm tội tà dâm, sát sinh. Tội lỗi do nghiện rượu, ma túy gây ra vì vậy mà cũng thật là to lớn. Chúng ta nhất định phải tránh phạm vào những tội này.

– Tội tà dâm: người có thói tà dâm thường hay có ý nghĩ, lời nói và hành vi xấu. Họ gây ra sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình của bản thân và của người khác. Tội tà dâm tuy mang đến khoái cảm nhất thời nhưng quả báo rất khủng khiếp. Chúng ta không nên dại dột mà vướng vào.

– Tội nói láo: Phật dạy chúng ta không nên nói láo nếu lời nói của chúng ta ảnh hưởng xấu đến người khác, làm người khác đau khổ.

Những tội lỗi kể trên, chúng ta nhất định không được mắc phải. Chúng ta cũng phải cảnh báo, khuyên răn những người xung quanh. Đối với những người đã có lỡ lầm. Chúng ta phải biết yêu thương họ, giúp họ sám hối làm lại cuộc đời để tránh lún sâu vào tội lỗi. Nên nhớ, sự sám hối thành tâm chỉ để không phải lún sâu thêm vào tội lỗi chứ không thể tiêu trừ tội lỗi hết được. Những gì gây ra phải chịu quả báo. Vì vậy đừng ai có suy nghĩ dại dột cứ thử phạm tội rồi sau này sám hối.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm