Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 12/03/2021, 14:07 PM

Ni trưởng Tịnh Nguyện: Người đi gieo hạt Bồ Đề

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Phân ban Ni giới Trung Ương, Trụ trì chùa Phước Hải (quận 10, thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời là Viện chủ chùa Dưỡng Chân Tuệ Uyển ở Long Thành (Đồng Nai).

Nhân duyên xuất gia

Ni trưởng bén duyên với đạo Phật từ thuở ấu thơ. Vì gia đình ở cận một ngôi chùa làng, mới tám tuổi Ni trưởng đã được bà nội và mẹ dẫn vào chùa làm công quả, đến 11 tuổi thì xuất gia đầu Phật. Thân phụ của Người làm công chức, vốn rất nghiêm khắc nên ban đầu, ông không đồng ý cho Ni trưởng đi tu. Nhưng có lẽ do nhân duyên sâu dày với Tam Bảo, cuối cùng, ông đành nhượng bộ.

Với chí nguyện độ sanh được nung nấu từ khi còn là một chú tiểu Ni, Người đã không ngừng nỗ lực để thực hiện được tâm nguyện của mình.“Lúc bé tôi thích đi tu lắm, ở chùa thì không sao nhưng về nhà lại ốm đau mãi nên ông chấp nhận cho tôi ở chùa. Ngày đó, người dân quê quan niệm hễ đứa trẻ bị bệnh mà gửi vào chùa sẽ được mạnh khỏe. Ông nội tôi không khuyến khích nhưng cũng không ngăn cản tôi đi tu. Vốn là nhà giáo rất giỏi chữ Nho, ông dạy tôi những bài căn bản trong sách giáo khoa thư và kinh Nhật tụng (những bài kinh sám lễ hằng ngày của Phật giáo). Thời đó, đất nước còn khó khăn, người ta quan niệm con gái không cần học nhiều và các tiểu ni cũng vậy. Chúng tôi không được học hành gì cả, chỉ đi chăn bò, chăn trâu và phục vụ trong chùa. Nhưng bản tính thích học, khi rảnh rỗi tôi lại tranh thủ học chữ Hán”, Ni trưởng cười chất phác khi kể về nhân duyên xuất gia của mình.

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Phân ban Ni giới Trung Ương, Trụ trì chùa Phước Hải (quận 10, thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời là Viện chủ chùa Dưỡng Chân Tuệ Uyển ở Long Thành (Đồng Nai).

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Phân ban Ni giới Trung Ương, Trụ trì chùa Phước Hải (quận 10, thành phố Hồ Chí Minh), đồng thời là Viện chủ chùa Dưỡng Chân Tuệ Uyển ở Long Thành (Đồng Nai).

Vân du học đạo

Ở chùa làng vài năm, Người được gởi ra chùa Vân Hồ (Hà Nội) làm Sa-di Ni. Lúc này thầy (sư phụ) và thân sinh của Người đều quy tây. Tuy nhiên, ở đây các Sa di ni cũng chỉ tu tập và học gia giáo, chứ cũng không học văn hóa. Nhưng vì rất ham học, lúc nào Người cũng tâm niệm và mong muốn học hỏi cả nội điển lẫn ngoại điển. Khi nghe nói ở Huế và miền Nam có trường cho người xuất gia học đạo và học văn hóa, Người mừng rỡ và thích lắm. “Chân trời tri thức rất rộng mở mà mình ở chùa làng lại không được học hành gì, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi luôn mơ ước được đi học, được làm cô giáo, được mở trường học, mở bệnh viện giúp người nghèo, giúp đỡ Tăng, Ni”, Ni trưởng tâm sự.

Khi biết được Hội Phật học Trung phần cho thành lập trường Trung học Bồ Đề đầu tiên ở Huế do Hòa thượng Thích Minh Châu (lúc đó mới là Thượng tọa) làm hiệu trưởng (1951), Ni trưởng (khi ấy còn là một Sa-di Ni) đã rủ mấy người bạn ở Hải Phòng cùng đi. Duyên lành đưa đến, trong năm đó, Hội nghị Thống nhất Phật giáo ba miền tại chùa Từ Đàm (Huế) diễn ra, các chú sa di ấy được sư thầy Tịnh Bích dắt vào cố đô tu tập. Tại Ni trường Diệu Đức, Người đã được tu học Nội điển dưới sự chỉ dạy của quý sư bà. Như cá gặp nước, Người rất tinh tấn trong việc tu học và nghiên cứu nội điển, hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện.

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện gắn liền với hình ảnh bình dị và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thiền môn cũng như các Phật sự tại TP.HCM.

Tiếng chuông chánh niệm: Chân dung Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện gắn liền với hình ảnh bình dị và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thiền môn cũng như các Phật sự tại TP.HCM.

Ni trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện gắn liền với hình ảnh bình dị và gần gũi trong đời sống sinh hoạt thiền môn cũng như các Phật sự tại TP.HCM.

Con đường hoằng hoá

Ở Diệu Đức một thời gian, Người tình nguyện tham gia vào làm việc tập sự trong Bệnh viện Trung ương Huế. Khi ấy, Người thấy các sơ (tu nữ Công giáo) hoạt động tích cực, năng động trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, từ thiện… Các vị linh mục và sơ hoạt động giáo dục từ rất sớm, lôi kéo được nhiều người trẻ và thành công trong các hoạt động giáo dục giới trẻ. Chính điều đó đã thôi thúc Ni trưởng quyết tâm thực hiện công tác giáo dục của mình.

Ni trưởng nhận thấy người xưa hay nghĩ rằng: Phật giáo chỉ giành cho người già. Vì vậy, dân gian thường có câu “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Thực ra, đức tin của người già thường theo hướng tín ngưỡng, không đủ sức khỏe và sự sáng tạo trong các sinh hoạt, nghiên cứu Phật giáo. Ni trưởng không muốn Phật giáo chỉ quanh quẩn trong những tín ngưỡng đơn thuần như: cầu an, cầu siêu hay cứu tế, chuẩn bần mà phải có trường lớp đàng hoàng để giáo dục giới trẻ.

Người muốn đem những giá trị cao đẹp và thiết thực của Phật giáo để truyền lại cho các thế hệ sau. Hình ảnh trường học thế pháp do Hòa thượng Thích Nhất Hạnh mở đã thắp sáng cho Người con đường chinh phục tri thức, thôi thúc ý nguyện nhập thế. Từ đó, Người quyết định đi học bên ngoài để có cơ hội thực hiện ý nguyện của mình, bằng việc vân du khắp nơi từ Nha Trang đến Sài Gòn, vừa học vừa giảng dạy ở các trường Bồ Đề.

Sau đó, Người quyết tâm thi đỗ vào Đại học Sư phạm, Đại học Văn Khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, đồng thời theo học tại Đại học Vạn Hạnh. Sau khi học xong, Ni trưởng phát nguyện sẽ giúp đỡ người trẻ, nhất là các thanh – thiếu niên. Vì nhận thấy sự năng động ở giới trẻ, Người tin rằng chính họ mới làm cho đạo Phật luôn có sinh khí và xã hội tươi mới, đẹp đẽ hơn. Nhằm thực hiện điều này, Người mong muốn các em có cơ hội học hành, hiểu biết giáo lý để sống tốt đời, đẹp đạo.

Vì thế, Ni trưởng đã tiếp nhận và từng bước xây dựng chùa Phước Hải ở đường 3 tháng 2 (quận 10, thành phố Hồ Chí Minh). Đây là địa chỉ quen thuộc với rất nhiều thế hệ thanh, thiếu niên Phật tử, các học sinh, sinh viên thành phố, đặc biệt là các bạn ở Đại học Kinh tế, Đại học Sư phạm Sài Gòn, phân viện của Học viện Hành chính Quốc gia… Được biết, chùa Phước Hải vốn là ngôi thảo am của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Mật Tri dựng lên năm 1951, tại đường Trần Quốc Toản (thuộc khu Hòa Hưng, quận 3), cho chư Tăng miền Trung vào Sài Gòn học văn hóa. Đến năm 1956, được giao cho Hòa Thượng Tâm Châu cùng chư tăng miền Bắc vào tu học và sinh hoạt. Sau này, giao lại cho quý Ni sư miền Bắc như Ni sư Đàm Lan, Ni sư Đàm Lựu, Ni sư Tịnh Bích, Ni sư Tịnh Nguyện, Ni sư Diệu Minh… trông nom.

NT.Thích Nữ Tịnh Nguyện và các em học sinh ở vùng cao

NT.Thích Nữ Tịnh Nguyện và các em học sinh ở vùng cao

Hòa thượng Thích Hiển Tu – Chân dung bậc Long tượng Phật giáo

Năm 1960, khi Ni trường Dược Sư và Từ Nghiêm thành lập, quý ni sư lần lượt nhập học. Chùa Phước Hải được giao cho Ni trưởng Tịnh Nguyện quản lý. Và đây là một trong những cơ sở tranh đấu của Tăng Ni, sinh viên, học sinh chống lại chế độ Ngô Đình Diệm vào năm 1963.Từ khi tiếp nhận chùa, Ni trưởng Tịnh Nguyện (lúc đó mới là Ni sư) vừa lo sửa chữa, xây dựng lại tịnh thất, vừa lo tiếp độ Ni chúng và thực hiện tâm nguyện: Đưa giáo dục Phật giáo đến với giới cư sĩ Phật tử, đặc biệt là giới trẻ. Năm 1964, để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên tỉnh xa về theo học các trường đại học ở Sài Gòn, chùa Phước Hải đã thành lập cư xá nữ sinh viên, hoạt động đến năm 1970.

Từ năm 1968 – 1970, Ni trưởng giảng dạy tại trường Trung học Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên và thành lập trường Trung Tiểu học Mê Linh vào năm 1970, ngay trong khuôn viên chùa và đích thân Ni trưởng Tịnh Nguyện làm hiệu trưởng. Nhưng sau năm 1975, trường ngưng hoạt động, chính quyền địa phương trưng dụng để tiếp tục dạy học.

Trong bối cảnh Việt Nam những năm đầu mới giành được độc lập còn nhiều khó khăn, toàn quốc tham gia vào công cuộc tái thiết. Năm 1980, nhận thấy Tổ chức Gia đình Phật tử là mô hình giáo dục bổ ích cho thanh, thiếu niên Phật tử, Ni trưởng Tịnh Nguyện đã cho phục hoạt hệ thống, thành lập Gia đình Phật tử Giác Hạnh. Đây là tổ chức giáo dục cho thanh, thiếu niên đầu tiên tại chùa Phước Hải vẫn còn sinh hoạt cho đến ngày nay.

Năm 1998, Ni trưởng Tịnh Nguyện tập trung toàn tâm, toàn lực vào việc trùng tu chùa Phước Hải thành trụ xứ cho chư ni, lần lượt xây dựng chánh điện, tổ đường, thư viện, ni phòng, gác chuông, đoàn quán Gia đình Phật tử Giác Hạnh. Ngoài ra, chùa còn có phòng khám và phát thuốc Đông y giúp đỡ Tăng ni, người nghèo. Đặc biệt, thư viện chùa đã thu hút rất nhiều sinh viên lui tới học tập, nghiên cứu. Khi số lượng sinh viên đến chùa ngày một đông và thường xuyên, các em đã xin Ni trưởng cho phép thành lập Hội sinh viên vào cuối năm 1998.

Ngày nay, chùa Phước Hải là nơi duy nhất có Hệ thống Gia đình Phật tử tại quận 10 (thành phố Hồ Chí Minh), quy tụ nhiều học sinh – sinh viên tham gia sinh hoạt. Có thể nói, chùa Phước Hải phát triển như ngày hôm nay đều nhờ niềm tin kiên cố, ý chí vững chãi và sự dấn thân không biết mệt mỏi của Ni trưởng Tịnh Nguyện.

Ni Trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện.

Ni Trưởng Thích Nữ Tịnh Nguyện.

Gieo hạt từ tâm

Vào thập niên 80, Ni trưởng về Long Thành (Đồng Nai) thành lập chùa Dưỡng Chân Tuệ Uyển. Trong thời gian này, dân cư ở đây vẫn còn thưa thớt, chủ yếu là những người di cư vào làm kinh tế mới. Bấy giờ, Long Thành vẫn còn là một vùng kinh tế mới với muôn trùng khó khăn. Ban ngày, Ni trưởng cùng các đệ tử cuốc đất, đào tranh, ban đêm thầy trò quây quần bên ngọn đèn dầu tụng kinh, niệm Phật.

Dù khó khăn đến vậy, Ni trưởng vẫn mang tâm nguyện xây dựng nơi đây thành một đạo tràng trang nghiêm để đào tạo ni chúng và cho bà con Phật tử có nơi hướng về cội nguồn tâm linh. Vì vậy, năm 1990, Người cho xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện và các dãy ni xá. Đặc biệt, quyết không để các em nhỏ chịu cảnh mù chữ, giai đoạn 1989 – 2003, Người mở lớp học Tình thương (từ mẫu giáo đến lớp 5) với 150 em học sinh và dạy Anh văn miễn phí cho học sinh Trung học cơ sở trong ba tháng hè. Khi các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động, thu hút công nhân khắp nơi đổ về, với nhu cầu gửi trẻ của tầng lớp lao động phổ thông, năm 2003, lớp học Tình thương đổi thành trường mầm non . Lúc đầu chỉ 30 – 40 em, sau tăng dần lên, đến nay đã có khoảng 200 em. Hiện tại, trường Mầm Non Tuệ Uyển đã cưu mang, nuôi dưỡng bao thế hệ trẻ thơ trong suốt 35 năm qua, với tình thương yêu vô bờ của bậc Ni trưởng khả kính.

Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện trao lộc xuân đến công nhân môi trường.

Ni trưởng Thích nữ Tịnh Nguyện trao lộc xuân đến công nhân môi trường.

Chân dung thập đại đệ tử xuất sắc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Các con của Người giờ đây đã trải khắp Á – Âu, nhiều người có đủ học hàm học vị, nhưng khi tựu về dưới mái chùa Phước Hải, vẫn quỳ bên chân Người như thuở còn thơ. Trải bao tuế nguyệt, mái đầu ấy giờ đã pha sương nhưng trái tim vẫn tràn đầy tình thương và sự nhiệt huyết. Những hạt bồ đề Người gieo mầm năm xưa, giờ đây đang trổ cành, xanh lá, đã và đang dâng cho đời những quả ngọt hoa thơm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ni trưởng Diệu Không và một đời bát kỉnh thị y

Chân dung từ bi 16:39 23/10/2024

Ni trưởng Thích nữ Diệu Không là một trong những bậc danh Ni thời hiện đại của Phật giáo Việt Nam. Tuy xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, nhưng Sư trưởng đã một lòng xả tục cầu chơn, xuất gia đầu Phật, hành Bồ-tát đạo.

Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn và sự nghiệp “trồng người”

Chân dung từ bi 09:20 23/10/2024

Vốn là một bậc thầy mô phạm của nhiều thế hệ Ni lưu suốt những năm tháng dài tại thế, Ni trưởng thượng Giác hạ Nhẫn (1919-2003) được biết đến như một ngôi sao sáng của Ni bộ Bắc Tông giữa thế kỷ XX.

Giáo sư Angraj Chaudhary: Ngài Thích Minh Châu mà tôi biết

Chân dung từ bi 10:45 22/10/2024

Thư của Giáo sư Angraj Chaudhary được dịch và đọc tại Hội thảo về Trưởng lão HT. Thích Minh Châu (1918-2012) vào ngày 20/10/24 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, nhân dịp Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (1989-2024) vào ngày 19-20/10/2024.

Nhớ về Hòa thượng Thích Minh Châu - Đường Tăng của Việt Nam

Chân dung từ bi 08:05 19/10/2024

Những ngày này tôi dành trọn thời gian để đọc lại, tư duy, suy ngẫm, trải nghiệm một số bản Kinh trong Nikaya gồm Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Tăng Chi Bộ và Tiểu Bộ.

Xem thêm